Sáng tạo trong việc kết hợp giữa phương pháp lập luận diễn dịch và quy nạp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng Bước đầu nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn (trên tư liệu các lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 83)

2. Sự phá cách và sáng tạo trong lập luận của Hồ Chí Minh

2.4.Sáng tạo trong việc kết hợp giữa phương pháp lập luận diễn dịch và quy nạp

Nếu như các bài viết thường dùng phép lập luận phổ biến và theo lí thuyết như chúng tôi đã có dịp trình bày ở phần trên thì Hồ Chí Minh lại chọn cách lập luận rất sáng tạo dựa trên nền lí thuyết đó: kết hợp giữa mô hình lập luận diễn dịch và quy nạp. Đây có

Luận văn tốt nghiệp

thể được coi là một kiểu lập luận khá phổ biến trong các bài kêu gọi của Bác. Nó không quá cầu kì và khó khăn trong cách lập luận, lại rất đơn giản và dễ hiểu khi người đọc không cần phải suy diễn nhiều bởi lẽ nó đi theo mô hình: kết luận- lập luận- kết luận. Cái khó của người sử dụng mô hình này là việc nhắc đi nhắc lại làm sao để không gây nên sự nhàm chán, đồng thời trường hợp nào nên sử dụng mô hình này và trường hợp nào thì nên để người đọc, người nghe tự nhận định. Theo chúng tôi, sự kết hợp mô hình diễn dịch- quy nạp là khó nhưng sẽ rất ấn tượng và có tác động mạnh trong việc thu hút và tác động tới người đọc, người nghe. Và Bác Hồ đã thành công trong việc vận dụng mô hình này vào công cuộc tuyên quyền và quan hệ công chúng.

Trong bài viết “Chống nạn thất học” (1945), nhằm kêu gọi nhân dân hãy chung tay tham gia học chữ Quốc ngữ nhằm chống nạn thất học như một việc làm cấp bách ngay sau ngày độc lập, Bác đã dùng lối viết rất giản dị, trong sáng mà thật rõ ràng. Để chạm được ngưỡng thành công này, Người đã viện đến lối lập luận diễn dịch kết hợp quy nạp.

- Pháp thi hành chính sách ngu dân để lừa dối và bóc lột dân ta (p1)

- 95% dân ta thất học, mù chữ thế thì tiến bộ sao được? (p2)

- Nay chúng ta đã giành được độc lập, một việc phải thực hiện cấp tốc là naâg cao dân trí (p3)

- Trong một năm tất cả người Việt Nam phải biết chữ quốc ngữ (r)

- Muốn giữ độc lập, làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người phải có kiến thức, trước hết phải biết viết chữ quốc ngữ để xây dựng nước nhà (p4)

- Những người biết chữ dạy cho người chưa biết, người chưa biết chữ hãy gắng sức học (p5)

- Phụ nữ càng phải học để theo kịp nam giới, xứng đáng là một phần tử trong nước có quyền ứng cử và bầu cử (p6)

Trong bài kêu gọi này, để toàn dân thấu hiểu tầm quan trọng của việc học chữ quốc ngữ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Bác đã sử dụng lối lập luận thật giản dị mà sáng tạo. Kết luận “Trong một năm tất cả người Việt Nam phải biết chữ quốc ngữ” được đưa ra sau hàng loạt các luận cứ p1, p2, p3, đó là lối lập luận quy nạp. Sau kết luận (r) này, Người lại đi vào phân tích, giải thích tại sao phải có kết luận r này bằng cách đưa ra các luận cứ p4, p5, p6. Đây là lối phân tích diễn dịch. Sự kết hợp này đã tạo nên lối

Luận văn tốt nghiệp

phân tích diễn dịch- quy nạp. Cách phân tích ấy khiến người đọc, người nghe rất thấm thía mà cách hiểu vấn đề trở nên đơn giản vô cùng.

Lối lập luận hoặc diễn dịch, hoặc quy nạp, hoặc kết hợp cả diễn dịch và quy nạp không phải là cách lập luận quá mới âj và ít người dùng. Ngược lại, đây là cách lập luận đã trở nên khá phổ biến trong phân tích ngôn ngữ nói riêng và các ngành khoa học khác nói chung. Tuy nhiên, để vận dụng cách viết này một cách hiệu quả, đúng chỗ, đúng lúc thì không phải tác giả nào cũng làm được thật tốt. Với Hồ Chí Minh, cách lập luận này trở nên dung dị, giản đơn mà thật rõ ràng, thấm thía.

