Cấu trúc hội thoại theo trường phái của Mỹ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng Bước đầu nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn (trên tư liệu các lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 32)

2. Cấu trúc hội thoại

2.1.Cấu trúc hội thoại theo trường phái của Mỹ

Năm 1963- 1964, tác giả của trường phái này- ông Harvey đã chú ý tới việc khám phá ra các cơ chế tổng quát chi phối sự thay đổi lượt lời trong hội thoại, cấu trúc chuỗi hội thoại và sự điều phối các hoạt động trong hội thoại. Hội thoại có hai tổ chức tổng quát: tổ chức cặp (sequential organisation) và tổ chức được ưa thích (preference organisation) được xây dựng từ lượt lời. Đơn vị cơ sở, đơn vị tổ chức nên đơn vị khác lớn hơn của hội thoại là các lượt lời (turn at talk).

Lượt lời do các hành vi ngôn ngữ tạo ra, trong hội thoại, các lượt lời đi với nhau lập thành từng cặp.

Luận văn tốt nghiệp

Ví dụ:

Khảm bảo:

- Anh Cấn ơi anh cho em năm chục Cấn bảo:

- Tiền đâu mà cho

(Không có vua, Nguyễn Huy Thiệp)

Cặp kế cận là hai phát ngôn kế cận nhau, do hai người khác nhau nói ra được tổ chức thành hai bộ phận riêng rẽ sao cho bộ phận thứ nhất đòi hỏi phải có bộ phận thứ hai, bộ phận thứ hai phải tương thích với bộ phận thứ nhất về nội dung. chối). Trong trường hợp giữa bộ phận thứ nhất và thứ hai có khoảng cách thì khoảng cách đó là chỗ cho cặp chêm xen. Xét ví dụ sau:

- (1) Tuần sau thi Lịch sử Đảng đấy cậu biết chưa?

- (2) Thày giáo nói làm tiểu luận cơ mà?

- (3) Không, mới đổi lịch thi

- (4 ) Trời ạ, thế mà tớ chả biết gì cả

Trong đoạn hội thoại trên, cặp chêm xen là câu (2), (3) bởi người nghe trước khi đưa ra bộ phận thứ hai còn phải nêu một lí do khác, buộc người đưa ra bộ phận thứ nhất phải trả lời.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng Bước đầu nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn (trên tư liệu các lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh (Trang 32)