Sự sáng tạo trong việc sử dụng nhiều luận cứ và kết luận

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng Bước đầu nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn (trên tư liệu các lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 74)

2. Sự phá cách và sáng tạo trong lập luận của Hồ Chí Minh

2.1.Sự sáng tạo trong việc sử dụng nhiều luận cứ và kết luận

Luận văn tốt nghiệp

Nếu như lý thuyết về lập luận của Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra rằng: “Một kết luận đúng logic thì chỉ cần một luận cứ, trong một lập luận logic, không thể dẫn nhiều luận cứ cho cùng một kết luận” thì phong cách của Hồ Chí Minh lại hoàn toàn khác. Khác mà vẫn đúng. Khác mà vẫn có sức thuyết phục và cuốn hút người nghe. Khi muốn định hướng độc giả đến một nhận định, một quan điểm nào đó, Người luôn xây dựng một hệ thống các luận cứ với không chỉ một mà rất nhiều dẫn chứng rõ ràng, minh bạch. Khác hẳn với lí thuyết lập luận thông thường, lập luận của Hồ Chí Minh là lập luận của một hệ thống đa dạng các luận cứ, là hệ thống của những lí lẽ, con số và ví dụ điển hình nhất mà ai cũng hiểu và công nhận. Người đọc, người nghe chỉ có thể tin vào kết luận khi có những lí lẽ xác đáng, dẫn chứng cụ thể, nghĩa là có người thật, việc thật. Sức cuốn hút trong lời nói, bài viết của Bác là ở chỗ những lời Bác nói, Bác làm là có thật nên mọi người dễ dàng tin theo.

Sự phá cách này của Bác thể hiện trước hết ở việc để đưa ra một kết luận, Người vận dụng đến rất nhiều luận cứ. Qua khảo sát các bài kêu gọi, chúng tôi thấy rõ đây là một trong những cách lập luận phổ biến nhất mà Bác thực hiện.

Trong “Lời kêu gọi gửi Quốc hội và Chính phủ Pháp”, 1946, nhằm đi đến kết luận của lời kêu gọi “Tôi tha thiết kêu gọi Quốc hội và Chính phủ Pháp nghĩ đến lợi quyền chung tối cao của hai dân tộc Pháp- Việt, hạ lệnh cho đương cục Pháp khôi phục tình trạng trước ngày 20- 11- 1946, để cùng Chính phủ Việt Nam thi hành tạm ước, để xây đắp sự cộng tác Pháp - Việt thân thiện lâu dài”, Bác đã đưa ra hệ thống các luận cứ như sau:

P1: Việt Nam quyết lòng cộng tác thật thà với Pháp nên kí Hiệp định 1946-3 và 14-1949 song Pháp làm trái điều ước đó, dùng võ lực để đối phó với Việt Nam.

P2: Pháp lập ra Nam Kỳ để chia xẻ Việt Nam, Pháp tấn công bộ đội và khủng bố, đánh phá dân Việt ở khắp các miền

P3: Pháp xâm phạm chủ quyền Việt Nam, mặc dù đã được tổ chức Uỷ ban dàn xếp nhưng họ vẫn không chịu, họ cố ý làm lan rộng cuộc xung đột

Luận văn tốt nghiệp

P4: Cao uỷ Pháp còn công bố họ đã và sẽ dùng võ lực để đặt lại quyền binh trên đất Việt Nam làm dân Việt phẫn uất và nghi ngờ các chính sách đã kí kết.

P5: Pháp báo cáo sai sự thật làm cho Pháp không hiểu rõ tình hình Việt Nam P6: Người Việt và Pháp đã chiến tranh và chịu tai vạ nhiều, nếu kéo dài tình thế này sẽ bị bọn lợi dụng phá hoại tình thân thiện của hai dân tộc.

Ví dụ trên cho thấy, trái hẳn với lí thuyết lập luận trong ngôn ngữ học, lập luận của Hồ Chí Minh là sự phá cách, là sự đa dạng của các luận cứ để đưa đến kết luận. Đây chính là một hiện tượng của lập luận đời thường chứ không phải lập luận logic bởi có thể dẫn ra hàng loạt luận cứ cho cùng một kết luận.

Một ví dụ khác trong “Lời kêu gọi sau khi kí hiệp định sơ bộ”, (1946) cũng góp phần minh chứng cho sự phá cách này của văn phong Hồ Chủ Tịch. Bác đã đưa ra hàng loạt các luận cứ p như sau:

P1: Vì muốn tin vào Pháp và sự độc lập hoàn toàn của nước nhà tôi cùng Chính phủ Pháp đã kí bản hiệp định sơ bộ. Khi đó, chúng ta quyết thi hành theo bản hiệp định.

