2. Cấu trúc hội thoại
2.3. Cấu trúc hội thoại theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ Pháp
Tiếp thu quan điểm về các bậc trong hội thoại của lí thuyết phân tích diễn ngôn, trường phái Thuỵ Sĩ- Pháp cho rằng hội thoại là một tổ chức tôn ti như tổ chức một đơn vị cú pháp, gồm: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp. Đây là các đơn vị có tính chất lưỡng thoại nghĩa là hình thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại. Ngoài ra còn có đơn vị có tính chất đơn thoại, nghĩa là do một người nói ra gồm: tham thoại và hành vi ngôn ngữ.
Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất. Một cuộc thoại có thể được xác định nhờ vào các tiêu chí nhân vật hội thoại, tính thống nhất về thời gian và địa điểm, tính thống nhất về đề tài diễn ngôn và các dấu hiệu định ranh giới cuộc thoại. Khác với cuộc thoại, đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc ngữ dụng. Về ngữ nghĩa đó là liên kết chủ đề, về ngữ dụng đó là các lập luận. Trong cấu trúc của hội thoại người ta còn quan tâm đến cặp trao đáp. Cặp trao đáp là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu để từ đó cuộc hội thoại chính thức được tiến hành. cặp thoại được cấu thành từ các tham thoại. Hai tham thoại trong một cặp thoại thường đối xứng nhau. Trong hệ thống ngữ pháp hội thoại thì hành vi ngôn ngữ được coi là đơn vị nhỏ nhất. Các ứng xử bằng lời đều căn cứ vào các hành vi ngôn ngữ đi trước chứ không căn cứ vào đơn vị ngữ pháp thông thường như từ và câu. Vai trò và các chức năng ngôn
Luận văn tốt nghiệp
ngữ nằm trong mạng lưới hội thoại. Trong quan hệ hội thoại, các hành vi ngôn ngữ có hai nhóm: hành vi có hiệu lực ở lời và hành vi liên hành vi. Hành vi có hiệu lực ở lời là hành vi có hiệu lực thay đổi quyền lực và trách nhiệm của người hội thoại; còn hành vi liên hành vi nằm trong quan hệ giữa các hành vi tạo nên một tham thoại, có tính chất đơn thoại (hành vi ở lời có tính đối thoại).
Như vậy có thể thấy rằng cấu trúc của diễn ngôn chính là sự biểu hiện của ngữ pháp, phong cách diễn ngôn. Đồng thời nói đến ngữ pháp của diễn ngôn là ngầm thừa nhận sự tồn tại của hệ thống những quy tắc chi phối chuỗi các hành vi ngôn ngữ quyết định một diễn ngôn có tính mạch lạc. Cấu trúc của một văn bản cũng như việc sử dụng linh hoạt ngôn ngữ cũng góp phần hết sức quan trọng trong nhằm thể hiện ý đồ, mục đích của tác giả khi đưa ra diễn ngôn. Sự tác động này sẽ được nghiên cứu, phân tích kĩ hơn trong phần sau của luận văn: cấu trúc văn bản những lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hồ Chí Minh toàn tập 1945- 1946 và 1947- 1949.
PHẦN II: ĐẶC TRƢNG CẤU TRÚC VĂN BẢN TRONG NHỮNG LỜI KÊU GỌI CỦA HỒ CHÍ MINH (Hồ Chí Minh toàn tập 1945- 1946 và 1947- 1949).
Như đã trình bày tại phần một của chương, cấu trúc có thể được coi là diện mạo của văn bản, là biểu hiện của tính logic, mạch lạc giữa các câu trong một văn bản. Cùng với ngôn ngữ và các phương tiện liên kết, cấu trúc của văn bản được hình thành và tạo nên nét đặc trưng của mỗi tác giả và thể hiện mục đích của tác giả. Lý thuyết này lại được thể hiện và chứng minh rất điển hình trong những lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch. Phần hai của chương luận văn này, chúng tôi xin đi vào bước đầu tìm hiểu về đặc trưng cấu trúc văn bản những lời kêu gọi của Hồ Chí Minh trong Hồ Chí Minh toàn tập tập 4 và 5.
Hồ Chí Minh toàn tập là tổng tập hoàn thiện với đầy đủ các bài viết, bài nói, điện văn, thư từ, tuyên bố, trả lời phỏng vấn, thơ ca và đặc biệt là những lời kêu gọi tới nhiều đối tượng trong nhân dân nhằm thực hiện các mục tiêu quân sự và dân sự khác nhau. Hồ Chí Minh toàn tập lưu lại những tác phẩm mà đã trở thành những áng văn vĩ đại, có ý nghĩa không chỉ với quân dân lúc bấy giờ mà còn giá trị tới muôn đời sau.
