2.2.1. Chủ trương và chính sách đầu tư trong XDCB của Huyện
Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010, tầm nhìn 2020, Huyện uỷ, Hội đồng Nhân dân và UBND Huyện Đông Anh đã xác định rõ phát triển kinh tế – xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm. Dự kiến đến năm 2010 sẽ đưa Đông Anh cơ bản trở thành một huyện công nghiệp nhằm chuẩn bị cho việc thành lập Quận Bắc Thăng Long. Để thực hiện được mục tiêu này, đầu tư xây dựng cơ bản giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Xuất phát từ tinh thần đó, Huyện Uỷ, UBND huyện đã có những quan điểm, chính sách nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cả trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể là:
Tiếp tục thực hiện 3 đề án của Thành Uỷ về: Nâng cao hiệu quả kinh tế; cải cách hành chính; cải thiện môi trường xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đậi hội Đảng bộ huyện Đông Anh lần thứ XXVI và các chương trình trọng tâm, dự án trọng điểm của Ban chấp hành Đảng bộ huyện. Trong đó tập trung vào một số nội dung chính sau:
- Tiếp tục thực hiện tốt và phối hợp chặt chẽ trong công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đặc biệt là các dự án cơ diện tích thu hồi đất lớn, đảm bảo “Công bằng, công khai, dân chủ, đúng pháp luật và đúng tiến độ. Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, tăng cường quản lý đô thị, an toàn giao thông, quản lý trật tự hè đường. Tăng cường quản lý về đất đai và cấp phép xây dựng.
- Tập trung chỉ đạo, tích cực thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức dự án, đặc biệt là các dự án trọng tâm, trọng điểm: Triển khai thi công đường kinh tế Miền đông, đường quốc lộ 3 - cụm công nghiệp vừa và nhỏ Đông Anh, hạ tầng khu đấu giá bắc đường 23B, các công trình chuyển tiếp của thời gian trước. Khẩn trương triển khai chuẩn bị đầu tư dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại trung tâm Huyện, dự án nâng cấp trung tâm y tế Huyện, dự án xây dựng trường phổ thông trung học Miền Tây và một số dự án đầu tư khác.
- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản theo cả chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao khả năng thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật chuẩn bị cho việc thành lập quận Bắc Thăng Long trong thời gian tới.
Đến cuối năm 2005 số đường huyện đã được trải nhựa 60%, 80% cơ sở trường học phổ thông được xây dựng kiên cố. Hệ thống bệnh viện trạm xá nâng cấp. Huyện đã thành lập 2 cụm công nghiệp là (Bắc Thăng Long, và thị trấn Đông Anh). Đã thu hút được các nguồn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế. Đến hết năm 2005 Đông Anh đã thu hút được 15 dự án lớn, đặc biệt đã thu hút được 4 dự án đầu tư nước ngoài, 5 dự án đầu tư của ngoại tỉnh với tổng số vốn đăng ký là 52 triệu USD, đến nay đã có 3 dự án đầu tư nước ngoài và 9 dự án đầu tư ngoại tỉnh đi vào hoạt động. Vốn thực hiện 37 triệu USD, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện tăng lên rất nhanh từ 135 tỷ đồng năm 2003 lên 605 tỷ đồng năm 2005 Đời sống của nhân dân trong huyện ngày càng được nâng cao. Những thành tựu trên nhờ một phần lớn tác dụng của đầu tư xây dựng cơ bản. Để thấy rõ vấn đề này, trước tiên chúng ta xem xét nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Đông Anh thời kỳ 2003-2005. (Nguồn: Phòng Kinh tế - Kế hoạch Huyện)
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện Đông Anh ĐVT: Triệu đồng TT Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 1 Vốn vay 46.500 68.792 115.340 2 Vốn ngân sách 11.000 12.900 15.800
3 Thu đấu giá quyền sử dụng đất 16.000 19.500 23.000
4 Nguồn vốn khác 570 905 1.200
Tổng 74.070 102.097 155.340
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội huyện Đông Anh
Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB trên ta nhận thấy, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư XDCB tăng đều hàng năm. Điều này chứng tỏ đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ phát triển kinh tế xã hội luôn được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Huyện nhằm thực hiện thắng
lợi chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện trong thời gian tới.