P2: Nhưng Pháp chưa thi hành đúng điều đã kí kết như: đánh úp quân ta, điều động quân đội ở Hải Phòng mà không được sự đồng ý của Chính phủ ta, Pháp chưa định rõ thời gian để mở cuộc đàm phán với ta như kí kết…

P3: Đồng bào tin tôi và Chính phủ nên đã tạm hoãn cuộc đấu tranh giành độc lập nhưng rất phẫn uất với Pháp.

Sau khi đưa ra các luận cứ p1, p2, p3 có mối liên hệ móc xích nhau như trên để người đọc, cụ thể là nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới hiểu rõ, Người đã đi đến kết luận:

Luận văn tốt nghiệp

R2: Nhân dân Pháp và nhân dân thế giới hãy bảo vệ chính nghĩa để Pháp thi hành đúng bản Hiệp định sơ bộ.

Ví dụ trên lại cho chúng tôi một phát hiện khi nghiên cứu về phong cách lập luận của Hồ Chủ Tịch rằng, trong một bài viết kêu gọi, Người có thể sử dụng nhiều luận cứ để đưa ra một kết luận, hoặc có khi là nhiều luận cứ để dẫn đến nhiều kết luận khác nhau mà vẫn có mối liên quan móc xích vào nhau. Đây cũng là một trong những cách sáng tạo rất thường gặp trong các bài viết kêu gọi của Hồ Chí Minh. Điều này cũng không khó hiểu bởi trong một bài viết khi Bác muốn hướng đến nhiều đối tượng khác nhau, nội dung của bài viết rộng và tác giả có nhiều mục đích thì có thể có nhiều kết luận, quan trọng, các kết luận này có mối liên hệ gắn kết lẫn nhau.

“Tuyên ngôn độc lập” được coi là một áng văn lập quốc vĩ đại, là điển hình của phong cách văn chương, là điển hình của sự chuẩn mực và cũng là sự sáng tạo đầy bất ngờ. Trong tác phẩm này, người ta tìm thấy những dẫn chứng điển hình, những cách lập luận tiêu biểu và cả sự phá cách trong lập luận của Bác Hồ. Trong áng văn lập quốc, Người đã tuyên bố và khẳng định chắc chắn những vấn đề mà đó cũng là kết luận của tác phẩm như sau:

R1: Pháp chạy, Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ xiềng xích hơn 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

R2: Việt Nam thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp tại Việt Nam.

R3: Việt Nam cương quyết chống lại âm mưu của thực dân Pháp

R4: Các nước đồng minh trên thế giới đều công nhận quyền độc lập của Việt Nam R5: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.

Luận văn tốt nghiệp

Là một trong những bài kêu gọi dài, nhân một sự kiện đặc biệt và nội dung bài kêu gọi rất rộng, “Lời kêu gọi nhân kỉ niệm 6 tháng kháng chiến”, (1947) là một bài viết mang đặc trưng của sự phá cách trong lập luận của Hồ Chủ Tịch. Ở đây, Người dùng đến thật nhiều luận cứ để rồi đi đến nhiều kết luận khác nhau. Sự đa dạng trong luận cứ và kết luận như vậy là bởi nhân dịp kỉ niệm đặc biệt này, Người muốn gửi đến đồng bào, chiến sĩ, cán bộ chính trị thật nhiều thông điệp và niềm mong mỏi. Trong bài kêu gọi này, Bác đã chia ra năm phần lí luận khác nhau, mỗi phần lại chứa đựng nhiều luận cứ để rồi từ các luận cứ này, Bác đưa ra một loạt kết luận r. Kết luận R là kết luận cuối cùng của bài viết, được rút ra sau hàng loạt các luận cứ cũng như kết luận nhỏ đã trình bày trong bài.

- Thực dân Pháp huy động lực lượng hòng chớp nhoáng cướp nước ta nhưng thất bại mà sức kháng chiến của ta ngày càng mạnh. Vì sao?

