Xây dựng môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội lành mạnh để có tác

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Tuyên Quang hiện nay (Trang 71)

tác động tích cực đến giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang

Môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội suy cho cùng là cái quyết định hình thành nhân cách con người, vì thế để đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo

67

đức cho thanh niên Tuyên Quang thì việc xây dựng môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội lành mạnh là việc làm cần thiết.

Môi trường sinh sống của con người không đơn giản là môi trường địa lý hay môi trường tự nhiên, mà phải là cả môi trường tự nhiên – xã hội, môi trường kinh tế - xã hội, môi trường văn hoá, tức là toàn bộ những điều kiện kinh tế xã hội tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người. Không có môi trường kinh tế - xã hội con người không thể tồn tại và phát triển được. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh vừa là chủ thể biến đổi hoàn cảnh sống của mình. Vì thế, để tìm hiểu bản chất con người, cần phân tích môi trường kinh tế xã hội, tức là môi trường được tạo nên bởi con người thông qua hoạt động thực tiễn của họ. Môi trường kinh tế - xã hội tốt đẹp, trong sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách, ngược lại sẽ gây cản trở cho sự phát triển ấy, thậm chí còn tạo ra những nhân cách lệch chuẩn. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải thấm nhuần luận điểm của các nhà kinh điển mácxít “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy” [41, tr.55].

Môi trường kinh tế được coi là lành mạnh, trong sạch khi ở đó, sự phát triển kinh tế không kìm hãm sự phát triển các mặt của đời sống xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội phải thống nhất với nhau, làm cho sự phát triển kinh tế là tiền đề vật chất cho sự phát triển con người, phát triển xã hội. Đến lượt nó, chính sự phát triển người, phát triển nhân cách lại thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Kể từ sau đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho môi trường kinh tế có sự biến đổi. Sự biến đổi đó đã tác động sâu sắc đến đời sống của con người, nhất là thế hệ trẻ. Một trong những giá trị ưu điểm

68

của kinh tế thị trường là phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Song bản thân kinh tế thị trường với mặt trái của nó, gây tác động tiêu cực tới nhân cách con người Việt Nam nói chung, giới thanh niên nói riêng. Sự sa sút nghiêm trọng về đạo đức xã hội và lối sống của một bộ phận thanh niên đang ảnh hưởng không tốt đến giá trị truyền thống của dân tộc, gây cản trở trong quá trình giáo dục đạo đức cho thanh niên.

Để hướng thanh niên vươn tới những giá trị đạo đức tốt đẹp, cần phải có một chiến lược phát triển kinh tế xã hội đúng đắn, khoa học. Phát triển kinh tế gắn liền với việc thực hiện tốt chính sách xã hội và đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng.

Chính sách xã hội là những chính sách trực tiếp đảm bảo những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, biểu hiện rõ nhất bản chất của một chế độ xã hội. Nó là cầu nối giữa kinh tế với đạo đức. Kinh tế không tác động một cách trực tiếp đến đạo đức mà thường gián tiếp qua khâu trung gian, đó là chính sách kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động là tiền đề, là điều kiện vật chất cho việc thực hiện chính sách xã hội. Thông qua các chính sách xã hội và việc thực hiện các chính sách đó của nhà nước mà khẳng định những chuẩn mực, giá trị, quan niệm và đánh giá đạo đức mới, hình thành văn hoá đạo đức trong xã hội. Khi thực hiện tốt chính sách xã hội, công bằng xã hội, thì đó là nền tảng cho việc giáo dục đạo đức.

Bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách xã hội việc đẩy mạnh công tác chống quan liêu, tham nhũng vừa là việc làm cấp bách, vừa là việc làm có tính lâu dài. Đảng ta xác định đây là quốc nạn, là một trong những nguy cơ đối với sự tồn tại và phát triển đất nước. Chính những tiêu cực của tệ quan liêu, tham nhũng làm cho vấn đề bất công, bất bình đẳng xã hội ngày càng tăng. Điều đó, làm ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của lớp

69

trẻ, tạo cho tâm lý lười biếng, ỷ lại, chán nản không muốn phấn đấu,... Vì vậy, đấu tranh chống tham nhũng là việc làm cấp bách hiện nay và phải được quán triệt từ trên xuống dưới một cách đồng bộ và cần phải được thực hiện một cách triệt để. Việc đấu tranh chống tham nhũng cần được xử lý một cách nghiêm túc, đúng người, đúng tội và có những hình phạt thoả đáng. Các cấp uỷ đảng và người đứng đầu các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương phải chịu trách nhiệm chống tham nhũng ở nơi mình phụ trách.

Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang trong tình hình hiện nay không chỉ nắm vững đặc điểm tâm sinh lý, tính chất xã hội, chăm lo đến nhu cầu và lợi ích chính đáng, đổi mới nội dung và hình thức giáo dục, mà điều hết sức quan trọng là phải tạo ra sự ổn định và phát triển về kinh tế - xã hội, khắc phục những tiêu cực xã hội, làm lành mạnh môi trường xã hội. Chúng ta không thể giáo dục đạo đức, xây dựng niềm tin, lý tưởng cho thanh niên khi mà đời sống kinh tế không từng bước được cải thiện, khi những vấn đề xã hội không được giải quyết, khi mà tình hình chính trị không ổn định, các hiện tượng tiêu cực ngày càng nảy sinh và phát triển. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên phải nỗ lực đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên từng bước vững chắc.

