Xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn

Một phần của tài liệu Tư duy biện chứng của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên (Trang 91)

Đảng ta thành lập ra tổ chức Đoàn như một lực lượng kế cận, đội dự tin cậy, gần Đảng nhất. Vì thế Đảng luôn sát sao chỉ đạo việc củng cố xây dựng củng cố Đoàn thanh niên về mọi mặt.

* Về mặt tổ chức, để tránh nhầm lẫn trong nhận thức ngay từ Nghị quyết đầu tiên của Đảng về CTTN tháng 10 năm 1930 Đảng đã chỉ rõ như sau: “Cộng sản thanh niên đoàn không phải là một Đảng cộng sản thứ hai cho thanh niên đâu. Nó là một cái tổ chức của những thanh niên cộng sản thừa nhận và thi hành chương trình, Điều lệ của Đảng cộng sản. Tuy nhiên về đường tổ chức, thanh niên phải có một đoàn thể độc lập, có cơ quan chỉ huy riêng của họ (vẫn chịu chỉ huy và kiểm soát của Đảng cộng sản)”[60, tr.169]. Trong việc xây dựng tổ chức Đoàn, Đảng luôn quán triệt quan điểm: không kết nạp đoàn viên vào Đảng ồ ạt, nhưng phải liên lục bổ sung lực lượng đoàn viên, cần coi trọng chất lượng hơn số lượng. Điển hình như thời kì 1931 - 1933, sau cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, trước các cuộc khủng bố tàn bạo của đế quốc, hàng nghìn cán bộ, đảng viên của ta bị truy sát giết hại, tù đày, khiến nhiều cơ sở Đảng gần như bị xóa trắng, gây ra tổn thất to lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng. Thực tế đó đòi hỏi gấp rút phải bổ sung lực lượng cho Đảng, và không từ đâu khác, tổ chức Đoàn được huy động với tinh thần Đoàn là lực lượng dự trữ cho Đảng. Tuy nhiên ở một số nơi, các cấp ủy Đảng

đã kết nạp hết đoàn viên vào Đảng mà không tiếp tục đồng thời quá trình tuyên truyền, giác ngộ, bồi dưỡng thanh niên ưu tú kết nạp vào Đoàn, dẫn đến thực trạng ở nhiều khu vực không có tổ chức Đoàn trong thời gian dài, số đoàn viên kém hơn số đảng viên. Thấy rõ hạn chế trong nhận thức đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I năm 1935 yêu cầu “Nhiệm vụ chính là củng cố và khuyếch trương Thanh niên Cộng sản Đoàn, chỗ nào đã có chi bộ đảng thì phải thiết pháp tổ chức chi bộ đoàn... Mỗi đảng viên chẳng những chỉ cần kết nạp thêm đảng viên mới mà còn cần kết nạp cả đoàn viên mới” [63, tr. 79, 80]. Chính nhờ sự chỉ đạo kịp thời sát sao của Đảng mà tại những địa bàn bị “trắng Đoàn” các cơ sở Đoàn được khắc phục dần, số lượng đoàn viên tăng lên đáng kể, tổ chức Đoàn được khôi phục.

Mặt khác, Đảng luôn yêu cầu tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên không được cứng nhắc, phải linh hoạt phù hợp với chính sách của Đảng, với yêu cầu nhiệm vụ chính trị hàng đầu của tổ chức Đoàn trong từng thời kì cách mạng. Cụ thể như: thời kì 1939-1941, trước nguy cơ xâm lược của đế quốc phát xít, cần lập ra “Đông Dương Thanh niên phản đế đoàn” thế cho Thanh niên Cộng sản Đoàn. Yêu cầu chung của đoàn viên là theo chủ trương cộng sản. Nhưng điều kiện hàng đầu kết nạp đoàn viên thời kì này là: “...hễ người thanh niên nào chịu tranh đấu chống chế độ tư bản, chống đế quốc chiến tranh, chống phát xít thì có thể đem vào đoàn rồi. Do trong công tác tranh đấu, chúng ta sẽ huấn luyện các đoàn viên theo tinh thần cộng sản chủ nghĩa” [64, tr. 235- 236]. Bước vào giai đoạn 1941-1945, điều kiện hàng đầu kết nạp đoàn viên là có tinh thần cứu quốc. Hội nghị TW Đảng lần thứ VIII năm 1941 yêu cầu: Vì chính sách của Đảng ta hiện nay là chính sách cứu quốc cho nên mục đích của các hội quần chúng cũng xoay về việc cứu quốc là cốt yếu…Các đảng viên phải tránh cái bệnh cô độc lâu nay quen lối lựa chọn quá kỹ lưỡng và bắt buộc điều kiện quá cao làm cho việc phát triển các đoàn thể trở nên khó

khănViệt Nam cứu quốc đoàn từ nay là đoàn thể của tất thảy thanh niên muốn tranh đấu đánh Pháp, đuổi Nhật” [65, tr. 124-125]. Thời kì xây đựng CNXH ở miền Bắc, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam tranh đấu, Đảng nói rõ: “Cơ sở của Đoàn là các tầng lớp thanh niên công nhân, nhân dân lao động và trí thức cách mạng. Đoàn cũng kết nạp những thanh niên tiến bộ thuộc các tầng lớp khác tự nguyện phấn đấu xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và kiên quyết ủng hộ mọi đường lối chính sách của Đảng” [69, tr. 648],...

