Một số đƣờng hƣớng chính trong phân tích diễn ngôn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng Bước đầu nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn (trên tư liệu các lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 26)

Luận văn tốt nghiệp

Bởi phân tích diễn ngôn là mảng khó, phức tạp và đa dạng nên phân loại và đưùơng hướng phân tích diễn ngôn cũng rất phong phú. Trong luận văn nghiên cứu này, chúng tôi xin trình bày ngắn gọn một số đường hướng chính đã được nghiên cứu và sử dụng trong lịch sử phân tích diễn ngôn.

2.1. Đường hướng dụng học (pragmatics)

Đối tượng của hướng nghiên cứu này bao gồm cả ý nghĩa, ngữ cảnh và giao tiếp cũng như mối quan hệ giữa ngữ nghĩa học và dụng học. Trong hoạt động nói, phát ngôn có thể thực hiện một số hành động nhất định nên phân tích diễn ngôn vẫn sử dụng lí thuyết hành động nói (speech acts). Hoặc ta xác định được ý nghĩa của diễn ngôn bằng cách căn cứ vào ngữ cảnh cùng với sự giải mã ngôn ngữ. Xét ví dụ sau:

Nhà không có lấy một giọt nước uống.

Với ví dụ trên, ta giả sử sẽ có hai tình huống và hành động xảy ra. Thứ nhất có thể đây là hội thoại giữa bố và con, bố phàn nàn rằng không có nước uống nên dụng ý của người bố là: con phải đi đun nước đi; còn nếu đây là hội thoại giữa chủ nhà và khách thì có thể chủ nhà giải thích rằng ở đây bị mất nước, do đó dụng ý của người nói sẽ là: bác thông cảm, bị mất nước nên không có nước để uống.

2.2. Đường hướng biến đổi ngôn ngữ (language variation)

Đối tượng của phương pháp nghiên cứu này là tìm kiếm những đơn vị hay bộ phận của diễn ngôn nằm trong mối quan hệ hệ thống và khuôn mẫu với nhau, chi tiết hơn đó là từ vựng, âm vị hay cú pháp. Theo đó, ngôn ngữ khác biệt trong các tình huống giao tiếp khác nhau và làm ra đời phương pháp phân tích ngữ vực (register). Halliday là tác giả tiêu biểu xây dựng phương pháp phân tích ngữ vực. Ông phát biểu: “Phạm trù ngữ vực được đưa ra để giải thích cho việc sử dụng ngôn ngữ. Khi sử dụng trong các ngữ cảnh khác nhau, ngôn ngữ sẽ biến đổi cho phù hợp với tình huống”. Theo đó, ngữ vực được xác định chủ yếu nhờ khác biệt về ngữ pháp, từ vựng. Phương pháp phân tích ngữ vực được thực hiện nhờ việc miêu tả hai khía cạnh: người sử dụng (biến đổi theo địa lí, thời gian, xã hội, chuẩn và các nét cá biệt) và cách thức sử dụng. Các biến thể liên quan đến

Luận văn tốt nghiệp

người sử dụng ngôn ngữ được thể hiện qua phương tiện âm thanh còn biến thể liên quan đến cách thức sử dụng ngôn ngữ thể hiện ở từ vựng, ngữ pháp. Bên cạnh đó, Hatim và Mason cũng nghiên cứu và chỉ ra rằng cách thức diễn ngôn là phương tiện hoạt động của ngôn ngữ, bản chất của hệ thống mã ngôn ngữ được thể hiện trong phát ngôn. Ngữ vực là bằng chứng, là điều kiện căn bản để các học giả tiến hành tìm hiểu về tính khả biến của ngôn ngữ và làm ngôn ngữ phong phú, phức tạp hơn trong hành chức.