Luận văn tốt nghiệp
Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi xin được bước đầu tìm hiểu về ngôn ngữ các bài kêu gọi của Hồ Chủ Tịch trong tập 1945- 1946 (tập 4) và 1947- 1949 (tập 5). Không những là các tác phẩm được viết vào thời kì sôi nổi nhất của cuộc kháng chiến chống Pháp, tập sách này còn chứa đựng một áng văn lập quốc vĩ đại, một kiệt tác về tư tưởng lí luận của Hồ Chí Minh: bản “Tuyên ngôn độc lập”. Cả hai tập sách với hàng trăm bài viết là hàng trăm sự sáng tạo ngôn từ giản dị, chân thành mà rất đỗi thành công của Hồ Chủ Tịch. Cùng với nghị lực cách mạng và sức mạnh phi thường, Bác Hồ đã dùng ngòi bút sắc bén đầy uyển chuyển của mình để vạch ra đường lối kháng chiến và kêu gọi nhân dân hợp sức trong cuộc chiến tranh giành độc lập thật gian lao này. Khi đó, ngòi bút và ngôn ngữ thực sự là vũ khí chiến đấu quan trọng hàng đầu đối với vị Chủ Tịch đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đương thời. Một câu hỏi được đặt ra đối với không chỉ các nhà nghiên cứu ngôn ngữ mà cả các nhà khoa học khác là: Vậy ngôn ngữ đã giúp gì cho Bác Hồ như một vũ khí chiến đấu và Hồ Chủ Tịch đã vận dụng ngôn ngữ có gì mới, có gì sáng tạo mà có thể đem lại hiệu quả cao, huy động được sức dân nhiều đến thế? Chính trong luận văn này chúng tôi sẽ phần nào tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc trên về văn phong Hồ Chí Minh trong những lời kêu gọi.
1. Cấu trúc văn bản và sự sáng tạo trong cách thức tổ chức văn bản những lời kêu gọi của Hồ Chí Minh.
Là một loại hình văn bản, những lời kêu gọi của Hồ Chí Minh cũng mang đầy đủ đặc điểm cấu trúc của một tác phẩm ngôn ngữ. Nghĩa là mỗi lời kêu gọi đều có đầy đủ bốn phần gồm: tiêu đề, mở đầu, triển khai và kết luận. Tuy nhiên, mục đích của chúng tôi khi thực hiện chuyên luận này không chỉ là phân tích cấu trúc các văn bản theo khía cạnh như phần I đã đề cập mà dựa vào đó, chúng tôi tìm hiểu và đánh giá sự sáng tạo trong cách thức tổ chức văn bản những bài kêu gọi của Hồ Chủ Tịch.
Trong quá trình tìm hiểu các văn bản lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, chúng tôi thấy rằng hầu hết các lời kêu gọi đều rất ngắn gọn và súc tích. Độ dài của mỗi bài kêu gọi phổ biến là từ ½ đến 1 trang viết. Ngoại trừ trường hợp có bài viết phải phân tích, đề cập đến nhiều vấn đề thì nội dung dài hơn.Trong phần này chúng tôi chưa đề cập đến mặt ngôn
Luận văn tốt nghiệp
ngữ, nếu chỉ xét đến mặt cấu trúc thì các bài kêu gọi đều có bố cục rõ ràng, ngắn gọn và hết sức đơn giản. Ngắn gọn là một trong những đặc trưng rất nổi bật trong cách nói, cách viết Hồ Chí Minh, ngắn gọn có nghĩa là gọn gàng, rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung thiết thực, thấm thía, chắc chắn. Ngắn gọn trong cách nói cách viết Hồ Chí Minh là cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, chữ thừa. Mọi tư liệu, thông tin trong bài kêu gọi của Bác đều gắn với bối cảnh và các sự kiện đang diễn ra trong xã hội, đời sống nên không cần phải viết dài dòng mà người đọc vẫn thấu hiểu.
Giáo sư Đinh Văn Đức (Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) trong bài nghiên cứu “Ngôn ngữ bản Tuyên ngôn độc lập- một hình ảnh độc lập của tiếng Việt” đã nhận xét rằng sự súc tích của câu văn và từ ngữ là một nét nổi trội trong phong cách Hồ Chí Minh. “Có những nội dung rất lớn nhưng tác giả chỉ cần gói gọn trong một dòng với những ngắt đoạn cực ngắn, ví dụ như: “Pháp chạy. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị…. Chúng ta lấy lại đất nước ta từ trong tay Nhật chứ không phải trong tay Pháp”. Chỉ qua vài câu rất ngắn đó thôi mà biết bao ý tứ được mở ra, ta đã khẳng định được rằng Việt Nam là đất nước có chủ quyền và thực sự độc lập.