Với lối tư duy biện chứng linh hoạt như vậy, Đảng đã tập hợp, cuốn hút được đông đảo đoàn viên theo mình, xây dựng được một tổ chức thanh niên cộng sản hùng hậu cận kề, là lực lượng trữ tin cậy cho mình, giúp Đảng thực hiện thành công mọi nhiệm vụ khó khăn qua từng thời kì cách mạng.

* Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn, trong công tác xây dựng củng cố tổ chức Đoàn, Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc: vấn đề cán bộ là vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định.

Ngay từ trong kháng chiến chống Pháp, Đảng đã đề cập việc cho Đoàn mở các trường huấn luyện, đào tạo cán bộ đoàn. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước quyết liệt vấn đề xây dựng hệ thống trường Đoàn các cấp và cán bộ chủ chốt làm CTTN được Đảng đề cập cụ thể hơn. Chỉ thị của Ban Bí thư TWĐảng số 105-CT/TW ngày 29/7/1965 về việc tăng cường lãnh đạo công tác vận động thanh niên trong tình hình mới, nêu rõ: “ Ở mỗi cấp uỷ đảng cần phân công một cấp uỷ viên có năng lực trực tiếp làm bí thư đoàn,… cần có một cấp uỷ viên trong ban thường vụ phụ trách công tác Đoàn Thanh niên” [73, tr. 341]. Nghị quyết số 181-NQ/TW ngày 25/9/1968 của TW Đảng bổ sung: “ Cần xây dựng và kiện toàn trường Đoàn ở cấp trung ương và các tỉnh đủ biên chế và phương tiện cần thiết và các lớp huấn luyện ở huyện để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đoàn Thanh niên trong tình hình mới…Các cấp uỷ Đảng cần hết sức quan tâm đến việc kiện

toàn bộ máy và chăm lo đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đoàn Thanh niên, có quy hoạch và chương trình đào tạo trước mắt và lâu dài” [74, tr.461, 465].

Bước vào thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vấn đề chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ đoàn thông qua hệ thống trường Đoàn chính quy được đề cập rõ nét hơn. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 4/7/1985 của Bộ Chính trị khóa V về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTTN nêu rõ: ...quy hoạch lựa chọn, bồi dưỡng đào tạo và luân chuyển cán bộ đoàn để vừa làm tốt việc xây dựng bộ máy Đoàn, vừa tăng cường lực lượng cán bộ trẻ cho Đảng và cho các ngành...Xây dựng hệ thống trường đoàn các cấp, nâng cao chất lượng, đào tạo.... Sớm có chính sách đối với cán bộ đoàn...” [77, tr.212]

Đến nay, TW Đảng đã ban hành riêng Quy chế cán bộ đoàn ngày 08/02/2010 tạo thuận lợi cho tổ chức Đoàn “trẻ hoá” và “chuẩn hoá” đội ngũ cán bộ. Hệ thống trường Đoàn được đầu tư nâng cấp, năm 2011 Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam được công nhận là cơ sở giáo dục bậc đại học đào tạo cán bộ chuyên trách làm công tác thanh thiếu nhi. Tất cả thể hiện sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng cán bộ đoàn, xây dựng tổ chức Đoàn.

* Về mối quan hệ giữa tính tiên tiến và tính quần chúng của tổ chức Đoàn, mối quan hệ giữa công tác mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên và công tác củng cố xây dựng tổ chức Đoàn

Vấn đề thành lập mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên thực tế đã được đặt ra từ Nghị quyết về công tác thanh vận đầu tiên của Đảng (10/1930). Nghị quyết nêu rõ: “Muốn có ảnh hưởng cộng sản lan rộng trong quần chúng thanh niên lao động, Thanh niên cộng sản Đoàn chẳng những chỉ lo một việc chính là tổ chức những chi bộ ở các sản nghiệp và các nơi khác mà thôi, mà lại phải hết sức tổ chức ra những đoàn thể phụ thuộc như là những bộ phận

thanh niên trong các Công, Nông hội, Thanh niên vệ đội, Đồng tử quân, Thiếu niên cách mạng, ban thanh niên trong Hội phản đế, Hội thể dục,v.v…Những đoàn thể này phải ở dưới quyền chỉ huy và kiểm duyệt của Thanh niên cộng sản Đoàn mới được” [60, tr.170].