Qua khảo sát chúng tôi thấy có rất nhiều bài kêu gọi trong đó Người sử dụng biện pháp phân tích lập luận diễn dịch kết hợp quy nạp. Khi đó, người nghe/ người đọc không thể không thấm nhuần, hiểu sâu sắc nội dung, vấn đề Bác đề cập đến bởi họ được hơn một lần phân tích, nhấn mạnh vấn đề với ngôn từ phong phú, đầy hình ảnh mà gần gũi lạ thường.

Trong “Lời kêu gọi đồng bào phá hoại để kháng chiến” Bác đã dùng lối viết diễn dịch- quy nạp như một cách viết đầy giản dị mà chân tình, thấm thía. Độc giả của Bác chính là những người dân thường yêu Tổ quốc thiết tha luôn sẵn lòng chiến đấu và xây dựng đất nước. Vậy làm sao cho họ hiểu rằng: Để kháng chiến được thuận lợi thì lúc này phải phá hoại tất cả tài sản chung mà họ đã khó nhọc tạo dựng nên? Trả lời cho câu hỏi này Bác đã dùng cái cách thật giản dị: phân tích, viết cho họ hiểu bằng lối viết diễn dịch quy nạp. Đó là cách dễ nhất để đi vào lòng người, để mọi người hiểu, tin tưởng và sẵn lòng làm theo.

- Ta phải kháng chiến vì nếu không Pháp sẽ chiếm nước ta.

- Đánh thì phải phá hoại: đường, cống, nhà cửa

+ Ta không phá thì Pháp cũng phá

+ Ta không phá thì Pháp sẽ chiếm làm nơi căn cứ để đánh giá, cướp bóc nước ta

+ Ta phá đi để Pháp không thể tiến lên, không thể lợi dụng + Ta hi sinh, chịu khổ một lúc, khi thắng lợi sẽ sửa sang

+ Chiến sĩ ngoài mặt trân hi sinh xương máu còn không tiếc, lẽ nào ta tiếc đoạn đường, ngôi nhà mà để Pháp lợi dụng?

Luận văn tốt nghiệp

Trong bài kêu gọi trên, hai câu “Đánh thì phải phá hoại” (r1) và Đồng bào hãy ra sức giúp phá” (r2) chính là tâm điểm, là mấu chốt của bài. Nếu như (r1) là câu chủ đề cho đoạn văn diễn dịch thì (r2) chính là chủ đề cho đoạn văn quy nạp. Sự kết hợp của hai lối lập luận này như sự khẳng định chắc chắn rằng: để chiến đấu và chiến thắng chúng ta phải phá hoại nhằm chặn đường đi của giặc Pháp. Bài viết không chỉ thành công bởi lối kết hợp lập luận này mà còn thật sâu sắc và thấm thía nhờ ngôn từ trong sáng, hình ảnh gần gũi với những người dân bình thường nhất.

Cũng trong Hồ Chí Minh toàn tập tập 4, 5 chúng ta cũng có thể tìm thấy rất nhiều bài kêu gọi của Hồ Chủ Tịch sử dụng lối lập luận kết hợp diễn dịch- quy nạp. Đây là lối viết không mới nhưng rất ấn tượng và đầy ý nghĩa, tác động sâu sắc đến người đọc/người nghe. Điển hình trong số những bài viết sử dụng lối lập luận kết hợp diễn dịch- quy nạp đó, ngoài những bài kêu gọi đã phân tích trên, chúng tôi xin kể tên thêm các bài kêu gọi khác như: Hô hào nhân dân chống nạn đói (1945); Lời kêu gọi đồng bào nông dân thành lập nghĩa thương (1946); Lời kêu gọi đầu năm mới (1947); Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước sau cuộc hội kiến với Pôn Muýt, Đại diện cao uỷ Pháp Bô lae (1947); Lời kêu gọi gửi nhân dân thế giới (1947)… Thậm chí, nhiều bài kâu gọi Bác viết tuy không sử dụng kết hợp hai phương pháp lập luận này nhưng vẫn mang hơi hướng của lối lập luận kết hợp cả diễn dịch và quy nạp. Người đọc/ người nghe luôn nhận thấy rõ: Bác muốn nói điều gì?; Chúng ta cần phải làm gì?; Tại sao chúng ta phải làm điều đó?. Và trả lời những câu hỏi này đối với người đọc/ người nghe rất dễ dàng, đơn giản mà ai cũng có thể hiểu và làm được. Đây lại một lần nữa là thành công, là thắng lợi của Bác khi sử dụng ngôn ngữ như một chiêu thức PR hoàn hảo để kêu gọi, khơi dậy tinh thần quyết tâm chiến đấu trong lòng dân chúng. Cụ thể ở đây, Người đã thành công khi sử dụng một cách sáng tạo phương pháp lập luận kết hợp diễn dịch- quy nạp cho những bài kêu gọi của mình. Cách viết ấy không quá mới lạ nhưng lại quá ấn tượng và thành công.