2.3. Ngôn ngữ học xã hội tương tác (interactional socialinguistics)

Đối tượng của hướng nghiên cứu này là mối quan hệ giữa việc sử dụng ngôn ngữ trong tương tác xã hội với các vấn đề như cấu thành nét bản thể đặc thù, giao tiếp trong các ngữ cảnh văn hoá xã hội khác nhau. Phương hướng nghiên cứu này đã thể hiện sự cân bằng giữa mặt chức năng luận và cấu trúc luận. Erving Goffman và John Gumperz. (1982) là các học giả tiêu biểu của đường hướng phân tích này. Theo họ, các nhóm xã hội khác nhau khi giao tiếp có thể bộc lộ những khác biệt ngôn ngữ nhất định. Sự khác biệt này có thể thấy trong ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm, ngữ điệu…Những người đồng văn hoá sẽ có cách hiểu cũng như chiến lược giao tiếp khá giống nhau. Giả sử nếu gặp câu hỏi “Chị đi đâu đấy”, mọi người Việt Nam sẽ hiểu đó là một lời chào và cần đáp lại bằng một lời chào chứ không ai bận tâm để tìm một câu trả lời kiểu như “Tôi đi làm”. Khi đó, chỉ những người Việt Nam, hiểu văn hoá Việt Nam mới có thể thực hiện tốt cuộc giao tiếp như trên.

2.4. Đường hướng dân tộc học giao tiếp (Ethnography of communication)

Đường hướng dân tộc học giao tiếp nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc điểm sử dụng ngôn ngữ như mô hình cấu trúc, phương tiện giao tiếp, đối tượng của ngôn ngữ trong tình huống xã hội. Người có vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển đường hướng dân tộc học giao tiếp là Dell Hymes. Ông đã lấy năng lực giao tiếp là trọng tâm nghiên cứu, nó chi phối việc sử dụng ngữ pháp thích hợp với mục đích giao tiếp. Quy tắc ngôn ngữ là bộ phận hữu cơ của văn hoá còn văn hoá là kiến thức, là nền tảng của các hành vi và mang lại cho các hành vi những ý nghĩa nhất định. Như vậy, các quy tắc xã hội, đặc điểm văn hoá, thói quen giao tiếp đã giúp cho người nói tạo diễn ngôn và người nghe hiểu được diễn ngôn khi họ đều có chung nền văn hoá. Cùng một nội dung mệnh đề,

Luận văn tốt nghiệp

người ta có thể sử dụng nhiều cách giao tiếp khác nhau, quan trọng nhất vẫn là nội dung “chìa khoá” của giao tiếp và tình huống giao tiếp.

2.5. Đường hướng phân tích hội thoại (conversation analysis)

Phân tích hội thoại là hướng nghiên cứu lấy hội thoại làm đối tượng trung tâm. Trên thế giới đã có nhiều trường phái phân tích hội thoại như: trường phái của Mỹ, Anh, Thuỵ Sĩ…Các đường hướng đều phân tích diễn ngôn thông qua phân tích cách thức tổ chức hội thoại với đối tượng là các phát ngôn cụ thể trong giao tiếp. Hệ phương pháp luận của các trường phái trên đã làm phong phú và góp phần giúp chúng ta hiểu rõ thêm cơ chế hoạt động của diễn ngôn.

2.6. Phân tích diễn ngôn trong tâm lí học xã hội (discourse analysis on social psychology) psychology)

Đường hướng này xuất phát từ lĩnh vực tâm lí học xã hội cùng sự ảnh hưởng từ một số ngành khác như: phân tích hội thoại, phương pháp học dân tộc, triết học ngôn ngữ… Các học giả nghiên cứu xem ngôn ngữ được cấu thành hay sử dụng như thế nào để thực hiện mục đích của người giao tiếp trong lĩnh vực tâm lí xã hội. Phân tích diễn ngôn trong tâm lí học xã hội đưa ra thao tác cụ thể cho việc phân tích diễn ngôn và khẳng định vai trò của nguồn lực ngôn ngữ và hành vi xã hội. Diễn ngôn được coi là hành động, nguồn lực và là sự thể hiện hành vi của người nói.

2.7. Đường hướng giao tiếp giao văn hoá (cross-cultural communication)

Phương pháp này nghiên cứu sự tác động của văn hoá đối với giao tiếp văn hoá. Văn hoá bao bồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, chúng tác động đến giao tiếp ngôn ngữ một cách chọn lọc. Nghiên cứu phân tích diễn ngôn theo hướng giao văn hoá đòi hỏi phải tìm hiểu các giá trị văn hoá một cách kĩ càng. Từ đó người nghiên cứu thấy được tác động của chúng đối với viêc tổ chức diễn ngôn và sự lựa chọn chiến lược giao tiếp.