Đặc tính ngắn gọn, hàm súc trong các bài nói, bài viết của Bác Hồ là sự kế thừa và phát triển phong cách phương Đông. Đó cũng là kết quả công phu rèn luyện của Bác từ những ngày đầu tham gia hoạt động chính trị, tham gia làm báo cách mạng. Người nhiều lần phê bình nhắc nhở cán bộ về mặt ba hoa, viết vừa dài vừa rỗng. Người thường khuyên cán bộ nói viết đều phải ngắn gọn, thiết thực, đi thẳng vào vấn đề. Nói dài, viết dài và sáo rỗng đều hoàn toàn xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh.
Đôi khi, lời kêu gọi của bác được trình bày và thể hiện như một lá thư tâm tình, động viên, khích lệ tinh thần và sức chiến đấu trong nhân dân. Hồ Chủ Tịch viết lời kêu gọi đến nhân dân nhưng tựa như người đồng chí, người bạn hữu khích lệ nhau, khuyên nhau một cách chân thành. Cấu trúc của lời kêu gọi chính là yếu tố đầu tiên khẳng định tính logic, mạch lạc cho tác phẩm và góp phần tạo nên ý nghĩa đích thực của mỗi lời kêu gọi.
Luận văn tốt nghiệp
Trước hết, để mở đầu cho những lời kêu gọi, dù dành cho bất cứ đối tượng nào, Bác Hồ cũng đều dùng lời chào hết sức thân tình và giản dị. Tiếng chào ấy chính là tiếng gọi quân dân thật chân thành từ sâu thẳm trong trái tim vị Chủ tịch. Lời chào cũng được Bác sử dụng rất linh hoạt và đa dạng tuỳ thuộc vào đối tượng được chào, tính chất hay nội dung của lời kêu gọi. Khi gọi toàn thể nhân dân cùng chúng sức tham gia thực hiện nhiệm vụ gì đó của đất nước, Bác kêu:
Hỡi đồng bào cả nước (Tuyên ngôn độc lập, 1945)
Hỡi đồng bào Bắc Bộ (Lời kêu gọi đồng bào Bắc Bộ, 1946)
Hỡi đồng bào toàn quốc! (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, 1946)
Đây có thể được coi là lời chào phổ biến nhất, cũng là lời chào vừa thân tình, vừa trang trọng dùng trong những lời kêu gọi. Cách kêu gọi ấy tạo cho người nghe cảm giác thân tình và đầy tinh thần đoàn kết. Bất kì ai khi ý thức được mình là công dân, là thành viên trong tập thể thì đều lắng nghe, đều “nuốt” từng lời Bác nói.
Đứng trước một sự việc mang đầy tính hối thúc, cần phải làm gấp, làm ngay thì sự hối thúc gấp gáp ấy cũng thể hiện ngay trong lời chào, tiếng gọi của Bác. Tiếng chào khi đó rất ngắn gọn, đơn giản:
Quốc dân đồng bào! (Lời kêu gọi quốc dân, 1945)
Hỡi đồng bào! (Lời kêu gọi sau việc tàu bày địch tàn sát đồng bào Nam bộ, 1946) Ngắn gọn và đơn giản là tiêu chí hàng đầu Bác lựa chọn khi sử dụng lời chào đến nhân dân cho những lời kêu gọi mang tính gấp gáp, cho những công việc cần phải làm ngay. Trong cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc, với Bác, sức mạnh trong nhân dân cần được nuôi dưỡng bằng trí tuệ, trí tuệ lại được hình thành từ cốt lõi là học hành. Vì vậy, sau khi giành được quyền độc lập vào 2/9/1945, Bác Hồ đã đặt ra một nhiệm vụ cần làm cấp tốc đó là diệt giặc dốt. Bởi theo Bác “số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95% (…). Như thế thì tiến bộ làm sao được?”. Chính tính chất cấp bách của
Luận văn tốt nghiệp
cuộc cách mạng trí tuệ này mà Bác Hồ đã ra lời kêu gọi chống nạn thất học với lời gọi rất ngắn gọn và khẩn thiết:
Quốc dân Việt Nam! (Chống nạn thất học, 1945)
Lời chào của Bác rất đơn giản nhưng cũng đầy tình cảm chân thành. Khi viết, Bác thường dùng dấu chấm than (!) ở cuối lời chào để bày tỏ tình thân ái. Người đọc, người nghe sẽ dễ dàng cảm nhận được sự hối thúc, sốt sắng của công việc ngay từ lời chào nhưng đó là sự hối thúc đầy tình cảm và nhiệt huyết của người Cha già dân tộc- Hồ Chí Minh.