A. Vì kháng chiến của ta là chính nghĩa (p1) → chính nhất định thắng tà (r1) B. Vì đồng bào ta đại đoàn kết (p2) → địch xảo quyết mức nào cũng thất bại (r2) C. Vì tướng sĩ ta dũng cảm (p3) → lập được nhiều chiến công vẻ vang (r3) D. Vì chiến lược ta đúng (p4) → ta nhất định thắng lợi (r4)

E. Vì ta nhiều bầu bạn (p5) → về tinh thần ta đã thắng lợi (r5)

- Ta phải đánh hăng hơn (R1)

- Đồng bào phải tăng gia sản xuất ủng hộ bộ đội (R2)

- Các cán bộ phải gương mẫu (R3)

- Chúng ta đồng tâm nhất trí, kháng chiến trường kì, nhất định thắng lợi (R4)

Ở đây, sau ba cặp luận cứ- kết luận, Hồ Chí Minh đã đưa ra lời kêu gọi là kết luận R. Tuy nhiên, sau một loạt kết luận r, Bác không chỉ đưa ra một kết luận chung R mà ở đây ta thấy có đến bốn kết luận R. Nghĩa là việc sử dụng đan xen và linh hoạt các cách tổ chức luận cứ và kết luận được Bác thực hiện rất sáng tạo và hiệu quả. Một bài viết lập luận và kêu gọi của Người không chỉ đơn thuần là những lí luận và kết luận sáo rộng, đi theo một lối mòn mà Bác luôn sáng tạo trong cách thức trình bày để nó thật trong ấng, dễ hiểu và đi sâu vào lòng người. Đây là một hiện tượng không hiếm gặp nhưng rất đặc biệt trong văn phong Hồ Chí Minh bởi lẽ chính những kết luận của Người chỉ ra rằng, một ý

Luận văn tốt nghiệp

kiến, một kết luận chỉ được coi là đúng, là đáng tin cậy khi nó có xuất phát điểm là những luận cứ và ví dụ tiêu biểu, xác đáng.

2.2. Sự sáng tạo khi không sử dụng lí lẽ và kết luận cụ thể nhưng vẫn tạo nên tính mạch lạc cao.

Có thể thấy rằng, nói đến lập luận là nói đến các luận cứ và kết luận, cùng với đó là tính mạch lạc thể hiện trong mỗi cặp lập luận và trong cả tác phẩm. Mạch lạc chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt một tác phẩm để từ đó bài viết có tính logic cao, giải quyết được thấu đáo mọi vấn đề cũng như tạo được tính hợp lí, đáng tin cậy cho tác phẩm. Mạch lạc có khi hiển hiện bằng các đơn vị liên kết hoặc cũng có khi được biểu thị một cách “vô hình” bằng các yếu tố văn hoá, sở thích, thói quen, văn cảnh… Trong phần này, chúng tôi xin được trình bày về sự sáng tạo hết sức bất ngờ khi Hồ Chí Minh không dùng lí lẽ và kết luận nhưng tác phẩm kêu gọi của Người là những áng văn thấm thía đầy ý nghĩa bởi chúng chứa đựng sự mạch lạc và logic rất cao. Người đọc không cần dựa vào bất kì một lập luận hay kết luận nào mà vẫn hiểu sâu tác phẩm, hiểu rõ những gì Bác nói. Điều này có được là bởi trong mỗi tác phẩm Bác đã tạo được mối liên kết móc xích có tính mạch lạc cao, giúp dẫn dắt người đọc và cho họ hiểu một cách hợp lí các vấn đề được trình bày. Trong “Lời kêu gọi đồng bào Nam Bộ” (1945) Người đã nhắc đến rất nhiều vấn đề. Chúng tôi tạm gọi những vấn đề này là các luận điểm. Các luận điểm này được Bác trình bày thành từng phần khác nhau và lẽ tất nhiên chúng có mối liên hệ rất mật thiết với nhau. Tại mỗi luận điểm này, tuy không phải là không có kết luận nhưng chúng không được trình bày theo mô hình luận cứ (p) và kết luận (r) mà người đọc vẫn hiểu rõ cái “r” đó và mục đích của bài viết. Điều này là bởi Bác đã trình bày bài viết một cách rất khoa học, rõ ràng mà lại sáng tạo.

- Pháp đang nấp đuôi quan đội Anh để tàn sát đồng bào ta ở trong Nam, tôi luôn bên cạnh đồng bào.

- Quân Pháp có đủ khí giới tối tân nhưng không thể đánh ngã được tinh thần của dân tộc ta.

- Quân Pháp đến đâu cũng gặp cảnh đồng không nhà vắng vì ta quyết không cộng tác với chúng.

Luận văn tốt nghiệp

- Đồng bào Nam Bộ đã tỏ rõ tinh thần hùng dũng, đáng làm gương cho thế giới. Thời cuộc càng khó khăn, tinh thần anh chị em càng cương quyết, quốc dân đoàn kết thành khối kiên cố mà không đội xâm lăng nào đánh được.

Ở bài viết này, người đọc có thể nhận thấy những ý kiến nhất định và rõ ràng nhưng không thấy bất kì một kết luận nào. Do đó, những luận điểm trên chúng tôi không thể gọi là các luận cứ được. Tuy không có một kết luận cụ thể nào nhưng người đọc có thể hiểu được mục đích của Bác là vận động, kêu gọi tinh thần đoàn kết của đồng bào miền Nam bởi tính logic, mạch lạc trong tác phẩm.

