Vị trí, vai trò của thanh niên và công tác thanh niên

Một phần của tài liệu Tư duy biện chứng của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên (Trang 59)

Từ khi ra đời đến nay, trong hầu hết các văn kiện của Đảng về CTTN đều có phần nhìn nhận, đánh giá vai trò, vị trí và khả năng cách mạng của thanh niên, phân tích thực trạng, làm rõ ưu điểm, nhược điểm của thanh niên trong từng thời kì từ đó Đảng có nhìn nhận CTTN, đề ra đường lối, chủ trương, quan điểm thanh vận phù hợp.

* Từ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến. Thanh niên luôn chiếm tỷ lệ cao trong dân số, họ có mặt bằng dân trí khá hơn các tầng lớp khác, có lòng căm ghét thực dân, phong kiến do bị nhiều tầng áp bức, bóc lột và“Thanh niên lại là hạng người ít bị cái ảnh hưởng quốc gia, phong kiến, đế quốc chủ nghĩa trói buộc hơn

người lớn” [60, tr.166]. Tuy nhiên trong xã hội cũ thanh niên luôn bị coi thường, ngay đến một số sĩ phu, trí thức yêu nước vẫn xem thanh niên là đối tượng quần chúng “Trẻ người non dạ, khó làm được việc lớn”. Bên cạnh đó, có người lại quá đề cao thanh niên, cho rằng họ có thể làm được mọi việc, thậm chí “ lay trời, trời phải rung, đạp đất, đất phải chuyển” mà không thấy những nhược điểm của thanh niên như thiếu kinh nghiệm, thiếu sự từng trải,…

Tán thành quan điểm của Quốc tế cộng sản thanh niên: “ Phải kịch liệt trừ những lối nói nhảm bậy rằng thanh niên thợ thuyền còn hèn ngu, non nớt vì những lời nói đó chỉ trở ngại cho khuynh hướng vô sản trong Đảng mà thôi” [57, tr.17]. “Án Nghị quyết về cộng sản thanh niên vận động” của BCH TW Đảng ban hành vào tháng 10 năm 1930 là văn kiện đầu tiên của Đảng bàn riêng về CTTN đã nhìn nhận địa vị thanh niên như sau:“ Những công nhân bãi công và nông dân biểu tình năm nay tỏ ra rằng thanh niên lao động đã trở thành một lực lượng rất quan trọng không thể không kể tới được”

“nhiều thanh niên trong hạng tiểu tư sản, nhất là học sinh đã tham gia vào các sinh hoạt chính trị ở Đông Dương” [60, tr.166].

Qua thực tiễn thâm nhập vào xã hội Việt Nam đầu những năm 30, Đảng ta thấy rõ thanh niên lao động là bộ phận bị bóc lột nhất trong các tầng lớp, thanh niên từ công nhân, nông dân đến tiểu tư sản, học sinh, trí thức, luôn bất bình, căm ghét ách thống trị của thực dân phong kiến, vì thế Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất (03/1935) đã đi tới kết luận: “Ngoài con đường cách mạng đấu tranh thì họ tuyệt nhiên không có phương pháp nào mưu ra khỏi ách nô lệ”, và do vậy: “Thanh niên lao động Đông Dương là một lực lượng cách mạng to lớn, vị trí thanh niên trong các phong trào cách mạng dân tộc giải phóng trước năm 1930 rất quan trọng” [63, tr. 77,78].

* Bước vào giai đoạn chuẩn bị khởi nghĩa sau khi Bác Hồ về nước (1941-1945), quán triệt tư tưởng của Người, Nghị quyết của TW Đảng tháng