Có thể nói, điển hình trong phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết là cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập… luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc.

Luận văn tốt nghiệp

Dù viết trong hoàn cảnh nào, và bằng thứ tiếng nào, văn chính luận Việt nói chung, văn chính luận Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng, luôn luôn dựa hẳn trên hai nguyên lí: nguyên lí nhân đạo chủ nghĩa và triết lí ái quốc chủ nghĩa. Trong cách trình bày, người viết thiên về sự khẳng định chân lý theo sát với hai nguyên lí trên. Sự khẳng định thường được trình bày hết sức rạch ròi giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, điều chính nghĩa và điều phi nghĩa. Những sự khẳng định có tính chất đối lập này được thể hiện một cách nhuần nhuyễn, sắc sảo trong rất nhiều bài viết, lời kêu gọi của Bác. Vẫn đi theo con đường lập luận truyền thống nhưng lập luận trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh là sự sáng tạo không ngừng. Trong mỗi một tình huống kêu gọi, đối với mỗi loại đối tượng mà Bác định hướng tới, Người lại có sự thay đổi linh hoạt về phong cách lập luận sao cho phù hợp và đạt hiệu quả PR cao nhất. Đó là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc định hướng, kêu gọi công chúng và mang đến những thắng lợi lẫy lừng của quân và dân ta trên khắp các mặt trận.

Luận văn tốt nghiệp

KẾT LUẬN

Trong luận văn này chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu, nhận xét ngôn ngữ trong các bài kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua nghiên cứu, phân tích chúng tôi rút ra một số vấn đề sau:

1. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và xã hội của loài người. Với cơ sở nền tảng là công cụ của giao tiếp và tư duy, ngôn ngữ còn tham gia vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau và cũng là căn bản để nhiều ngành khoa học phát triển, điển hình trong đó có ngành quan hệ công chúng. Liên quan đến ngôn ngữ trong quan hệ công chúng người ta đặc biệt chú ý đến diễn ngôn. Diễn ngôn là một hiện tượng xã hội, nó không chỉ là tập quán xã hội mà còn thể hiện văn hoá, xã hội. Cũng thế, ngôn ngữ không chỉ thể hiện quyền lực xã hội mà còn là công cụ thực thi quyền lực xã hội, nó mang tính tư tưởng, thái độ. Do vậy, phân tích quan hệ quyền lực xã hội là phân tích diễn ngôn. Để diễn ngôn phát triển và phát huy được mọi thế mạnh thì người ta cần vận đến phương thức quan hệ công chúng. Chính sự sáng tạo trong sử dụng ngôn từ, lập luận là căn bản để quan hệ công chúng thành công, thu hút và kêu gọi sự ủng hộ của quần chúng. Và Hồ Chí Minh trong các lời kêu gọi của mình đã làm quá tốt điều này nhằm tạo được sự ủng hộ của quần chúng, huy động được tối đa sức người sức của từ nhân dân trong cuộc kháng chiến trường kì bảo vệ đất nước.

2. Cách mạng Tháng Tám thành công đã khai sinh nước Việt Nam độc lập, độc lập về mọi mặt, trong đó có độc lập và chủ quyền về ngôn ngữ. Từ đây, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính danh. Để có được điều đơn giản này, chúng ta đã phải trải qua biết bao tháng ngày kháng chiến vô cùng gian khổ. Gian khổ mà thành công thì thật đáng tự hào biết bao! Tuy nhiên, để đạt được cái đích quá lớn lao ấy thì Bác Hồ quả là bậc tài ba trong việc vạch ra đường lối chỉ đạo kháng chiến, ngoại giao. Quan trọng nữa là Bác đã kêu gọi, động viên tinh thần quân dân như thế nào? Thành công của cuộc chiến không thể không kể đến các phương thức quan hệ công chúng mà Bác đã mở đầu và thực hiện vô cùng hoàn hảo để thu hút được sự ủng hộ của nhân dân tron nước và thế giới cho cuộc chiến tranh chính nghĩa này.