Trong khá nhiều tác phẩm kêu gọi khác, Hồ Chủ Tịch cũng vận dụng cách viết đặc biệt sáng tạo này. Không theo mô hình đơn giản thông thường: lập luận → kết luận, bài viết của Người là những ý kiến, nhận định thật đơn giản mà thấm thía. Những nhận định này lại có mối liên hệ móc xích với nhau, nhận định trước tất yếu làm nảy sinh nhận định sau và ý kiến sau là kết quả, bị ảnh hưởng bởi ý kiến trước. Người đọc rất dễ dàng nắm bắt ý tưởng của tác giả bên cạnh lời văn trong sáng, mộc mạc là những ý tứ rất có hệ thống, mạch lạc với nhau. Trong “Lời kêu gọi đồng bào Cao Đài, Hoà Hảo” (1948), để lôi kéo đồng bào theo đạo này đã lầm đường lạc lối đi theo Việt gian giờ trở về Tổ quốc, Bác đã dùng những ngôn từ hết sức giản dị. Hơn thế nữa, bài viết của Người hoàn toàn không phải là một bài lí luận với giọng điệu đanh thép hay lĩ lẽ sắc sảo mà đó là những lời tâm sự chân thành. Người đọc, đặc biệt là đồng bào nơi đây sẽ thấy thấm thía biết bao với những lời Bác nói, sẽ nhất định “chống địch và trở về với Tổ quốc yêu mến”. Chúng ta cũng khẳng định rằng, bác thật sự là một nhà Quan hệ công chúng tài ba và thành công. - Phái Cao Đài và Hoà Hảo do cụ Cao Triều Phát lãnh đạo luôn hăng hái

kháng chiến, Tổ quốc sẽ nhớ công ơn.

- Chính phủ rất hoan nghênh một số lớn các đồng bào Hoà Hảo đã tình ngộ trở về Tổ quốc.

- Chính phủ và đồng bào toàn quốc cũng đang chờ đợi và hoan nghênh những người hiện đang lầm đường theo giặc sẽ noi gương ái quốc của anh em Hoà Hảo đó.

Luận văn tốt nghiệp

2.3. Sáng tạo trong cách tạo nên lập luận nhờ việc đặt câu hỏi

Trong các tác phẩm văn học, bên cạnh những câu trần thuật đều đều và thông thường, các tác giả văn chương thường kết hợp các kiểu câu khác như hỏi, cầu khiến, cảm thán để tác phẩm thêm phần lôi cuốn, hấp dẫn. Nhưng vấn đề quan trọng là đưa các loại câu ấy vào như thế nào và khi nào để đạt hiệu quả cao nhất cho tác phẩm? Đồng thời, nếu một tác phẩm không thuộc loại hình văn học nghệ thuật thì nên áp dụng các câu đó như thế nào cho hợp lí? Trên thực tế chưa có câu trả lời xác đáng hay mẫu số chung để giải đáp câu hỏi trên, tuy nhiên cho đến nay đã có rất nhiều nhà văn cùng với tác phẩm của mình thành công trong việc kết hợp các loại câu khác nhau trog một tác phẩm. Và Hồ Chủ Tịch là điển hình của sự vận dụng thành công đó.

Phạm vi luận văn này, chúng tôi xin phép không đề cập đến các tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh mà bàn bạc việc vận dụng linh hoạt câu hỏi nhằm tạo nên những hiệu ứng và thành công đặc biệt trong các tác phẩm về quân sự và chính trị của Người. Đó chính là sự sáng tạo trong việc đặt câu hỏi để tạo nên lập luận, tính mạch lạc, logic và mang đến thành công cho các tác phẩm kêu gọi của Người.

Một điều rõ ràng mà người đọc rất dễ nhận thấy là Hồ Chí Minh thường dùng nhiều loại câu khác nhau trong một bài viết thay vì chỉ dùng một loại câu tường thuật như thông thường. Nghĩa là trong mỗi tác phẩm Người thường gửi gắm suy nghĩ, tâm sự của mình và những cung bậc cảm xúc ấy được thể hiện qua từng con chữ với sắc độ khác nhau. Những con chữ ấy lại được biểu diễn bởi các diễn ngôn khác nhau như: trần thuật, cầu khiến, nghi vấn, cảm thán. Tương ứng với những câu này là những cảm xúc, suy nghĩ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng Bước đầu nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn (trên tư liệu các lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 74)