2/1943 chỉ rõ “ Một Đảng cách mạng bao giờ cũng tuyển đội ngũ xung phong của mình trong các giới thanh niên” [65, tr. 300, 301]. Như vậy, tư duy của Đảng đã định hình quan điểm: với ưu điểm vốn có của mình, thanh niên có vai trò quan trọng, chính là nguồn bổ sung lực lượng cách mạng cho Đảng. Từ đó Đảng chú trọng những cách thức, phương pháp cụ thể để thu hút, tập hợp họ: “Đảng phải ra sức chống lại chính sách mê hoặc và lôi kéo thanh niên của phát xít Nhật, Pháp và lãnh đạo thanh niên tranh đấu đòi quyền lợi kinh tế, chính trị hàng ngày. Mỗi thành phố lớn phải có một ban thanh vận và cố gắng ra một tờ báo riêng cho thanh niên. Việc soạn sách riêng cho thanh niên cũng rất cần” [65, tr. 300, 301].Thực tế đã minh chứng tính đúng đắn và sự sáng suốt của Đảng ta trong việc tổ chức thanh niên thành lực lượng đi đầu từ Bắc vào Nam làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vĩ đại.

* Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đã luôn chú trọng việc đánh giá vai trò, vị trí, khả năng cách mạng của thanh niên, bày tỏ tình cảm, sự tin tưởng đối với lớp trẻ.

* Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến hành khôi phục phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH, là hậu phương vững chắc cho miền Nam đấu tranh, một số cán bộ, đảng viên nghĩ rằng trước nhiệm vụ mới này thanh niên khó lòng giữ được vai trò, vị trí đi đầu như trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Chấn chỉnh tình hình đó, TW Đảng ban hành Chỉ thị số 49-CT/TW về việc tăng cường lãnh đạo công tác thanh vận vào ngày 17/9/1957 nêu rõ: “Thanh niên có những đặc điểm của tuổi trẻ mà các lứa tuổi khác không có. Đó là lớp người đang lớn lên về thể chất, đang phát triển về trí tuệ, rất giàu tinh thần xung phong, hăng hái, ham tiến bộ, thiết tha với lý tưởng tốt đẹp của Đảng và không sợ khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng hi sinh phấn đấu vì lí tưởng đó...Nhưng thanh niên cũng có những nhược điểm, vì còn trẻ, giác ngộ giai cấp chưa sâu sắc, thiếu từng trải

ở đời, thường không hiểu được tính chất phức tạp trong sinh hoạt của xã hội, ít thấy những khó khăn; lại bồng bột, thiếu thực tế, không bao giờ bằng lòng với hiện tại, thường đề ra nhiều yêu cầu; khi không được mãn ý thì dễ sinh ra thái độ bất mãn” [70, tr. 608, 609]. Từ đó Đảng đặt ra yêu cầu : “Phải khắc phục tư tưởng coi thường thanh niên. Đừng thấy thanh niên có nhược điểm mà cho thanh niên là không tốt, mà cần phải thấy ưu điểm của thanh niên là căn bản, khả năng của thanh niên rất dồi dào” [70, tr. 610]. Đảng nhấn mạnh: “...nếu công tác thanh vận làm được tốt thì sẽ giúp cho Đảng lãnh đạo và phát triển phong trào cách mạng tiến lên không ngừng; nhưng nếu làm không tốt thì có thể có ảnh hưởng xấu đến vận mệnh của Nhà nước” [70, tr. 609]. Đây là lần đầu tiên Đảng ta nhận thức được rằng CTTN không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng hiện tại mà còn đến cả vận mệnh của nhà nước chuyên chính vô sản mà Đảng đang xây dựng. Đó là một bước chuyển biến mới trong tư duy của Đảng về CTTN.

* Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ và khốc liệt, vai trò của TN càng nổi bật, trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của dân tộc trước họa xâm lăng của một đế quốc giàu mạnh. Thời kì này nhận thức của Đảng về CTTN được nâng lên tầm cao mới thể hiện trong Nghị quyết 181-NQ/TW ngày 25/9/1968. Đảng thấy phải “tăng cường lãnh đạo” CTTN, đây là yêu cầu đòi hỏi bức thiết, cần tập trung trí lực và vật chất bởi “Tăng cường lãnh đạo công tác thanh vận...bảo đảm thắng lợi hiện nay và ngày mai của chúng ta, là một nhiệm vụ cách mạng vô cùng quan trọng có ý nghĩa chiến lược” [74, tr. 453]. Quan điểm của Đảng đã nâng ý nghĩa của CTTN từ “quan trọng” lên “ý nghĩa chiến lược”. Đó là bởi CTTN đảm bảo sự thắng lợi của cách mạng trong cả hiện tại và tương lai: “Thanh niên là những người trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ngoài tiền tuyến, đồng thời giữ vai trò nòng cốt trong sản xuất và bảo vệ sản xuất ở hậu phương. Cho nên

