Nam về công tác thanh niên
1.2.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về thanh niên và công tác thanh niên tác thanh niên
Trong kho tàng tri thức nhân loại, Chủ nghĩa Mác - Lênin với bản chất cách mạng và khoa học đã có những quan điểm lý luận mẫu mực về nhiều vấn đề của thanh niên. Trên cơ sở những tư tưởng, dự báo mang tính khoa học của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin, chúng ta có thể tìm thấy phương pháp luận khoa học và vận dụng một cách sáng tạo trong hoạt động thực tiễn hôm nay.
Nếu như giai cấp phong kiến coi thường, có quan điểm bảo thủ đối với thanh niên; giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản thì tranh thủ, lợi dụng, trụy lạc hóa và bóc lột thanh niên thì chủ nghĩa Mác luôn tin tưởng, coi trọng thanh niên, từ đó có quan điểm chiến lược là phải “cách mạng hóa” thanh niên [18, tr.529].
Thực chất, đây là quan điểm giác ngộ cách mạng, giác ngộ giai cấp, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cho thanh niên, giác ngộ trách nhiệm công dân, ý thức làm chủ xã hội cộng sản tương lai cho thanh niên. Giúp thanh niên nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò của mình là lực lượng đột phá trong xã hội vốn còn đang trì trệ, sự đổi mới, tiến bộ của xã hội tùy thuộc vào vai trò, tính chủ động, sáng tạo của thanh niên. Bồi dưỡng phẩm chất nhân cách, bản lĩnh chính trị, đào tạo, nâng cao trình độ tri thức, thể chất,
kĩ năng,… để thanh niên tự tin làm chủ xã hội hiện tại và tương lai. Phát huy tiềm năng và sức sáng tạo to lớn của thanh niên phục vụ sự nghiệp xây dựng xã hội cộng sản, giải phóng giai cấp công nhân, và nhân dân lao động, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại.
Với quan điểm khách quan và khoa học, Chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá thanh niên là lực lượng chính yếu trong xã hội, là nguồn lực chiến lược trong cách mạng, có tiềm năng sức trẻ có tính nhạy cảm sáng tạo, có tư duy đổi mới và tiên phong, do đó xu thế của thanh niên thường phù hợp với xu thế của cách mạng và quá trình phát triển xã hội, của giai cấp công nhân. Muốn thực hiện quá trình cải biến xã hội, phải tập hợp và giác ngộ cho giới thanh niên công nhân, tức là phải cách mạng hóa thanh niên. Mác đã đánh giá cao vai trò của thế hệ công nhân đang lớn lên: “Những công nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ rằng, tương lai của giai cấp công nhân và do đó tương lai của nhân loại, hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên” [20, tr.118]. Chính Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn sự sống của dân tộc và giai cấp công nhân, là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc.
Ăngghen đã có quan điểm thực tiễn sâu sắc về vấn đề giác ngộ, giáo dục thanh niên đó là: thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực cuộc sống đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị. Với niềm tin vô hạn vào tiềm năng của thế hệ trẻ ở Đức, ông nhấn mạnh rằng, thanh niên không bao giờ thỏa mãn với lý tưởng trước đây, họ muốn được tự do hơn trong hành động, họ khao khát lập chiến công và vì sự đổi mới, họ sẵn sàng hiến dâng cả máu và cuộc đời mình. Vào năm 1845, Ăngghen đã viết rằng chính thanh niên nước Đức đòi hỏi phải thực hiện cuộc cách mạng trong tương lai ở nước này.
Mác và Ăngghen luôn luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân và Đảng cộng sản - đội tiên phong chiến đấu của nó, các ông đã đưa ra quan
niệm như: “đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản quốc tế”, “đội hậu bị của Đảng” để gắn với thanh niên. Một mặt là nhằm yêu cầu thanh niên gia nhập vào các tổ chức cách mạng vô sản, thanh niên không được đứng ngoài tổ chức, một mặt chỉ rõ lý tưởng, mục tiêu của tổ chức cộng sản thanh niên là đi theo, là thực hiện lý tưởng, mục tiêu của Đảng. Ăngghen cho rằng chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho Đảng. Ngoài ý nghĩa thể hiện niềm tin tưởng sâu sắc đối với thế hệ trẻ của các ông, những quan điểm lí luận trên là sự gợi mở sâu sắc về vai trò, vị trí của tổ chức thanh niên trong mối quan hệ với Đảng.
