Tư duy và quan điểm truyền thống của dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu Tư duy biện chứng của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên (Trang 47)

về sự kế tục, phát triển thế hệ

Các nghiên cứu cho thấy nhiều ảnh hưởng tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo được dung hợp và Việt hóa trong đó có nhiều yếu tố biện chứng đã góp phần vào sự phát triển tư duy người Việt. Nhìn nhận tổng thể, có thể thấy, việc đi lên từ xã hội nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún có đặc trưng

là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư nguyên thuỷ kéo dài đã tạo ra tính đặc thù tư duy của người Việt Nam là tư duy lưỡng hợp, tư duy cụ thể, thiên về kinh nghiệm cảm tính hơn là duy lý, ưa hình tượng hơn khái niệm, nhưng uyển chuyển linh hoạt, dễ dung hợp, dễ thích nghi. Đặc trưng của tư duy truyền thống Việt Nam thiên về tình hơn lý. Với một lối sống nặng tình nghĩa, đoàn kết gắn bó với họ hàng, làng nước nên tư duy người, trọng đạo đức hơn là quan hệ pháp lý, người Việt có xu hướng giải quyết công việc một cách dung hoà, quân bình, dựa vào các mối quan hệ, đồng thời vẫn thể hiện lối tư duy biện chứng khôn khéo, giỏi ứng biến đã từng nhiều lần biết lấy nhu thắng cương, lấy yếu chống mạnh trong lịch sử.

Khi quan niệm về sự kế tục thế hệ, do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến Nho giáo xưa kia nên trong cộng đồng xã hội đã tồn tại lối suy nghĩ coi thường thế hệ trẻ như “trứng khôn hơn vịt”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, con cái không được phép chống đối lại cha mẹ,..Tuy nhiên tư tưởng truyền thống ấy có sự thay đổi, trong quá trình đấu tranh thoát khỏi tư tưởng Nho giáo phong kiến, nhất là thời kì Bắc thuộc, thay vào lối tư duy trì trệ, bảo thủ kia dân tộc ta đã có hệ tư tưởng, tình cảm tiến bộ mang tính nhân văn: “Con hơn cha là nhà có phúc”, “tre già măng mọc”, “hậu sinh khả úy”. Đó là những quan niệm truyền thống quí báu, là sự thể hiện khát vọng vươn tới sự phát triển bền vững, trường tồn qua việc kế tục các thế hệ của dân tộc Việt Nam. Khi con cái ăn gia, làm nên, thành đạt hơn cha, mẹ, đó được coi là có phúc, tức là tốt đẹp. Ngược lại, cha mẹ giỏi giang, có tiếng tăm mà con cái lụi bại, có cuộc sống không có gì đáng tự hào thì là điều vô phúc. Như vậy, ông cha ta đã rất đề cao sự phát triển, sự tiến bộ, đi lên theo quy luật tự nhiên: Hôm nay phải hơn hôm qua, ngày mai phải hơn hôm nay, tương lai phải hơn quá khứ, thế hệ đi sau phải hơn thế hệ đi trước.

Từ đó, đẩy lên cao là quan điểm coi trọng, trọng dụng hiền tài: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Đến nay, chứng kiến sự đi lên của dân tộc qua biết bao biến cố của lịch sử, trong đó có những đóng góp lớn lao của những người trẻ tuổi, xã hội hiện đại đều thừa nhận rằng: “Tuổi trẻ chính là tương lai của dân tộc, là hạnh phúc của mọi gia đình”. Có thể nói, tuổi trẻ và tương lai của đất nước là hai yếu tố không thể tách rời. Người trẻ là những con người đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người, thời gian cống hiến cho xã hội còn lâu dài. Họ có sức khoẻ, có khát vọng hoài bão, có lý tưởng, dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn hay lùi bước trước gian khổ, luôn xung kích đi đầu và có thể đáp ứng yêu cầu khó nhất của lịch sử, tức là họ là nguồn tài nguyên vô giá của mỗi dân tộc. Còn tương lai đất nước là con đường phía trước của một dân tộc. Nó có thể tươi đẹp hoặc có thể ảm đạm. Nói đến tương lai của đất nước là nói đến sự phát triển của mỗi dân tộc, tuổi trẻ có vai trò quyết định sự phát triển đó vì họ là chủ nhân hiện tại và tương lai của đất nước. Bởi vậy, bổn phận và nghĩa vụ của các bậc cha mẹ, các gia đình và toàn xã hội là phải chăm lo giáo dục thế hệ trẻ thành tài, mai sau xây dựng đất nước, phát triển dân tộc. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đều xác định chính sách đối với thế hệ trẻ là: “Giáo dục, chăm sóc thế hệ trẻ là trách nhiệm của

mỗi gia đình và toàn xã hội”.