2.2.2. Thực trạng cơ cấu vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Đông Anh
* Vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh tế quốc dân.
Đánh giá tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo ngành kinh tế, giúp cho chúng ta thấy được quy mô khối lượng phân bổ vào các ngành kinh tế như thế nào, để từ đó đánh giá được sự ảnh hưởng của các ngành tới sự phát triển kinh tế xã hội của Huyện nói riêng và của Thủ đô nói chung.
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp vốn đầu tư XDCB theo ngành kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
STT Ngành kinh tế Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Nông nghiệp, thuỷ lợi 2.513 3.054 5.421
2 Công nghiệp, xây dựng 12.670 14.143 18.206
3 Vận tải, kho bãi, thông
tin liên lạc 20.560 25.893 37.532 4 Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng 22.320 31.560 49.500 5 Giáo dục 8.970 12.000 16.568
6 Y tê, cứu trọ xã hội 2.202 3.980 5.050
7 Văn hoá, thể thao 850 1.120 1.677
8 Các lĩnh vực khác 230 465 891
Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Đông Anh Ngành nông nghiệp, thuỷ lợi: Như chúng ta đã biết 80% dân số của Đông Anh sống bằng nghề nông, diện tích đất nông nghiệp là 2.500 ha. Cùng với chiến lược phát triển chung của đất nước, trong mấy năm gần đây Đông Anh đã và đang có chiến lược đầu tư mạnh cho nông nghiệp nhằm hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Ngành nông nghiệp và thuỷ lợi của Đông Anh cũng được đầu tư đáng kể so với thời kỳ 2000 - 2003. Khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung cho ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, năm 2003 là 37,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,3%; năm 2004 giảm hơn, từ năm 2005 đến 2006 có xu hướng tăng. Năm 2005 là 39,98 tỷ đồng, chiếm 10,3%; năm 2000 là 39,24 tỷ đồng, chiếm 9,7%. Tổng khối lượng vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp, thuỷ lợi bao gồm cả vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương quản lý khoảng 140 tỷ đồng thời kỳ 2003 – 2006. Trong đó vốn ngân sách trung ương quản lý đầu tư vào các công trình trọng điểm như kênh dẫn nước toàn huyện, dự án nâng cấp đê điều, duy tu bảo dưỡng đê điều, kè đập ... Ngân sách địa phương quản lý đầu tư vào việc xây dựng các trạm bơm, kênh dẫn nước nhỏ, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y ... Đến nay đã có khoảng 40 trạm bơm công suất từ
2x2500 – 12x2500m3/h được xây dựng và kiên cố được khoảng 200km kênh
mương nội đồng. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển ngành nông nghiệp của huyện Đông Anh.
Ngành công nghiệp, xây dựng: là ngành có khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tương đối lớn trong các ngành kinh tế quốc dân của Huyện. Năm 2003 là 40,825tỷ đồng, chiếm 14,6%; năm 2004 là 35,181tỷ đồng, chiếm 16%; năm 2005 là 56,257 tỷ đồng, chiếm 14,5%; năm 2006 là 61,243 tỷ đồng, chiếm 15,1% tổng khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong các ngành kinh tế.
Với xu hướng tăng dần của vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong thời kỳ 2003 – 2006, tỷ trọng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành công nghiệp giữ ở vị trí tương đối ổn định.