3. Để thực hiện chuyên luận nghiên cứu tìm hiểu về ngôn ngữ các bài diễn văn, các lời kêu gọi trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 và 5, chúng tôi đã đưa ra những khái niệm chung nhất về quan hệ công chúng cùng cơ sở lí luận về ngôn ngữ trong quan hệ công chúng. Liên

Luận văn tốt nghiệp

quan đến nội dung này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu cách thức tổ chức văn bản và sáng tạo ngôn ngữ trong các lời kêu gọi đó. Ngôn ngữ trong quan hệ công chúng cũng gắn liền với phương pháp lập luận. Có thể thấy lý thuyết về lập luận trong ngôn ngữ học được Bác sử dụng hết sức triệt để như lập luận quy nạp, diễn dịch; lập luận theo tam đoạn luận và hình vuông lập luận. Bên cạnh đó là sự phá cách, sáng tạo rất thú vị và gây ấn tượng mạnh của Bác về lập luận. Có khi Bác sử dụng hàng loạt các lập luận ngắn gọn để đưa ra kết luận; Có khi những câu hỏi làm nên lập luận; Hoặc đôi khi lập luận của Bác chỉ đơn giản hình thành từ những diễn ngôn có tính mạch lạc rất chặt chẽ… Cùng với các chiêu thức PR trong việc tổ chức cấu trúc diễn ngôn, Hồ Chủ tịch còn rất linh hoạt và sáng tạo trong cách sử dụng và “tận dụng” quyền lực của ngôn từ. Theo những người nghiên cứu, đó là những sáng tạo rất độc đáo, thú vị và vô cùng thiết yếu để tác phẩm PR phát huy được tối đa mục đích của người viết.

4. Qua bước đầu nghiên cứu, tìm hiểu về ngôn ngữ quan hệ công chúng thông qua những bài diễn văn, lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch chúng tôi nhận thấy những điều mình xem xét được thật sự là những bước sơ khai, những nhận xét ban đầu về ngôn ngữ và phong cách Hồ Chí Minh. Tuy phần nào đã phân tích và cung cấp thông tin về ngôn ngữ truyền thông và những sáng tạo trong cách thức tổ chức văn bản và sử dụng ngôn ngữ của Bác nhưng chúng tôi hiểu rằng đó chỉ là một phần nhỏ trong việc nghiên cứu về ngôn ngữ và phong cách Hồ Chí Minh. Vì vậy, chúng tôi cũng mong muốn có thời gian và cơ hội để nghiên cứu cao hơn, đầy đủ và phát triển hơn về đề tài rất thú vị này.

5. Luận văn chúng tôi đã phân tích, tìm hiểu và đưa ra một số kết luận nhỏ về phương pháp, phương thức của quan hệ công chúng mang đặc trưng Hồ Chủ tịch. Chúng tôi cũng tin tưởng các kiến thức, thông tin mà luận văn này đưa ra không chỉ đóng góp vào khoa học nghiên cứu mà còn có ý nghĩa thiết thực trong ứng dụng đối với ngành truyền thông và quan hệ công chúng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ngày nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Hữu Châu, Ngôn ngữ học đại cương, tập2, NXB Giáo dục, 2007. 2. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999. 3. VNU-HCM City, Public Speaking, NXB VNU HCM, 2001.

4. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, 2000.

5. Hữu Đạt, Phong cách học tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia, 2001

6. Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan, Cơ sở tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1998. 7. Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 8. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, Dẫn luận ngôn

ngữ, NXB Giáo dục, 2002.

9. Nguyễn Hoà, Phân tích diễn ngôn, NXB Đại học Quốc gia, 2003.

10. Nguyễn Hoà, Phân tích diễn ngôn phê phán: lý luận và phương pháp, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2006.

11. Hoàng Trọng Phiến, Cách dùng hư từ tiếng Việt, NXB Nghệ An, 2003. 12. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2002.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng Bước đầu nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn (trên tư liệu các lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 83)