Đảng ta là một Đảng tiến bộ của giai cấp công nhân, của nhân dân và dân tộc Việt Nam, vì nhân dân, vì dân tộc nên yếu tố tư duy truyền thống cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tư duy, cách nhìn nhận của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng dân tộc, lãnh đạo CTTN.

1.2.4. Thực tiễn tình hình thanh niên và công tác thanh niên qua các thời kì cách mạng

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội. Chính hiện thực sôi động,

phong phú của tình hình thanh niên, phong trào thanh niên, thực tiễn CTTN qua các thời kì cách mạng là cơ sở thực tiễn quí báu và trực tiếp nhất để Đảng ta có được tư duy biện chứng đúng đắn về CTTN.

* Tình hình TN và CTTN từ khi Đảng ta ra đời lãnh đạo thanh niên cùng nhân dân cả nước đấu tranh giành chính quyền cách mạng (1930 – 1945)

Với công lao sáng lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, chính thức bước lên vũ đài chính trị lãnh đạo toàn dân tộc làm cách mạng, chấm dứt quá trình khủng hoảng về đường lối cách mạng của dân tộc ta. Sự ra đời của Đảng đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho cách mạng Việt Nam cũng như phong trào thanh niên cả nước.

Trước yêu cầu cấp bách của phong trào thanh niên cả nước diễn ra hết sức sôi nổi nhưng thiếu một tổ chức đứng ra đoàn kết, tập hợp các lực lượng thanh niên lại để đấu tranh đến thắng lợi. Đảng và Bác đã thành lập ra tổ chức cộng sản đầu tiên của thanh niên đó là Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương năm 1931. Từ đây, Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào thanh niên thông qua tổ chức Đoàn, là đội dự bị tin cậy gần Đảng nhất.

Cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) là trận thử lửa đầu tiên của

phong trào thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, tiếp đến là cao trào đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh (1931 - 1939); cao trào chuẩn bị Tổng Khởi nghĩa (1940 - 1945). Tổ chức Đoàn được Đảng và Bác Hồ chăm lo xây dựng, rèn luyện nên đã lớn mạnh về cả tư tưởng và tổ chức, giúp việc đắc lực cho Đảng hoàn thành thắng lợi vai trò là hạt nhân chính trị tập hợp, đoàn kết các lực lượng thanh niên trong cả nước giành chính quyền về tay nhân dân trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Tuy nhiên thời kỳ từ 1930 - 1945, CTTN của Đảng cũng cho thấy: Không ít các đảng bộ địa phương đã chủ trương kết nạp tất cả đoàn viên vào Đảng để tăng cường lực lượng cho Đảng song lại không có kế hoạch

xây dựng tổ chức Đoàn. Sự phát triển của Đoàn còn kém hơn của Đảng, còn các đảng viên ở tuổi thanh niên chưa vào Đoàn. Đoàn chưa chú trọng làm nhiệm vụ phụ trách thiếu niên, nhi đồng.

Giai đoạn 1936 - 1939 nhiều cấp bộ Đoàn phát triển ồ ạt coi nhẹ chất lượng đoàn viên. Nhiều nơi kết nạp những người mới tham gia một số hoạt động mà chưa thật sự giác ngộ về lý tưởng của Đoàn. Vì vậy đến khi cách mạng gặp khó khăn, trước những thách thức mới, một số cán bộ, đoàn viên không đáp ứng được nhiệm vụ được giao, thậm chí nằm im hoặc xa rời tổ chức mà mình đã tự nguyện gia nhập.