Nhờ vị trí thuận lợi, Đông Anh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Thành phố Hà Nội, với lợi thế 23 km đường 3A trên địa bàn Huyện, 8 km đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài, cùng với chính sách thu hút đầu tư có hiệu quả, Đông Anh đã thu hút được 8 dự án đầu tư nước ngoài và 27 dự án đầu tư của trong nước. Đây là các dự án tập trung vào phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn Huyện. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù có ít dự án nhưng khối lượng vốn đầu tư đăng kí thực hiện lại chiếm tỷ trọng khá lớn và đầu tư vào những ngành có trình độ khoa học công nghệ cao như sản xuất lắp giáp ti vi, sản xuất lắp giáp phụ tùng ô tô, xe máy...Các doanh nghiệp
trong nước đầu tư vào Đông Anh trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng như may mặc, đồ nội thất, đồ uống... Đây là lĩnh vực không kém phần quan trọng để khai thác tiềm năng và thế mạnh của Huyện về lao động, sản phẩm từ nông nghiệp.
Ngành vận tải kho bãi, thông tin liên lạc: Đông Anh là một Huyện nghèo so với các địa phương khác trong địa bàn Thủ đô, cơ sở hạ tầng yếu kém, mấy năm gần đây nhờ sự giúp đỡ của Thành Uỷ và các tổ chức quốc tế. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành này thời kỳ 2003 – 2006 chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Các dự án của trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 3A và dự án xây dựng cầu Đông Anh nhằm rút ngắn khoảng cách về địa lý từ Đông Anh đến Hà Nội và các địa phương khác, phát triển ngành bưu điện. Nguồn vốn cho xây dựng cơ bản của ngành này chủ yếu là nguồn từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn trong dân chiếm tỷ trọng ít.
Trong thời kỳ này các tuyến đường liên thành phố, huyện như 39A, 200, 19, 38, 39B, 201, 202, 205, 206, 208... và một loạt các con đường khác đã và đang được cải tạo mở rộng. Đặc biệt con đường 34A chạy từ Cầu Đuống xuống thị trấn Đông Anh, đường này đang được cải tạo mở rộng. Đây là con đường huyết mạch của Huyện, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Anh.
Đối với lĩnh vực quản lý Nhà nước, an ninh quốc phòng: Đông Anh là một huyện còn nghèo, cơ sở vật chất của khu vực này còn thiếu thốn. Do vậy mấy năm gần đây khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản được tập trung nhiều hơn. Năm 2003 là 13,375 tỷ đồng chiếm 4,8%; năm 2004 là 15,212 tỷ đồng chiếm 6,9%; từ năm 2005-2006 có sự tăng lên đáng kể do Thành phố trực tiếp đầu tư vào các công trình nhà ở, trụ sở làm việc của các ban ngành cấp Huyện, xã... Năm 2005 là 6,554 tỷ đồng chiếm 15%; đến năm 2006 là 8,227 tỷ đồng chiếm 18,3%. Hầu hết các cơ quan ban ngành của huyện Đông Anh cùng với các phòng ban, UBND cấp huyện được xây dựng mới.
Ngành giáo dục đào tạo: Đây là ngành có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Đông Anh nói riêng cũng như của toàn thành phố nói chung. Trong mấy năm gần đây ngành này được quan tâm nhiều hơn, khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, năm 2003 là 33,182 tỷ đồng chiếm 11,8%; năm 2006 là 34,125 tỷ đồng chiếm 8,6%. Mặc dù đã
được quan tâm nhiều hơn song khối lượng vốn đầu tư vào khu vực này vẫn chiếm tỷ trọng thấp, hơn nữa khối lượng vốn đầu tư cho khu vực này chủ yếu cho xây dựng kiên cố các trường học, chưa quan tâm đến việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, sinh viên trong các trường học.
Ngành y tế, cứu trợ xã hội: Ta thấy rằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành này tăng lên liên tục, năm 2003 là 6,69 tỷ đồng, chiếm 2,4%; năm 2006 là 21,52 tỷ đồng, chiếm 5,3%. Điều này biểu hiện sự quan tâm của Chính quyền Huyện Đông Anh tới sức khoẻ và đời sống của nhân dân nhiều hơn. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngành này tập trung vào cải tạo, mở rộng, xây dưng mới các bệnh viện tuyến huyện và xã. Do đó đã làm cho cơ sở vật chất của ngành y tế không ngừng được tăng lên đáp ứng phần lớn việc khám chữa bệnh cho người dân trong Huyện.