Luận văn tốt nghiệp

Đường hướng phân tích diễn ngôn tổng hợp có đối tượng nghiên cứu là ngôn ngữ hành chức trong mối quan hệ với văn hoá xã hội. Khi đó ngôn ngữ là một bộ phận của văn hoá xã hội và cũng thể hiện mặt văn hoá xã hội. Theo Nguyễn Hoà, phương pháp phân tích diễn ngon tổng hợp là phân tích toàn bộ một chỉnh thể diễn ngôn sựa trên mạch lạc nên diễn ngôn là quá trình giao tiếp tương tác giữa các thành viên xã hội và cấu trúc như cơ sở chính cho hoạt động phân tích này.

Mỗi phương pháp như đã trình bày ở trên đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Chúng đều được sự bảo vệ của các nhà khoa học ngôn ngữ nổi tiếng trên thế giới. Sự ra đời phong phú của các đường hướng phân tích diễn ngôn là bởi chúng phù hợp với các thời kì khác nhau, nền văn hoá khác nhau và đặc điểm ngôn ngữ cũng khác nhau. Do vậy, trong phân tích diễn ngôn, người nghiên cứu có thể vận dụng một cách linh hoạt các hướng nghiên cứu này nhằm phân tích và tìm hiểu một cách đầy đủ những đặc điểm của diễn ngôn trong hành chức.

Luận văn tốt nghiệp

CHƢƠNG II: CẤU TRÚC VĂN BẢN CÁC LỜI KÊU GỌI CỦA HỒ CHỦ TỊCH

PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VĂN BẢN

Trong truyền thống nghiên cứu ngôn ngữ học, câu luôn được coi là đơn vị hoàn chỉnh và cao nhất, thậm chí “nhóm các câu không tạo nên một đơn vị bậc cao hơn so với câu, cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ là không có” (E. Benventiste, 1974). Tuy nhiên, càng về sau, các lí thuyết ngôn ngữ học xây dựng trong khuôn khổ câu càng bộc lộ những hạn chế trước nhu cầu lí luận và thực tiễn. Do vậy, để khắc phục hàng loạt các nhược điểm này, ngôn ngữ đã có bước tiến, vượt qua khỏi giới hạn của câu để đến với đơn vị có quy mô lớn hơn đó là văn bản.

Khoảng từ những năm 40 của thế kỉ XX, nhiều nhà khoa học ngôn ngữ ở các nước trên thế giới đã manh nha nghiên cứu về văn bản như một hình thức cao nhất trong hệ thống ngôn ngữ. Nhưng đó mới là sự nghiên cứu bước đầu và rất độc lập giữa các nhà khoa học. Tại Việt Nam, Nguyễn Tài Cẩn và N.V. Stankevich (1973) đã nhận định “Đi theo ngữ pháp truyền thống thì phải cho rằng câu là loại đơn vị ngữ pháp thuộc bậc cao nhất (…). Ngược lại, nếu thử thoát ra ngoài phạm vi của lối quan niệm ấy, thử coi một đoạn văn, một bài thơ hay thậm chí cả một chương sách, một bộ sách như là một loại đơn vị nào đó (…) thì rõ ràng là cũng có thể hình dung vấn đề một cách khác trước. Hoàn toàn có thể cho rằng chỉ với câu thì ta mới bắt đầu bước chân vào địa hạt của thông báo, và câu là đơn vị tế bào của địa hạt này”. Có thể thấy từ những năm 1970, ngôn ngữ học văn bản đã bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ và được sự quan tâm của những người làm ngôn ngữ ở nhiều bộ phận khác nhau. Lĩnh vực văn bản quan trọng đến nỗi V.A. Zvegintsev coi như là một “vũ trụ ngôn ngữ học”. Xét theo phong cách, nhà ngôn ngữ học Hữu Đạt chia văn bản với 4 phong cách chức năng chính gồm: phong cách chính luận, phong cách khoa học, phong cách báo chí và phong cách nghệ thuật. Xét theo hình thức ta có văn bản viết và văn bản nói; văn bản trần thuật và văn bản hội thoại… Mỗi loại hình văn bản đều được coi là một mô hình cấu trúc của thông tin.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng Bước đầu nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn (trên tư liệu các lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 26)