Sự cần thiết giáo dục dạo đức cho thanh niên Tuyên Quang hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Tuyên Quang hiện nay (Trang 26)

hiện nay

Giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên Tuyên Quang nói riêng là việc làm rất cần thiết. Sự nghiệp trồng người là một trong những vấn đề chiến lược của Đảng ta nhất là đối với thanh niên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc đã dạy rằng, "vì sự nghiệp mười năm thì phải trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm thì phải trồng người". Bất cứ một quốc gia một chế độ xã hội nào muốn tồn tại, phát triển đều phải quan tâm đến việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ tương lai. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tương lai của dân tộc, tiền đồ của Tổ quốc và sự thắng lợi, phát triển của cách mạng phần lớn phụ thuộc vào giáo dục thanh niên, "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" [46, tr.489]. Giáo dục đào tạo và bồi dưỡng về mọi mặt cho thanh niên trong đó giáo dục đạo đức là bộ phận quan trọng, là yêu cầu thường xuyên, liên tục trong chiến lược phát triển con người của Đảng ta.

22

Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhằm xây dựng xã hội ta ngày càng giàu mạnh, tốt đẹp thì chúng ta cần phải có nguồn lực con người phát triển toàn diện về mọi mặt: có trình độ trí tuệ nhất định, được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực trong việc sáng tạo, tiếp thu và sử dụng những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, đồng thời phải có những phẩm chất đạo đức cần thiết. Trong đó, đạo đức là cái gốc của con người, là vấn đề có ý nghĩa quyết định của việc xây dựng con người mới. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ VIII có nêu: “Người thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là người có lý tưởng và đạo đức cách mạng, có lối sống văn hoá; có ý chí tự tôn, tự cường dân tộc, có trình độ học vấn, giỏi về chuyên môn, nghề nghiệp; có sức khoẻ tốt; có năng lực tiếp cận và sáng tạo công nghệ mới, có ý chí chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [21, tr.39].

Đạo đức là một giá trị văn hoá tồn tại trong tất cả quan hệ và hoạt động của con người. Giáo dục đạo đức, một trong những con đường, cách thức cơ bản, là yêu cầu bức thiết để hình thành phẩm chất mới cho thanh niên trong xã hội hiện đại.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh mặt tích cực cần được khẳng định, bản thân nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ nhiều khuyết tật của nó. Trong đó có nguy cơ phát triển một thế hệ con người mới phiến diện, chỉ coi trọng đời sống vật chất mà xem nhẹ đời sống tinh thần, lợi ích cá nhân được đặt trên lợi ích của cộng đồng, tính ích kỷ, sự bon chen, cạnh tranh không lành mạnh nảy sinh và ngày càng phổ biến. Giá trị đạo đức bị phai nhạt, lý tưởng cách mạng bị lu mờ...

23

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo ra các phương tiện lao động và tiện nghi sinh hoạt hiện đại, tiện lợi mà thanh niên là lớp người tiếp thu, nắm bắt và sử dụng các phương tiện này một cách nhanh chóng. Điều đó có nguy cơ làm cho các mối quan hệ của họ với xã hội, với cộng đồng bị thu hẹp lại, cuộc sống tinh thần trở nên đơn điệu, nghèo nàn hơn.

Trong bối cảnh ấy giáo dục đạo đức với những chức năng của nó sẽ tạo lập sự hài hoà, cân đối giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, hướng họ tới những cái tốt, cái đẹp mang tính nhân văn và nhân bản. Giáo dục đạo đức nhằm nâng cao ý thức đạo đức, xây dựng tình cảm đạo đức lành mạnh, trong sáng và điều chỉnh hành vi đạo đức, trang bị cho tuổi trẻ hành trang bước vào cuộc sống mới. Đó là sức đề kháng trước mọi tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường.

Nhận rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên và vai trò của thanh niên đối với sự phát triển xã hội, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta khẳng định: “Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [12, tr.119].

Cuộc sống luôn luôn vận động và biến đổi, công cuộc đổi mới đất nước cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đã và đang mang lại biết bao đổi thay theo hai chiều hướng vừa tích cực vừa tiêu cực. Đây là cơ hội để thanh niên thử thách mình, nhiều thanh niên đã biết tận dụng cơ hội làm giàu bằng trí tuệ và nghị lực của bản thân, có khả năng vươn lên cùng với bạn bè quốc tế. Song, cũng không ít thanh niên đã không làm chủ được mình mà lao vào dòng xoáy của những tệ nạn xã hội. Con người phát triển toàn diện phải là con người có cả đức và tài. Tài năng bao giờ cũng đi liền với đạo đức. Mối quan hệ giữa đức và tài được Hồ Chí Minh khái quát: “Thanh niên phải có

24

đức có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, những cũng không lợi gì cho loài người” [50, tr.172].

Đối với thanh niên giáo dục đạo đức là để họ hình thành hệ thống lập trường chính trị, quan điểm, thế giới quan và những phẩm chất đạo đức phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội; Giúp cho thanh niên hiểu và nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, từ đó có ý thức sống và làm việc tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật, để họ trở thành những công dân tốt, lao động tốt, người chiến sĩ tốt, là người chủ xứng đáng của đất nước.

Giáo dục đạo đức để cho thanh niên nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ và có trách nhiệm của mình đối với thế hệ đi trước và đối với những yêu cầu mà đất nước đang đặt ra, giúp thanh niên nhận thức rõ về vai trò của bản thân mình với xã hội đất nước.

Cùng với sự đổi mới từng ngày của đất nước, thanh niên Tuyên Quang ngày càng phải có ý thức cố gắng, phấn đấu không ngừng vì sự phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Bên cạnh những thành tích đạt được trên các lĩnh vực mà thanh niên Tuyên Quang đã, đang và sẽ phát huy, thì vấn đề đạo đức hiện nay đang đặt ra những vấn đề thời sự, cấp bách cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Và nhất là khi những biểu hiện tiêu cực về mặt đạo đức ngày càng gia tăng đối với tầng lớp thanh niên. Chính vì thế công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang trở thành một nhiệm vụ hết sức cần thiết bên cạnh các nhiệm vụ chiến lược khác của tỉnh.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Tuyên Quang hiện nay (Trang 26)