Ngành văn hoá thể thao: Thời kỳ này được quan tâm nhiều hơn, khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2004 là 16,58 tỷ đồng, chiếm 5,9%; năm 2004 là 24,1825 tỷ đồng, chiếm 11%; năm 2006 là 27,4 tỷ đồng chiếm 6,8%. Nguồn vốn này tập trung xây dựng các trung tâm văn hoá xã, huyện, và sự nghiệp báo chí, phát thanh truyền hình,... các công trình lớn như đài tưởng niệm liệt sĩ của huyện, nhà làm việc, triển lãm văn hoá thông tin, nhà văn hoá thiếu nhi, hội văn học nghệ thuật, trường nghiệp vụ thể dục thể thao, nhà làm việc một số tổ chức đoàn thể trong lĩnh vực văn hoá - xã hội...
Đối với lĩnh vực phục vụ cá nhân và cộng đồng: Lĩnh vực này được quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây vào việc đầu tư xây dựng các hệ thống dịch vụ như khu vui chơi giải trí; phát triển hệ thống điện nước ở trung tâm huyện, thị trấn, các khu công nghiệp... Với khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho năm 2003 là 8,39 tỷ đồng, chiếm 3%, năm 2006 là 24,2 tỷ đồng, chiếm 6%. Song lĩnh vực này có vị trí rất quan trọng trong việc xây dựng hệ thống điện, nước cho các trung tâm huyện, thị trấn, các khu công nghiệp... Đảm bảo cung cấp điện, nước phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Ngành này kết hợp cùng với các ngành khác thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Anh, làm cho Đông Anh ngày càng phát triển hoà nhập cùng với xu hướng phát triển chung của Thủ đô nói riêng và cả Nước nói chung.
* Cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư xây dựng cơ bản phản ánh nội dung của vốn đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm:
- Vốn cho xây lắp.
- Vốn cho mua sắm thiết bị. - Vốn kiến thiết cơ bản khác.
Bảng 2.6: Cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Đông Anh
ĐVT: Triệu đồng
STT Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Vốn cho xây lắp 65.700 84.890 112.530
2 Vốn cho mua sắm thiết bị 23.000 29.580 37.200
3 Vốn kiến thiết cơ bản khác 7.641 8.050 12.389
4 Tổng 96.341 122.520 162.119
Nguồn: Phòng tài chính - Kế hoạch huyện Đông Anh
Từ cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư xây dựng cơ bản có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế của một ngành hoặc một quốc gia. ở các nước tư bản phát triển người ta coi trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản dùng cho việc mua sắm máy móc thiết bị cơ bản khác.
ở các nước tư bản tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho việc mua sắm máy móc thiết bị chiếm 60-70% tổng khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các dự án thuộc ngành công nghiệp
Qua bảng mô tả cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo một số ngành kinh tế thì vốn cho xây lắp chiếm tỷ trọng quá lớn từ 62,5%-81,5%
69% 23%
8%
Biểu đồ 2.1. cơ cấu kỹ thuật vốn đầu tư XDCB
X©y l¾p
Mua s¾m thiÕt bÞ KiÕn thiÕt c¬ b¶n
trong các ngành nông nghiệp, thuỷ lợi; vận tải kho bãi, thông tin liên lạc; văn hoá thể thao; quản lý Nhà nước; giáo dục đào tạo;... hai ngành còn lại là ngành công nghiệp và xây dựng, vốn cho xây lắp là 51,95%. Nhìn chung vốn cho xây lắp là chưa hợp lý vì thực tế thấy rằng vốn cho xây lắp chỉ có tác dụng tạo nên phần vỏ bao che cho công trình, nó không trực tiếp tạo ra sản