Bên cạnh việc xây dựng môi trường kinh tế xã hội lành mạnh, chúng ta còn cần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Trước những tác động mạnh mẽ của mặt trái nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội thì thanh niên luôn là lực lượng phải chịu tác động, ảnh hưởng nhiều nhất. Lứa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển quan trọng với nhiều biến đổi về tâm, sinh lý. Trong giai đoạn này, họ có nhiều ước mơ, khát khao, hoài bão và năng lực sáng tạo đặc biệt.

Lịch sử nhân loại luôn chứng minh rằng, sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc bao giờ cũng gắn liền với sự cải thiện môi trường văn hoá của con

70

người và cộng đồng trong quốc gia, dân tộc đó. Do vậy, có thể hiểu môi trường văn hoá lành mạnh là tổng hoà các giá trị văn hoá tinh thần tác động tích cực đến con người trong một không gian và thời gian xác định. Môi trường văn hoá lành mạnh có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người, làm cho văn hoá thực sự trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy con người hoàn thiện nhân cách, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.

Để xây dựng được môi trường văn hoá lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên Tuyên Quang phát triển toàn diện cần nâng cao hiểu biết sâu sắc, toàn diện về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của môi trường văn hoá lành mạnh đối với sự phát triển toàn diện của thanh niên cho mọi người và toàn xã hội. Đó là cơ sở để hình thành nên hệ thống nhu cầu, động cơ, thái độ, trách nhiệm của mỗi người, mỗi tổ chức đối với nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Đồng thời, đây cũng là quá trình làm cho mọi người biết trân trọng, lựa chọn những giá trị văn hoá phù hợp với sự trưởng thành và phát triển của thanh niên.

Quá trình đưa văn hoá đến với thanh niên và thanh niên tham gia xây dựng môi trường văn hoá mới thực chất là một quá trình đưa cái Chân, Thiện, Mỹ vào đời sống của tuổi trẻ, đồng thời, đó cũng là quá trình gạt bỏ những cái cũ, lỗi thời, lạc hậu để xây dựng cái mới, tiến bộ và tốt đẹp hơn. Cần giữ gìn và phát triển hệ thống những giá trị văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cho thanh niên. Trong tình hình hiện nay, khi quá trình giao lưu, hội nhập diễn ra với tốc độ chóng mặt, chúng ta phải đối mặt với sự xâm lấn của những dòng chảy văn hóa bên ngoài, việc tiếp tục giữ gìn và phát triển hệ thống những giá trị văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bên cạnh những mặt tích cực mà văn hóa bên ngoài mang lại đó là sự hiện đại, thời thượng, tiến bộ

71

thì tiềm ẩn phía sau là cả một hệ quả khó lường như lối sống ích kỷ, cơ hội, đua đòi, thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, bất chấp dư luận xã hội... Chúng ta đang tập trung xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tức là muốn khẳng định sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Trong văn hoá truyền thống Việt Nam, tinh thần cởi mở trong học hỏi, tiếp thu, cải biến văn hoá từ bên ngoài là một giá trị đáng quý, khiến văn hoá, dân tộc Việt Nam có sức sống trường tồn, vượt qua nhiều thử thách khắc nghiệt của lịch sử. Chính giá trị này đã và đang là sức mạnh giúp chúng ta học tập, đi tắt, đón đầu các trào lưu tiến bộ của nhân loại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được đúc kết qua hàng ngàn năm đã nuôi dưỡng con người Việt Nam trưởng thành qua các thế hệ. Những giá trị văn hoá trong nền văn hoá dân tộc ngay từ khi hình thành đã thấm đậm tinh thần nhân văn và kết tinh trong đó những giá trị văn hoá cao đẹp hợp thành điều kiện, tiền đề thuận lợi để tiếp tục phát triển hệ thống những quan hệ văn hoá trong môi trường văn hoá lành mạnh hiện nay. Đó là quan hệ sâu nặng giữa con người với quê hương, đất nước; lối cư xử thấu tình đạt lý trong mọi mối quan hệ; tinh thần đại đoàn kết, tương thân, tương ái; những quan hệ đời thường song luôn in đậm chất nhân văn... Đến nay, những giá trị đó vẫn còn nguyên tác dụng và sẽ không bao giờ là sai lầm khi chúng ta biết gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đó trong quá trình tạo dựng một môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của thanh niên hiện nay.

Thanh niên Tuyên Quang đang được sống, học tập, rèn luyện trong một môi trường tốt, vì vậy, mỗi thanh niên hiện nay cần trau dồi, rèn luyện, giữ đúng vị thế xã hội của mình, tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ học vấn, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, văn hoá ứng xử và lối sống văn minh, lịch sự phù hợp với thuần phong mỹ tục góp phần xây dựng nên một

72

thế hệ thanh niên thời kỳ mới có “Tâm trong - Trí sáng - Hoài bão lớn” đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Tuyên Quang hiện nay (Trang 71)