vốn XDCB trên địa bàn Huyện Đông Anh
2.4.1. Trong khâu sử dụng vốn
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đông Anh thời kỳ 2003 - 2006 trên 10% năm trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của cả nước là 7,5%/ năm. Do Đông Anh là một huyện còn nghèo, có xuất phát điểm thấp so với mặt bằng chung của cả nước do vậy mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với thu nhập bình quân của đất nước, năm 2003 chỉ đạt 204 USD năm 2006 là 430 USD.
Trong những năm qua (2003 - 2006) bình quân mỗi năm huyện tạo được cho 4 vạn lao động trong đó lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động. Các dự án của khu vực đầu tư nước ngoài và ngoài Huyện đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 1300 lao động trực tiếp, dự kiến đến năm 2007 tạo thêm khoảng 700 lao động trực tiếp nữa, chưa kể đến việc tạo ra những lao động gián tiếp khác. Cũng nhờ đầu tư xây dựng cơ bản tạo công ăn việc làm cho các công ty xây lắp trong và ngoài tỉnh, làm ăn có hiệu quả, tăng thu nhập cho công nhân lao động trong các công ty.
Đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua đã đạt được một số thành tựu nhất định, song cũng bộc lộ không ít những hạn chế, ta có thể thấy rõ điều này qua các mặt sau đây.
Tình trạng thất thoát và lãng phí vốn xây dựng cơ bản, đậc biệt trong việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước là một trong những vấn đề lan giải của Đông Anh nói riêng và của đất nước nói chung. Do vậy chúng ta phải tìm hiểu kỹ những nguyên nhân, những kẽ hở gây ra tình trạng thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Thất thoát và lãng phí nguồn lực đầu tư xây dựng cơ bản được biểu hiện dưới dạng sau:
Thất thoất về của cải vật chất: được thể hiện là việc sử dụng bảo quản máy móc, thiết bị để mất mát hư hỏng nguyên nhiên vật liệu ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.
Thất thoát dưới dạng lãng phí sức lao động mà biểu hiện rõ nhất là ngày công lao động của các đơn vị thi công xây lắp, do bố trí lao động không hợp lý dẫn đến tình trạng khi thừa lao động, khi thiếu lao động phục vụ trong các dự án.
Thất thoất dưới dạng tiền vốn: tức lầ khoản vốn bằng tiền không được đầu tư cho công trình mà mất mát dưới hình thức nào đó.
Chúng ta có thể xem xét những kẽ hở gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản, để từ đó tìm ra được những giải pháp thích hợp nhằm ngăn chặn tình trạng này.