Đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giai cấp địa chủ Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ từ đầu thế kỷ XX đến trước cuộc cải cách ruộng đất[ (Trang 44)

trong đầu tư XDCB

2.3.1.1. Đánh giá chỉ tiêu định lượng

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Đông Anh thời gian qua, chúng ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu như đã nêu ở phần Chương 1. Song, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 02 chỉ tiêu cơ bản sau:

2.3.1.1.1. Chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư thực hiện

Đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản được dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản.

Trong chiến lược phát triển của Đông Anh giai đoạn 2006 – 2010, Đảng bộ và chính quyền Huyện đã xác định rõ tăng truởng kinh tế đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng tới tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng thể cơ cấu kinh tế của Huyện là nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản phải đi trước một bước, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Ta có bảng kết quả sau đây về lượng vốn đầu tư thực hiện trong xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Đông Anh:

Bảng 2.7. Lượng vốn đầu tư thực hiện qua các năm 2004 – 2006

ĐVT: Tỷ đồng

STT Lĩnh vực đầu tư Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1 Công nghiệp, GTVT 37,8 41,2 62,5

2 Nông nghiệp 25,6 30,8 39,5

3 Dịch vụ 11,4 15,7 21,9

4 Bưu chính viễn thông 8,4 10,1 15,2

5 An ninh quốc phòng 28,6 32,8 40,7

6 Giáo dục y tế 14,7 18,3 21,6

7 Khác 2,0 3,6 5,1

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đông Anh

Nhìn vào Bảng 2.7 ta nhận thấy, lượng vốn đầu tư thực hiện qua các năm đều tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng không đều nhau. Lượng vốn đầu tư thực hiện của hầu hết các lĩnh vực đều tăng mạnh vào năm 2006. Tuy nhiên, cũng qua bảng số liệu này ta nhận thấy, mức độ vốn đầu tư thực hiện còn nhiều bất cập. Hiện nay, trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Huyễn đã đặt ra mục tiêu là chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên mức độ đầu tư cho các lĩnh vực này vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Đặc biệt là trong thời gian tới, khi mà Đông Anh chuyển đổi đơn vị hành chính thành Quận Bắc Thăng Long (Dự kiến vào năm 2010). Hiện nay, tổng mức đầu tư vào các ngành công nghiệp, GTVT, dịch vụ vẫn còn thấp. Cụ thể là năm 2006, tổng lượng vốn đầu tư thực

hiện năm 2006 mới chỉ đạt khoảng 100 tỷ đồng. Vẫn biết nguồn huy động vốn còn rất hạn hẹp, xong để ethực hiện thắng lợi chiến lược kinh tế xã hội, thiết nghĩ cần phải có những giảI pháp mang tính đột phá trong thời gian tới.

2.3.1.1.2. Chỉ tiêu tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm * Tài sản cố định huy động

Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hoá hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm đã làm sang thủ tục nghiệm thu sử dụng có thể đưa vào hoạt động được ngay.

Quy mô của tài sản cố định do hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra được phản ánh tổng hợp qua chỉ tiêu giá trị tài sản cố định huy động có thể biểu hiện ở hai hình thái hiện vật và giá trị, ở đây chúng ta xem xét tài sản cố định biểu hiện ở hình thái giá trị của các ngành kinh tế quốc dân.

Qua bảng số liệu ta thấy rằng giá trị tài sản cố định mới tăng của các ngành kinh tế tăng lên liên tục. Tuy nhiên mức tăng này không đều nhau qua các năm, bởi vì đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực cần phải có một thời gian nhất định để xây dựng, lắp đặt, mua sắm... mới có thể hình thành nên tài sản cố định.

Giá trị tài sản cố định tập trung vào 4 ngành đó là công nghiệp, nông nghiệp thuỷ lợi; vận tải kho bãi, thông tin liên lạc; quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng. Đối với lĩnh vực vận tải kho bãi, thông tin liên lạc có giá trị tài sản cố định lớn nhất, năm 2004 là 71,87 tỷ đồng, năm 2005 là 56,079 tỷ đồng năm 2006 là 78,54 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tương ứng là 39,3%, 22,3%, 24,9% tổng giá trị tài sản cố định. Điều này cho thấy hệ thống giao thông trong Huyện, và hệ thống thông tin truyền thanh, truyền hình được nâng cấp, cải tạo. Ngành công nghiệp và xây dựng cũng có giá trị tài sản cố định tương đối lớn với tỷ trọng từ 15,3% – 18,8% so với tổng tài sản. Điều này đã mở ra một phương hướng phát triển mới của Đông Anh, thể hiện sự chuyển đổi nhanh của cơ cấu kinh tế.

Giá trị tài sản cố định tăng thêm của ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, vận tải kho bãi, thông tin liên lạc,.. Chiếm tỷ trọng tương đối cao, làm cho kết cấu

hạ tầng của Đông Anh được nâng cấp nhiều. Đây là tiền đề tạo ra cơ sở vật chất để phát triển kinh tế.

Sự tăng giá trị tài sản cố định trong ngành giáo dục đào tạo trong những năm gần đây, đã khẳng định chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước bằng cách nâng cao hơn nữa cơ sở vật chát cho ngành này. Giá trị tài sản cố định mới tăng của các ngành còn lại như y tế, phục vụ cá nhân cộng đồng biểu hiện sự quan tâm của Nhà nước tới sức khoẻ của nhân dân, và các hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng.