làm tốt công tác thanh vận sẽ góp phần rất lớn đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng CNXH đến thắng lợi” [74, tr. 453]. Ý nghĩa chiến lược còn bởi CTTN ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác quần chúng của Đảng, đến các giai cấp tầng lớp trong xã hội: “Làm tốt công tác thanh vận sẽ thiết thực góp phần vào việc xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân lớn mạnh...công tác thanh vận có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ… công tác thanh vận còn có ý nghĩa quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng Đảng”

[74, tr. 454].

Thực tiễn cách mạng cho thấy, Đảng không chỉ coi trọng đề cao TN, CTTN trong đấu tranh giải phóng dân tộc mà cả trong công cuộc xây dựng kiến thiết nước nhà. Đaị hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/ 1976), đại hội thống nhất nước nhà, cả nước đi lên CNXH, đã chính thức thể hiện quan điểm chiến lược về vai trò của thanh niên: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng” [75, tr. 599].

* Bước vào giai đoạn mới, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp cách mạng của chúng ta có nhiều thuận lợi cơ bản song cũng đứng trước nhiều khó khăn to lớn phức tạp. Nước ta đi từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ là phổ biến tiến thẳng lên XHCN không qua giai đoạn phát triển TBCN, hậu quả chiến tranh nặng nề, các thế lực phản động vẫn ráo riết phá hoại cách mạng nước ta. Đảng ta đề ra đường lối chung của cách mạng XHCN là nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ tiến lên CNXH; xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới XHCN. Để đường lối đó trở thành hiện thực tất yếu phải tạo ra những cao trào cách mạng XHCN của quần chúng sôi

nổi, liên tục và rộng khắp, phải ra sức động viên sự tham gia tích cực chủ động, tự giác, sáng tạo của toàn thể các tầng lớp nhân dân. Thanh niên lại luôn là lực lượng đi đầu hưởng ứng xu thế mới với nhiều tiềm năng sáng tạo, có trình độ khả năng tiếp thu nắm bắt nhanh cái mới, hiện đại. Bởi vậy trong công tác quần chúng, Đại hội Đảng lần thứ V (3/1982) đã khẳng định: “ Công tác vận động thanh niên có tầm quan trọng đặc biệt” [76, tr.129], không còn là “vấn đề có ý nghĩa chiến lược” , mà là “vấn đề chiến lược của cách mạng”, đòi hỏi trách nhiệm thực hiện không chỉ của Đảng “của toàn bộ hệ thống chuyên chính vô sản” [76, tr.129]. Cách diễn đạt “vấn đề có ý nghĩa chiến lược” mới nói lên tính chất, tầm quan trọng của vấn đề công tác thanh niên, còn diễn đạt “ vấn đề chiến lược” nói lên vị trí, vai trò của vấn đề CTTN trong tổng thể các vấn đề mà Đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện sự nghiệp cách mạng của mình.

Tuy nhiên thời kì này, do công tác tổ chức và tư tưởng của Đảng và công tác quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước còn nhiều khuyết điểm; nhiều cấp uỷ Đảng vẫn chưa nhận thức sâu sắc, buông lỏng coi thường lãnh đạo CTTN; nhiều cơ quan Nhà nước nặng về động viên, sử dụng thanh niên mà coi nhẹ việc đào tạo, bồi dưỡng thanh niên; tình trạng đảng viên thoái hoá biến chất, sự thiếu trách nhiệm của các lực lượng trong xã hội ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục thanh niên. Do vậy, Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 4/7/1985 làm rõ thêm: “Làm tốt công tác thanh niên là bảo đảm sự kế tục và phát triển không ngừng của chế độ ta, bảo đảm hiện tại cũng như tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam” [77, tr. 199]. Nếu như trước đây, trong nhận thức của Đảng, CTTN có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển, tiến lên không ngừng của cách mạng, có ảnh hưởng đến vận mệnh của nhà nước chuyên chính vô sản, thì nay tầm ảnh hưởng đó đã vươn xa: CTTN còn ảnh hưởng đến chế độ, đến sự kế tục giống nòi, tương lai của dân tộc.