Nếu không phải là một nhiệm vụ cần hối thúc, vội vàng, Hồ Chủ Tịch lại linh hoạt trong việc vận dụng những lời chào, lời kêu gọi hết sức thân tình, gần gũi:
Cùng các Chính phủ và nhân dân thế giới,
Cùng đồng bào toàn quốc Việt Nam, (Lời kêu gọi sau hiệp định sơ bộ, 1946)
Cùng toàn quốc đồng bào!
Cùng anh chị em lao động! (Lời kêu gọi nhân ngày 1-5, 1946)
Với lời chào này, người đọc, người nghe lại có cảm giác vị Chủ tịch đáng kính trở nên gần gũi như một người bạn. Người đã thấu hiểu, sẻ chia và động viên nhân dân, người lao động trong những công việc và nhiệm vụ khác nhau nhằm hướng đến mục đích cao cả là giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước.
Đôi khi, Bác lại dùng lời chào rất trang trọng trong những lời kêu gọi. Thường thì đó là nhằm phục vụ mục đích ngoại giao:
Kính gửi Đại Anh Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô và các nước thành viên khác của Liên hợp quốc (Lời kêu gọi Liên hợp quốc, 1946).
Luận văn tốt nghiệp
Khi đó, lời kêu gọi giống như một lá thư, một lời bày tỏ mà Bác muốn gửi đến mọi người, để sau khi người đọc đã đọc xong bức thư thì cũng hiểu ra rằng mình cần phải làm gì và nên có trách nhiệm như thế nào trước tình hình trên.
Có một điểm đặc biệt không thể không chú ý trong cách soạn thảo các lời kêu gọi của Bác đó là thay vì thường xuyên thực hiện các lời chào, lời hỏi như bên trên đã trình bày thì có lúc Người lại đi thẳng vào vấn đề. Có lúc Người bắt đầu bằng những lập luận như trong lời “Hô hào nhân dân chống nạn đói” (1945), có lúc Người lại phân tích hay bày tỏ suy nghĩ của mình và coi đó như những lập luận nhằm đưa ra kết luận, tiêu biểu cho trường hợp này là “Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu” (1946) và “Lời kêu gọi nhân dân thi hành đúng bản hiệp định sơ bộ Việt – Pháp” (1946).
Nếu như đầu bài viết thường bắt đầu bằng những lời chào rất chân thành thì cuối bài, để nhấn mạnh lời kêu gọi, Người thường dùng cách hô khẩu hiệu. Những lời khẩu hiệu đó nhằm tăng thêm tinh thần quyết tâm, củng cố ý chí và niềm tin cho quần chúng nhân dân. Đó có thể là những khẩu hiệu rất đơn giản, thân thuộc nhưng sự tài tình của Bác là sử dụng chúng đúng chỗ, đúng lúc, ngôn từ dễ hiểu nên rất dễ đi vào lòng người. Trong các bài kêu gọi, sau khi phân tích tình hình, Bác đưa ra kết luận nhất định và chắc chắn nhằm kêu gọi mọi người cùng thực hiện và lời chào của Bác chính là những khẩu hiệu sắt đá đầy niềm tin. Khi kêu gọi đồng bào hãy quyết tâm chiến đấu giành thắng lợi trong dịp đầu năm mới, Bác hô:
Việt Nam độc lập, thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm! (Lời kêu gọi đầu năm mới, 1947)
Khi kêu gọi nhân dân thế giới hãy đứng lên bảo vệ hoà bình tự do, ủng hộ chiến tranh chính nghĩa ở Việt Nam, Bác đã khẳng định:
Các dân tộc Châu Á đoàn kết muôn năm! Thế giới dân chủ thắng lợi muôn năm!
Luận văn tốt nghiệp
Việt Nam thống nhất và độc lập muôn năm! (Lời kêu gọi gửi nhân dân thế giới, 1947)
Những ví dụ trên cũng chỉ ra rằng, ngoài ngôn từ, các dấu câu (dấu chấm than) cũng góp phần không nhỏ trong việc mang lại sức hút, thành công trong mỗi lời kêu gọi của Bác. Qua khảo sát các bài kêu gọi của Hồ Chủ Tịch trong hai tập 4 và 5 của Hồ Chí Minh toàn tập, chúng tôi thấy trong hầu hết các bài này, Bác đều sử dụng những lời hô khẩu hiệu vào cuối bài nhằm lôi kéo, động viên tinh thần quần chúng. Đây chính là một chiêu thức trong quan hệ công chúng đã được Hồ Chủ Tịch sử dụng rất tinh tế và thành