Bảng 2.8: Giá trị tài sản cố định huy động qua các năm 2004 – 2006

ĐVT: Tỷ đồng

STT Ngành Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Công nghiệp 31,9 35,2 57,7

2 Nông nghiệp thuỷ lợi 20,4 19,8 43,5

3 Vận tải kho bãi, TTLL 71,87 56,07 78,54

4 An ninh, quốc phòng 28,6 32,8 40,7

Tổng 152,77 143,87 220,44

Nguồn: Phòng Tài chính, Kế hoạch Huyện Đông Anh - 2006

* Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ của tài sản cố định đã được huy động và sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư.

Ta có thể xem xét năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm của một số ngành trong giai đoạn 2004 -2006.

- Đối với ngành công nghiệp của Huyện Đông Anh trước đây. Từ năm 2001 trở lại trước, các doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn Huyện làm ăn kém hiệu quả, công nghệ lạc hậu cũ kỹ. Do vậy giá trị sản xuất của địa bàn huyện Đông Anh 2001 đạt 355 tỷ đồng.

Với giá trị sản xuất công nghiệp là 355 tỷ đồng năm 2001. Đông Anh đang ở vị trí top cuối trong các Huyện của Hà Nội về giá trị sản xuất công

nghiệp. Đến nay tình hình này đã có sự thay đổi đáng kể. Nguyên nhân là do việc cải tạo nâng cấp các nhà máy của địa phương và trung ương cùng với việc đóng góp tích cực khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đưa giá trị sản xuất công nghiệp của Huyện tăng lên rõ rệt. Năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp là 880 tỷ đồng tăng gấp 5,3 lần so với năm 2001, năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp là 1.150 tỷ đồng, năm 2007 dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Anh chiếm khoảng 1.500 tỷ đồng, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 800 tỷ đồng, đưa Đông Anh trở thành Huyện đứng đầu của Thủ đô về giá trị sản xuất công nghiệp.

Các sản phẩm chủ yếu là dệt may, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ, ống thép, các sản phẩm lắp ráp điện tử, ô tô xe máy, chế biến nông sản...

- Đối với ngành nông nghiệp được sự đầu tư thích đáng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Đông Anh đã xây dựng mới khoảng 40 trạm bơm công suất 2x2500m3

/h – 12x2500m3/h đã phục vụ cho tưới và tiêu khoảng 80% diện tích lúa, kiên cố được khoảng 200 km kênh mương nội đồng.

- Giao thông vận tải được cải tạo nâng cấp được 23km đường cấp I, 40km đường cấp III, 200km đường cấp II đã giúp cho giao thông trong huyện và các địa phương khác của Thủ đô được thuận lợi hơn.

- Đối với y tế và giáo dục được nâng cấp và xây dựng mới các bệnh viện, trạm xá, trường học đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh và học tập của nhân dân và học sinh trong huyện.

- Đối với lĩnh vực quản lý Nhà nước. Do đặc điểm của Đông Anh là một Huyện đang nằm trong khu vực quy hoạch chiến lược của Hà Nội nên đầu tư vào xây dựng các trạm, sở làm việc của các ban ngành huyện đã tăng lên mạnh mẽ khoảng 150.000 m2 nhà làm việc, trụ sở tăng thêm qua 3 năm.

Bảng 2.9: Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm 2004 – 2006 Ngành Đơn vị tính Số lượng I.Công nghiệp 1.Gạch ngói 2.Giấy các loại 3.Thép ống

4.Quần áo may sẵn 5.Giầy các loại

7.SXphụ tùng ô tô các loại 8.Ti vi

9.Mút xốp

10.Nước máy hương phẩm 11.Lắp ráp xe máy

II.Nông nghiệp

1.Diện tích tạo nguồn nước 2.Diện tích tiêu nước

3.Số trạm bơm

4.Số km kênh mương

III.Giao thông vận tải

1.Đường cấp I 2.Đường cấp III 3.Đường cấp IV

IV.Y tế xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bệnh viện bệnh xá

V.Giáo dục đào tạo

1.Học sinh tiểu học

2.Học sinh trung học cơ sở 3.Học sinh phổ thông VI.Quản lý Nhà nước Triệu viên Tấn Tấn 1000 sản phẩm 500 đôi 1000 bộ 1000 cái Tấn 1000 m3 1000 chiếc 1000 ha 1000 ha Chiếc Km Km Km Km Giường 1000 học sinh 1000 học sinh 1000 học sinh 1000 m2 nhà 60 450 3.000 500 1000 200 240 430 600 50 12 8 40 200 23 40 200 350 5 8,5 4 150

Nguồn: Ban quản lý dự án Huyện Đông Anh – 2006

Nhìn vào bảng kết quả trên ta có thể nhận thấy, do được đầu tư với khối lượng vốn lớn nên hầu hết năng xuất lao động của các ngành đều tăng đáng kể trong năm 2006. Đây được xem là mọt trong những điều kiện tiền đền để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện thời gian tới.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giai cấp địa chủ Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ từ đầu thế kỷ XX đến trước cuộc cải cách ruộng đất[ (Trang 44)