* Bước vào thời kì đổi mới, sau 5 năm thực hiện, Đảng ta nhận thức ngày càng rõ ràng hơn và đầy đủ hơn về nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới xây dựng CNXH, xác định phải chú trọng xây dựng chiến lược con người, trong đó con người là mục tiêu của mọi chính sách, kế hoạch và đồng thời là chủ thể, nguồn lực hàng đầu, là động lực của mọi sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh một số thành tựu bước đầu đạt được thì tình hình khủng hoảng kinh tế trong nước và tình hình chính trị thế giởi có nhiều diễn biến phức tạp do Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã tác động mạnh đến tâm tư tình cảm, suy nghĩ hành động của các tầng lớp nhân dân cũng như thanh niên. Các thế lực thù địch ra sức thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, ráo riết hoạt động lôi kéo, phá hoại thanh niên hòng xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng và lật đổ chế độ. Nguy cơ sống còn của CNXH đặt ra gay gắt. Do vậy, Đảng ta đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW ra ngày 9/2/1991 về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTTN. Trước nhiệm vụ đổi mới toàn diện đất nước và tình thế cấp bách của cách mạng, Đảng ta nhận định CTTN là “nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược con người” [78, tr. 541]. Tức là Đảng đã đặt con người trẻ thành nhân vật trung tâm của sự nghiệp đổi mới trong chiến lược cách mạng của Đảng để chăm lo đầu tư, định hướng chính trị, bồi dưỡng, giáo dục, phát huy tiềm năng. Điều này vừa phản ánh đạo lý truyền thống của nhân dân ta, vừa phản ánh tư duy và kinh nghiệm hiện đại của thế giới.

Đất nước chưa ra khỏi khủng hoảng, buộc phải mở cửa hội nhâp, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Là một lực lượng xã hội có sức sống mới, đang độ vươn lên, có đầu óc thực tế và năng động, thanh niên nằm trong khâu trung tâm của những chuyển biến đó. Trước thực tiễn đó, Nghị quyết 04-NQ/HNTW của BCH TW Đảng khóa VII ngày 14/1/1993 đã nâng lên tầm cao về việc đánh giá vai trò, vị trí, của thanh niên và CTTN mang tính tổng kết lịch sử: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước

vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt nam có vững bước theo con đường XHCN hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố thành, bại của cách mạng”[79, tr.538, 539]. Khái niệm “sống, còn; thành, bại” nói lên tính quyết định hơn hết của CTTN đối với vận mệnh giống nòi, dân tộc, đối với kết quả của sự nghiệp cách mạng. Điều này khiến ta nhớ lại “Thư gửi thanh niên Việt Nam” của Bác Hồ từ thế kỉ trước “Hỡi Đông Dương đáng thương hại, Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên sớm già của Người không sớm được hồi sinh”.

* Trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 04 năm 1993, bước vào thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế sâu rộng, Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của TW Đảng đã đánh giá thanh niên mang tầm khái quát mới: “Thanh niên là rường cột của nước nhà…Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước” [59, tr.117,118]. Rõ ràng ở Nghị quyết 25 sự nhận thức của Đảng về thanh niên ngày càng được cụ thể hóa, không chỉ đánh giá vị trí vai trò của thanh niên mà trong quan điểm chỉ đạo này còn nêu bật chủ trương, quan điểm phát huy, đầu tư cho thanh niên trong thời kì mới và ý nghĩa, giá trị của quan điểm chỉ đạo đó. Nhìn suốt quá trình Đảng ta lãnh đạo CTTN và nhận thức về thanh niên đến nay, có thể rút ra một số vấn đề mang tính tổng kết sau đây:

Một phần của tài liệu Tư duy biện chứng của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)