Kế thừa và phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác, Ăngghen trong điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã coi thanh niên là “nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng”. Người đã phê phán gay gắt những đảng viên bảo thủ, không đánh giá đúng vai trò của lực lượng trẻ trong cách mạng, coi thường thanh niên và chế giễu sự ngây thơ, thiếu kinh nghiệm của họ. Người còn cảnh báo: “Nếu không biết tổ chức họ lại và nâng họ dậy thì họ sẽ theo người Mensêvích, và khi đó sự thiếu chín chắn và chưa từng trải của họ sẽ bị kẻ thù lợi dụng và gây nên những thiệt hại gấp bội” [15, tr. 254] .
Với quan điểm khách quan, Lênin không nghi ngờ về khả năng hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ cách mạng của thanh niên mà các thế hệ trước chưa kịp hoàn thành. Người nói: Theo một ý nghĩa nào đó, có thể nói rằng nhiệm vụ thật sự xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa chính là của thanh niên. Từ đó, Lênin đặt niềm tin vững chắc vào thanh niên: Chúng ta đang đấu tranh tốt hơn ông cha ta, con cháu chúng ta sẽ đấu tranh còn tốt hơn chúng ta nhiều và chúng ta sẽ chiến thắng. Người tuyên bố: “Há chẳng phải trong Đảng cách mạng của chúng tôi, thanh niên chiếm ưu thế là một điều tự nhiên sao, chúng tôi là một Đảng của tương lai, mà tương lai lại thuộc về thanh niên. Chúng tôi là Đảng của những người cách tân, mà thanh niên lại luôn luôn đi
theo những người cách tân. Chúng tôi là Đảng đấu tranh quên mình chống lại chế độ cũ thối nát, mà thanh niên lại luôn luôn đi đầu trong các cuộc đấu tranh quên mình... Chúng ta sẽ luôn luôn là Đảng của thanh niên của giai cấp tiêp phong” [16, tr.210].
Giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thanh niên để trở thành những chiến sĩ cách mạng, chiến sĩ cộng sản là quan điểm cơ bản của Lênin. Người yêu cầu phải giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thanh niên một cách toàn diện với đầy đủ các mặt:
- Giáo dục về trí dục. - Giáo dục về thể dục...
- Dạy kĩ thuật bách khoa, ... làm cho các em biết những nguyên tắc cơ bản của tất cả mọi quá trình sản xuất...có được những kỹ năng sử dụng những công cụ đơn giản nhất của tất cả các ngành sản xuất...[20, tr. 35].
Khi nêu ra nhiệm vụ của những người cộng sản chân chính đối với thanh niên, Người đã thể hiện quan điểm giáo dục thanh niên thông qua thực tiễn có ý nghĩa lí luận sâu sắc:
- Cần phải giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ, kết hợp việc giáo dục ấy với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, tức là phải đưa thanh niên vào các phong trào hành động cách mạng. Việc định hướng chính trị cho tuổi trẻ là điều kiện cần thiết để biến những năng lực tiềm tàng của họ thành hiện thực.
- Cần phải tập hợp thanh niên lại thành các tổ chức độc lập và tự quản, các tổ chức đó sẽ hoạt động dưới sự lãnh đạo tư tưởng của Đảng Cộng sản, phải cuốn hút thanh niên vào phong trào cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với phong trào thanh niên.
Quan điểm của C. Mác, Ph. Ănghen, V.I. Lênin về thanh niên là cơ sở lý luận quan trọng, đặt nền móng cho những quan điểm về thanh niên và CTTN của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta sau này.