Sự tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tới giáo

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Tuyên Quang hiện nay (Trang 47)

giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang

Cơ chế thị trường đã đem lại sự khởi sắc cho hoạt động kinh tế ở nước ta. Nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, sản xuất hàng hóa phát triển. Quy luật giá trị được thừa nhận trong mọi hoạt động kinh tế, các quan hệ sản xuất kinh doanh được thực hiện trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất - kinh doanh bình đẳng trước pháp luật. Mọi người được phép làm những gì mà pháp luật không cấm.

43

Kinh tế thị trường dẫn tới những biến đổi căn bản về định hướng giá trị, lựa chọn giá trị trong cuộc sống, lối sống và nhân cách cá nhân. Không có gì lạ, khi chuyển sang kinh tế thị trường, thế hệ trẻ được hấp dẫn và lôi cuốn vào những ngành nghề mới, những chuẩn mực tri thức mới, phù hợp với việc lập thân, lập nghiệp của họ. Kinh tế thị trường tạo ra trong xã hội một lối sống, một quan niệm sống mới, thiết thực, vị lợi, lối tính toán chính xác, cụ thể, không trừu tượng to tát mà xa vời trống rỗng. Kinh tế thị trường buộc con người phải tăng cường vốn sống, kinh nghiệm, phải thực hành lý luận một cách sáng tạo chứ không thể máy móc, giáo điều như trước đây.

Kinh tế thị trường buộc con người phải mở rộng các mối quan hệ và có thói quen nhìn nhận, giải quyết các mối quan hệ đó bằng lợi ích thực tế. Con người không thể khép mình, không thể phát triển trong trạng thái ốc đảo, biệt lập được mà phải thích ứng với những liên hệ, tác động nhiều chiều, những ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau. Đối với từng cá nhân cũng như đối với cả cộng đồng, quốc gia dân tộc đều như vậy, do đó phải mở cửa, hội nhập. Nhờ thế, con người và xã hội phải luôn tìm kiếm những cơ hội mới cho phát triển, đồng thời phải thường xuyên tính đến những thay đổi, bất trắc, rủi ro, kể cả thất bại. Đó là môi trường rèn luyện nghị lực, bản lĩnh, cốt cách hiện đại. Đó là những mặt tích cực chủ yếu của kinh tế thị trường đối với những biến đổi đạo đức và giáo dục đạo đức trong xã hội ta hiện nay.

Song kinh tế thị trường cũng đồng thời có mặt trái của nó, gây ảnh hưởng và tác động bất lợi tới đạo đức và giáo dục đạo đức cho lớp thanh niên. Do quá chú trọng tới lợi ích và lợi nhuận, khiến người ta thường xuyên tìm kiếm những biện pháp, thậm chí cả những thủ đoạn để tăng lợi nhuận, để thắng trong cạnh tranh, để làm giàu và không ngừng trở nên giàu có, đã dẫn tới tâm lý và lối sống chạy theo đồng tiền, tôn vinh đồng tiền, tôn vinh lợi ích vật chất trước mắt lên vị trí tuyệt đối. Coi tiền là trên hết dễ dẫn tới tâm lý biến việc kiếm tiền thành mục đích, thành cứu cánh, con người trở thành nô lệ

44

của tiền bạc. Đó là sự lệch lạc nguy hiểm về chuẩn mực giá trị và lẽ sống, chứa đựng nguy cơ coi thường phẩm giá đạo đức, chà đạp lên các giá trị tinh thần, phỉ báng cả truyền thống, thờ ơ và lãng quên quá khứ. Sự suy thoái, xuống cấp về tinh thần, đạo đức trong thời buổi kinh tế thị trường bắt nguồn từ đó.

Cùng với kinh tế thị trường, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện đã tạo ra những cơ hội để cho mọi công dân có thể mở rộng sự giao lưu và tìm kiếm cơ hội phát triển. Đối với thanh niên thì điều này càng trở nên quan trọng hơn bởi tuổi trẻ luôn năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, nhanh nhạy nên có nhiều hơn các cơ hội để giao lưu, học tập. Tạo ra nhiều cơ hội, song hội nhập quốc tế cũng đã và đang đặt ra cho thanh niên nhiều thách thức lớn: đó là sự tương thích giữa trình độ học vấn với các cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao; đó là sự tác động của lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền; đó là việc làm thế nào để dung hòa được giữa truyền thống và hiện đại trong lối sống, nếp sống,... Rõ ràng, sự tụt hậu về trình độ học vấn đã làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của thanh niên trong bối cảnh hội nhập quốc tế trở nên bấp bênh hơn ngay ở trong nước.

Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc tới xã hội nói chung và thanh niên nói riêng. Sự tác động đó được thể hiện ở cả trong tư duy và hành động của giới trẻ. Đó là sự thay đổi nhận thức của thanh niên về đời sống xã hội, về giá trị của văn hóa, đạo đức, lối sống, về việc làm... Tuy vậy, trong quá trình hội nhập, đa số thanh niên có nhận thức đúng về sự cần thiết, mục đích và nội dung hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, nhận thức của nhiều thanh niên về hội nhập quốc tế còn thiếu toàn diện, đơn giản. Thực tế cho thấy, hội nhập quốc tế đang ngày càng thấm sâu và tác động toàn diện tới mọi mặt đời sống của thanh niên, từ cách ứng xử trong giao tiếp; thẩm mỹ, nhu cầu âm nhạc, thể thao, giải trí đến tâm lý, mục tiêu, định hướng nghề, tìm kiếm việc làm... Do vậy, thanh niên Việt Nam, dù ở trong nước hay

45

ngoài nước, dù ở nông thôn, miền núi hay thành thị đều đã, đang và sẽ chịu sự tác động ngày càng sâu sắc của quá trình hội nhập. Một bộ phận thanh niên còn mơ hồ trong xác định mục đích hội nhập quốc tế, chỉ thấy mặt tích cực mà chưa thấy hết được tiêu cực, thách thức. Một số thanh niên cho rằng cần hội nhập quốc tế bằng bất cứ giá nào; không chỉ hội nhập kinh tế mà còn cần hội nhập về văn hoá, tư tưởng và chính trị; họ dễ ngộ nhận, tôn thờ cuộc sống vật chất hay về tự do, dân chủ ở các nước khác. Lối sống, lối ứng xử ở một bộ phận thanh niên còn thiếu sự chọn lọc, thiếu chắt chiu những giá trị tích cực, đôi khi bắt chước một cách máy móc. Lối sống thực dụng, lối sống hưởng thụ, sùng ngoại và hướng ngoại thái quá của một bộ phận thanh niên đang có xu hướng lan toả trong giới trẻ. Một bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, non kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, thụ động, dễ bị lôi kéo xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa; bản lĩnh và khả năng lựa chọn thông tin đúng đắn, các giá trị văn hoá đích thực trong một bộ phận thanh niên rất đáng lo ngại.

Thanh niên Tuyên Quang cũng đang nằm trong guồng quay của sự tác động của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế của đất nước. Trước những tác động này, năng lực hội nhập, kĩ năng xã hội của thanh niên Tuyên Quang được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của quá trình hội nhập; trong đó thanh niên Tuyên Quang đang thiếu hụt cả về kiến thức lịch sử và văn hoá dân tộc cũng như kĩ năng, khả năng tư duy dộc lập. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong khu vực và trên thế giới, một bộ phận thanh niên Tuyên Quang bản lĩnh chính trị non kém, có biểu hiện lệch lạc về giá trị đạo đức. Sự tác động ảnh hưởng của những quá trình này cũng gây ra nhiều trở ngại trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên trong tỉnh. Đây là vấn đề mà công tác thanh niên của Đảng và nhà nước nói chung, của tỉnh Tuyên Quang nói riêng cần phải giải quyết trong giai đoạn hiện nay.

46

Tiểu kết chƣơng 1

Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, đạo đức xuất hiện tương đối sớm trong lịch sử loài người. Từ phương Đông đến phương Tây, từ cổ đại đến hiện đại, nhân loại luôn luôn cần đến đạo đức, vì đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi của con người. Đạo đức giáo dục dẫn dắt con người bằng cái thật và cái đẹp của cuộc sống, góp phần nhân đạo hoá con người và xã hội loài người.

Thanh niên là một lực lượng xã hội có tính đặc thù chiếm số đông trong dân số cả nước. Thanh niên Việt Nam không phải là một giai cấp nhưng có mặt ở cả giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; thanh niên không phải là một tầng lớp xã hội độc lập mà có mối quan hệ gắn bó mật thiết với các tầng lớp khác trong xã hội; thanh niên có mặt ở tất cả các địa phương, các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Thanh niên đang là lực lượng xã hội to lớn của hiện tại và là chủ thể sáng tạo của tương lai, họ không chỉ là một lực lượng quan trọng của xã hội mà họ là ngày mai của xã hội.

Để có được những thế hệ thanh niên vừa có đức, vừa có tài, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của đất nước, đưa Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, một mặt phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của thanh niên, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ…mặt khác phải không ngừng nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, lối sống văn hoá… tạo sự chuyển biến thực sự trong đạo đức, lối sống và hành động của thanh niên, thông qua giáo dục, trước hết là giáo dục đạo đức.

Trước những tác động của cả điều kiện khách quan và chủ quan đến thanh niên Tuyên Quang trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho

47

thanh niên Tuyên Quang là việc làm hết sức cần thiết. Việc xây dựng và đưa ra những nội dung chính trong giáo dục đạo đức phù hợp với điều kiện, tình hình của thanh niên trong tỉnh giúp công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang được tiến hành một cách đúng đắn, đem lại hiểu quả cao.

48

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Tuyên Quang hiện nay (Trang 47)