Việc này được nêu rõ hơn trong Nghị quyết về Thanh niên vận động tại Đại hội Đảng cộng sản Đông Dương tháng 3/1935:“ Đảng không chủ trương tổ chức “Thanh niên hội” để làm cái nợ cho Đoàn, mà chủ trương tổ chức những đoàn thể phổ thông… chen vào trong các đoàn thể thanh niên cách mạng tiểu tư sản, cải lương, phản động, nhất là “hướng đạo đoàn”, kéo quần chúng trong các đoàn thể ấy sang phe Thanh niên Cộng sản. Chú trọng đem nữ thanh niên, thanh niên người dân tộc thiểu số và ngoại quốc vào vận động cách mạng” [63, tr. 80, 81]. Có thể hiểu, những đoàn thể phụ thuộc ấy sẽ tạo thành một mặt trận thanh niên làm nhiệm vụ lôi kéo các đối tượng thanh niên khác nhau đứng về phía Đoàn, tập hợp, gắn kết họ lại để thực hiện mục tiêu cách mạng chung của Đoàn, góp phần giúp Đoàn hỗ trợ, rèn luyện thanh niên và tuân theo sự chỉ huy, định hướng của Đoàn.

Để đảm bảo sợi dây liên kết chặt chẽ giữa Đoàn và các đoàn thể thanh niên phụ thuộc, thủ lĩnh của các tổ chức ấy phải là những đoàn viên ưu tú được Đoàn cử sang. Nghị quyết của Khoáng đại Hội nghị của toàn thể Ban TW của Đảng Cộng sản Đông Dương họp từ 25/8 đến 4/9/1937 đã chỉ rõ:

“...phải lợi dụng đủ các hình thức công khai và bán công khai để thâu phục quảng đại quần chúng thanh niên, đoàn kết họ lại thành một mặt trận thống nhất thanh niên. Muốn làm trọn được nhiệm vụ tổ chức thanh niên, Đảng phải đặc biệt phái một số am hiểu tình hình, xu hướng, nguyện vọng của thanh niên phụ trách về công tác ấy” [64, tr.291].

Đồng thời Đảng ta đã có chủ trương quan trọng về việc xây dựng tổ chức Đoàn từ nguồn lực lượng mặt trận thanh niên. Nghị quyết của Ban

Thường vụ TW Đảng (02/1943) yêu cầu: “Phải phái người vào các đoàn hướng đạo, hội thể dục,… mà hoạt động. Nơi nào chưa có những tổ chức như thế thì phải lợi dụng những khả năng và hoàn cảnh mà tổ chức ra rồi tuyển trong đó những phần tử thanh niên tốt đưa vào thanh niên cứu quốc đoàn”

[65, tr.300, 301]. Đây là một định hướng mới mẻ, có ý nghĩa chiến lược, khẳng định vai trò vị thế của mặt trận thanh niên trong mối quan hệ tương hỗ với Đoàn.

Cách mạng Tháng Tám vừa thành công, nhà nước cộng hoà dân chủ non trẻ ra đời đã phải đối mặt với nguy cơ xâm lược của bọn đế quốc, phản động. Tình hình chính trị khá phức tạp, nhiều thanh niên hoang mang, dao động, số ít thanh niên bị kẻ thù lôi kéo, nhất là trí thức, sinh viên, gây ra sự chia rẽ trong phong trào thanh niên. Trước tình hình cấp bách đó Đảng đã thống nhất các đoàn thể quần chúng của thanh niên thành một khối có tổ chức từ trên xuống dưới, thành lập ra Đoàn thanh niên Việt Nam năm 1946 (còn gọi là Liên đoàn thanh niên Việt Nam, Tổng Đoàn thanh niên Việt Nam), tiền thân của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam sau này. Đoàn thanh niên Việt Nam (tức tổ chức Hội) ra đời với vai trò là một mặt trận thống nhất thanh niên rộng rãi không phân biệt tầng lớp, giai cấp, tôn giáo,.. .

