Tăng cường công tác quản lý thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giai cấp địa chủ Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ từ đầu thế kỷ XX đến trước cuộc cải cách ruộng đất[ (Trang 75)

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản thì ngay từ khâu đầu, khâu thẩm định dự án cũng phải chú ý ở đây đòi hỏi chủ đầu tư, công ty tư vấn và cơ quan thẩm định (Phòng KH & ĐT) phải kiện toàn đội ngũ cán bộ, chuyên gia trực tiếp trong công tác này để nâng cao trình độ và chuyên sâu, tham mưu đề xuất với UBND huyện có được những chính sách đầu tư chính xác đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư. Đặc biệt với những dự án vay vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, phải phân tích rõ phương án kinh doanh, nghĩa vụ tài chính theo chế độ của Nhà nước, đảm bảo việc làm tăng thu nhập cho cán bộ, công nhân của doanh nghiệp, kiên quyết không đầu tư cho những dự án không bảo toàn vốn vay gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước. Trong quá trình thẩm định dự án, dự án có liên quan đến chuyên môn của ngành nào thì nhất thiết phải có ý kiến thẩm định của ngành đó, Sở KH & ĐT chịu trách nhiệm tổng hợp, trình UBND huyện quyết định. Công tác thẩm định phải bám sát theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước, trong công tác cấp vốn cho công

trình xây lắp, phải triệt để công tác cấp phát vốn, chỉ cấp phát theo khối lượng đã làm.

Nguồn vốn thuộc ngân sách nhỏ so với nhu cầu xây dựng cần làm, việc huy động vốn cho công trình rất cần thiết. UBND huyện sẽ cam kết với những nhà ứng vốn (không tính lãi suất cho công trình) tranh thủ nguồn hỗ trợ của các ngành của TW, vốn của tổ chức ngoài viện trợ và huy động trong nhân dân một công trình có thể đầu tư từ nhiều nguồn vốn thông qua việc lồng ghép với các nguồn vốn của chương trình mục tiêu để việc đầu tư có sự thống nhất và hiệu quả, tránh hiện tượng không đầu tư và đầu tư không dứt điểm. Chủ tịch UBND huyện giao cho ban chỉ đạo chương trình quốc gia của huyện chịu trách nhiệm lông ghép các chương trình. Sau khi việc thẩm định dự án được chấp nhận thì xem xét đến việc lựa chọn thi công xây lắp công trình cần quản lý chặt chẽ hoạt động này.

 Đối với việc lựa chọn thi công: Với hai hình thức chủ yếu là tự thi công và giao thầu. Do vậy phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy chế đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước ban hành, tránh những tiêu cực đã được đề cập ở phần trên.

 Đối với giai đoạn chuẩn bị thi công: Đây là khâu có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ, chất lượng và chi phí xây dựng công rình từ đó sẽ có tác động mạnh tới hiệu quả của công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy cần phải:

- Yêu cầu các chủ đầu tư phải có đủ thủ tục xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành như: Có báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế dự toán, có kết quả đấu thầu hay chỉ định thầu được phê duyệt của cấp chính sách thẩm quyền, cố vốn đầu tư hoặc khả năng huy động vốn đầu tư, có giấy phép xây dựng mới được khởi công xây dựng. Phòng Kế hoạch và Đầu tư theo dõi việc triển khai công tác này, báo cáo định kỳ hàng quý với UBND huyện. Đồng thời các cơ quan, ban ngành có liên quan theo dõi, giám sát và quản lý hoạt động đầu tư xây dựng theo đúng chức năng của mình.

- Tham gia vào quá trình xét chọn phương án thiết kế, tổ chức thi công, tiến độ thi công để đảm bảo sự thống nhất giữa các phương án được lựa chọn và kế hoạch đầu tư. Chú ý đảm bảo dự toán thi công xây dựng sao không được lớn hơn vốn đầu tư dành cho xây lắp ghi trong dự toán thiết kế đã được duyệt.

 Với giai đoạn thi công xây lắp:

- Để tránh tình trạng lãng phí lớn vốn đầu tư mà không đem lại hiệu quả mong muốn. Trong quá trình thi công xây lắp, cần sử dụng những loại vật liệu, vật tư đúng quy cách, vật liệu chỉ thay đổi khi có yêu cầu của cơ quan thiết kế, không tuỳ tiện quy cách, chất lượng vật liệu. Điều này làm cho giá dự toán của công trình được đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng công trình.

- Cũng trong quá trình thi công nếu biết tổ chức lao động hợp lý, khoa học, giảm tỷ lệ hao hụt vật tư khi vận chuyển và sử dụng, tận dụng tốt công suất máy móc và thời gian thi công trên công trường.... Thì chắc chắn sẽ hạ được giá thành xây lắp trong xây dựng.

- Thực tế mà chúng ta thường thấy trong quá trình thi công xây lắp gặp phải là khối lượng phát sinh thêm cần phải xử lý. Nhiều khi trong thanh toán những khối lượng phát sinh thêm, bên B thường khai tăng thêm. Vì vậy, nếu các ban quản lý công trình (bên A) thiếu kinh nghiệm hoặc giám sát thi công không chặt chẽ dễ dàng chấp thuận khối lượng bên B khai không hợp lý, dẫn đến tổn thất lớn mà chất lượng công trình không biết có đảm bảo hay không. Nếu gặp những khối lượng phát sinh thêm mà giá trị dự toán lớn (khoảng 100 triệu đồng) thì cần thành lập hội đồng để tính toán, xác minh lại khối lượng cho chính xác và làm cố vấn cho bên A trong quá trình thanh toán cho bên B.

 Với công tác chuẩn bị sản xuất.

Bất cứ công trình xây dựng nào cũng sẽ đến lúc hoàn thành và đưa vào sử dụng nếu như không có trục trặc gì, sản xuất (hay phục vụ) là mục đích cuối cùng của đầu tư xây dựng cơ bản. Muốn công trình được nhanh chóng đưa vào phục vụ nhằm sớm phát huy hiệu quả của đầu tư, thì công tác chuẩn

bị sản xuất phải được tiến hành với tiến độ thi công. Nội dung của công tác này gồm:

- Chuẩn bị về mặt tổ chức quản lý công trình.

- Chuẩn bị về các văn bản kỹ thuật để sản xuất, để làm căn cứ chỉ đạo. - Chuẩn bị máy móc, dụng cụ nguyên liệu.

- Sản xuất thử: nếu công tác chuẩn bị được làm tốt thì có thể nhanh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giai cấp địa chủ Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ từ đầu thế kỷ XX đến trước cuộc cải cách ruộng đất[ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)