Đến trước Cách mạng Tháng Tám, tổ chức Đoàn tuy đã được xây dựng ở hầu khắp các trung tâm kinh tế, chính trị lớn trong cả nước, song Đoàn chưa tập hợp các lực lượng, các tổ chức thanh niên yêu nước vào một mặt trận thanh niên thật rộng rãi, đáng ra phải sớm được hình thành để phát huy hiệu quả. Công tác thanh vận của Đảng chưa được chú trọng đúng mức.

* Tình hình thanh niên và CTTN thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

Sau khi đất nước giành được độc lập, chính quyền non trẻ và nhân dân ta phải đối mặt với tình thế vô cùng khó khăn, thù trong, giặc ngoài, kinh tế kiệt quệ. Vận mệnh đất nước ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Ba nhiệm vụ “diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” được đặt lên hàng đầu. Thanh niên là lực lượng chính được Bác giao cho nhiệm vụ trọng đại này. Từ đó cả nước bùng lên phong trào dạy và học chữ quốc ngữ, quyên góp cứu đói, thi đua tăng gia sản xuất, thu hút hàng vạn thanh niên tham gia. Hướng về miền Nam thân yêu, đoàn viên, thanh niên cả nước rầm rộ xin được vào Nam chiến đấu. Ngày 19/12/1946, thực dân Pháp quay lại xâm lược, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, tuổi trẻ cùng toàn quốc kháng chiến. Các đội TNXP cảm tử, thanh niên tự vệ kiên quyết đánh trả kẻ thù với tinh thần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Sau Cách mạng Tháng Tám, dưới chế độ mới, tổ chức Đoàn đã phát triển rộng khắp các nhà máy, xí nghiệp, đường phố, trường học, làng xã, các vùng miền, được kiện toàn ở các cấp. Năm 1946 mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên ra đời do tổ chức Đoàn làm nòng cốt mang tên Tổng Đoàn thanh niên Việt Nam, tiền thân của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam ngày nay. Đoàn phát động tuổi trẻ cả nước tham gia phong trào tòng quân, giết giặc, dân quân, du kích, đấu tranh học đường; đi khai hoang, phục hóa, làm thủy lợi, trồng trọt xây dựng chế độ mới. Các đội TNXP được thành lập đi phục vụ các chiến dịch. Tất cả những cống hiến hy sinh của thế hệ trẻ và toàn dân tộc đã hòa thành bản anh hùng ca làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, qua chín năm kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng vô cùng anh dũng, cùng cả dân tộc thực hiện khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, tuổi trẻ Việt Nam đã cống hiến biêt bao thanh niên ưu tú “sống anh dũng, chết vẻ vang” cho Tổ quốc. Cuộc chiến tranh giữ nước ấy đã tôi luyện và thử thách các tổ chức của thanh niên và phong trào thanh niên Việt Nam ngày một phát triển, lớn mạnh.

Tuy nhiên, vào những năm đầu của cuộc kháng chiến, việc kết nạp đoàn viên có nơi làm ồ ạt, chạy theo số lượng nên CTTN gặp khó khăn trong công tác tổ chức, xây dựng Đoàn, giữa tổ chức Đoàn và tổ chức Hội nảy sinh nhiều sự chồng chéo, lẫn lộn, thiếu sự gắn bó và phối hợp trong hoạt động. Việc phát triển đoàn viên và xây dựng Đoàn trong các lực lượng vũ trang và trong công nhân làm chậm, hạn chế sự phát triển của nhiều thanh niên ưu tú. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa xã hội. Hàng triệu đoàn viên, thanh niên tham gia khai hoang, phục hóa, chống bão lụt, hạn hán; khôi phục hệ thống giao thông bị chiến tranh tàn phá, xây dựng và khôi phục các nhà máy. Tổ chức Đoàn phát động phong trào “xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” được mọi tầng lớp thanh niên hưởng ứng, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến. Trên mặt trận nông nghiệp có hợp tác xã Đại Phong, trên mặt trận công nghiệp có nhà máy cơ khí Duyên Hải, trong thi đua học tập có danh hiệu thầy trò trường Bắc Lý - Hà Nam, trong quân đội có Tổ trinh sát Ba Nhất là ngọn cờ đầu. Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên miền Bắc ủng hộ nhân dân miền Nam cũng dâng cao và lan rộng khắp các tỉnh thành.