Tuy nhiên, do chưa xác định rõ vị trí, chức năng, phạm vi và phương thức vận động nên giữa Đoàn và Hội nảy sinh nhiều sự chồng chéo, lẫn lộn, thiếu sự gắn bó và phối hợp hoạt động, có lúc xảy ra tranh chấp quần chúng để kết nạp đi đến mất đoàn kết, một số cán bộ Đảng có ý tưởng thủ tiêu Đoàn, sát nhập Đoàn vào Hội. Trong Báo cáo về Công tác dân vận và công tác mặt trận dân tộc thống nhất tại Hội nghị cán bộ TW lần thứ V họp từ 8-16/8/1948 của Đảng, Đảng đã uốn nắn những khuynh hướng sai lầm, chỉ rõ vì sao phải thành lập ra Hội, không sát nhập Đoàn vào Hội làm một, xác lập mối quan hệ giữa Đoàn và Hội như sau:

“ Thanh niên có nhiều tầng lớp khác nhau, xu hướng, nguyện vọng, trình độ khác nhau (hiện nay thanh niên đã có những tổ chức như Thanh niên kháng chiến, Thanh niên cứu quốc, Sinh viên Việt Nam, Học sinh Đoàn, Thanh niên công giáo,...)

Thanh niên đã có nhiều tổ chức khác nhau, muốn thống nhất được thanh niên, tất nhiên phải có một mặt trận...

Do đó, cần lập một mặt trận tức là Đoàn Thanh niên Việt Nam trong đó Thanh niên cứu quốc chỉ là một bộ phận.

Trong Đoàn Thanh niên Việt Nam, cần có một tổ chức thanh niên có hệ thống chặt chẽ từ trên xuống dưới, để làm cốt cán, như thế mặt trận mới vững.

Trình độ thanh niên phức tạp, chênh lệch. Bởi vậy cần có một tổ chức thanh niên thu nạp những phần tử chân thành hăng hái để giáo dục họ theo tình thần mới, và tương lai sẽ quyết tâm theo Đảng tiến lên làm tròn nhiệm vụ của cách mạng dân chủ mới. Tổ chức thanh niên ấy tức là Thanh niên cứu quốc”. [67, tr.269-271]

Mặt khác, do chưa nhìn nhận đúng đắn mối quan hệ giữa tính tiên tiến và tính quần chúng của tổ chức Đoàn, chỉ thấy một cách phiến diện mặt tập hợp quần chúng rộng rãi mà không chú trọng xây dựng nòng cốt nên có lúc kết nạp đoàn viên ồ ạt, tổ chức Đoàn còn lỏng lẻo, thiếu sự vững mạnh. Lại có nơi vẫn còn tư tưởng hẹp hòi đóng cửa trong Đoàn, ảnh hưởng không tốt đến việc đoàn kết tập hợp đông đảo thanh nieê. Do đó, Đảng đã nhấn mạnh phương trâm vừa chú trọng xây dựng Đoàn, vừa mở rộng mặt trận thanh niên, coi đây là hai mặt công tác có mối quan hệ biện chứng hỗ trợ cho nhau để phát triển tổ chức.

Quyết nghị đổi tên Đoàn thành Đoàn thanh niên lao động Việt Nam năm 1955, Đảng yêu cầu Đoàn phải là tổ chức nòng cốt của mặt trận thanh

niên, “phải quan tâm đến quyền lợi học tập và đời sống của thanh niên, lấy hành động gương mẫu trong công tác và thái độ thân ái thật thà đoàn kết giúp đỡ nhau tiến bộ để liên hệ chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên rộng rãi. Hết sức tránh thái độ kiêu ngạo, khoe khoang, sinh ra cô lập, hẹp hòi, xa rời quần chúng.” [69, tr. 650]. Đây được coi là vấn đề cốt yếu để Đoàn thu hút đông đảo quần chúng thanh niên, gây được sự ủng hộ của tổ chức Hội.

Suốt từ đó đến nay, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến khi xây dựng phát triển đất nước thời bình, Đảng vẫn luôn coi trọng công tác mở rộng mặt trận đoàn kết và tập hợp thanh niên, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên, phát triển các loại hình tập hợp đoàn kết thanh niên một cách rộng rãi theo từng đối tượng, nghề nghiệp, nhu cầu, sở thích ... của thanh niên góp phần quan trọng xây dựng củng cố tổ chức Đoàn. Đồng thời Đảng coi xây dựng củng cố tổ chức Đoàn ngày một vững mạnh, trở thành ngọn cờ tiên phong trong mặt trận thanh niên là tiêu chí hàng đầu để gây sức hút, đoàn kết tập hợp thanh niên đi theo Đảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn lại quá trình xây dựng Đoàn và Hội, có thể rút ra một số điều sau: - Đảng ta đã thấy được hai khuynh hướng sai lầm trong xây dựng tổ chức Đoàn: lúc quá rộng, lúc quá hẹp, nhận thức không đúng về tính chất của tổ chức Đoàn : tính tiên tiến xa rời đối lập với tính quần chúng. Bởi vậy Quyết nghị đổi tên Đoàn năm 1955 của Đảng đã chỉnh đốn “Đoàn TN Lao động Việt Nam là một tổ chức quần chúng tiền tiến của thanh niên” [69,

Một phần của tài liệu Tư duy biện chứng của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên (Trang 91)