Miền Nam tiếp tục đấu tranh thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà. Với chiến dịch “tố cộng diệt cộng” chính quyền Mỹ - Diệm khủng bố ác liệt lực lượng cách mạng, song tuổi trẻ miền Nam cùng các tầng lớp nhân dân vẫn nêu cao tinh thần bất khuất, kiên cường đấu tranh, xuất hiện nhiều tấm gương tuổi trẻ anh dũng hi sinh như anh Nguyễn Văn Trỗi, Lê Hồng Tư, Lê Quang Vịnh, Lê Văn Thành, Huỳnh Văn Chín,…

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, tổ chức Đoàn đã phát động các phong trào thanh niên sôi nổi tiêu biểu như “Ba sẵn sàng” ở miền Bắc, “Năm xung phong” ở miền Nam có sức sống và sức lan tỏa mãnh liệt trong quần chúng thanh niên bấy giờ, thổi bùng lên chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với hàng trăm anh hùng như lời Bác Hồ biểu dương thanh niên là thế hệ anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng.

Bên cạnh những đóng góp thành tích lớn lao của thanh niên cả nước, CTTN thời kì này còn nổi lên một số vấn đề cơ bản như:

Tổ chức Đoàn ngày càng lớn mạnh, đề ra nhiều phong trào có sức lan tỏa trong thanh niên. Song do chiến tranh việc động viên một lực lượng lớn thanh niên ra mặt trận đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở các vùng nông thôn. Tỷ lệ đoàn viên ở cơ sở bị giảm sút. Nữ thanh niên làm cán bộ Đoàn chiếm phần lớn.

TW Đảng ít có Chỉ thị về công tác thanh vận và ít kiểm tra, đôn đốc các cấp thực hiện công tác thanh vận. Các cấp bộ Đảng ở nhiều nơi còn coi nhẹ công tác thanh vận, đã rút quá mức cán bộ của Đoàn đi làm nhiều công tác khác, thậm chí có nơi không để số cán bộ cần thiết để đi sâu vào phong trào, làm cho hệ thống tổ chức của Đoàn bị đứt đoạn. Cán bộ Đảng còn thiên về việc dùng biện pháp hành chính mà coi nhẹ công tác vận động thanh niên, thiên về việc sử dụng lực lượng thanh niên hơn là giáo dục, bồi dưỡng nên việc giác ngộ giai cấp của thanh niên còn thấp.

Giữa các cấp, các ngành và Đoàn thanh niên còn thiếu sự phối hợp công tác. Các đoàn thể và các ngành chưa hiểu rõ sự quan trọng của công tác thanh vận, chưa nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc bồi dưỡng, giáo dục thanh niên.

Đoàn thanh niên mắc bệnh hẹp hòi về chủ nghĩa thành phần, thiếu cán bộ làm công tác tổ chức kết nạp đoàn viên nên lực lượng của Đoàn chậm phát triển. Trong việc giáo dục thanh niên, các cấp bộ Đoàn chưa đi sâu vào các đối tượng thanh niên và công tác giáo dục, đào tạo con người mới.

* Tình hình thanh niên và CTTN từ khi nước nhà được độc lập đến trước thời kì đổi mới.

Vượt qua những khó khăn chồng chất, cùng toàn dân, đoàn viên thanh niên cả nước đã phấn đấu hết sức kiên cường khôi phục kinh tế, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, rà phá, thu dọn bom mìn để lại, xung kích lao động tình nguyện, tích cực xây dựng phát triển đời sống văn hóa mới, xây dựng phẩm

chất con người mới XHCN, luôn nêu cao quyết tâm bảo vệ biên cương, hải đảo, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc.

Tuy nhiên, bước vào giai đoạn mới CTTN còn bộc lộ những mặt yếu kém: Trình độ giác ngộ XHCN, ý thức tổ chức kỷ luật trong thanh niên nói chung còn thấp, còn mơ hồ về cuộc đấu tranh giữa hai con đường XHCN và TBCN, đặc biệt là tâm lí ỷ nại, thụ động, dựa vào bao cấp. Một bộ phận thanh niên vẫn sống lạc lõng giữa xã hội, thậm chí mất phương hướng hành động và lòng tin. Một số không ít thanh niên sa vào lối sống buông thả, hưởng thụ,

Một phần của tài liệu Tư duy biện chứng của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)