gìn những nét đẹp bản sắc văn hoá của các dân tộc trong tỉnh
Tuyên Quang là tỉnh miền núi có 23 dân tộc anh em sinh sống. Nền văn hoá truyền thống của các dân tộc Tuyên Quang vô cùng quý giá và đa dạng. Đó chính là những nhân tố góp phần vào hành trang văn hoá dân tộc Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tiêu biểu của dân tộc cũng như bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Tuyên Quang đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực tế hiện tại trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, văn hoá cổ truyền các dân tộc Tuyên Quang đang bị tấn công và có những nét văn hoá bị mai một đi từng ngày, hoặc được chú ý giữ gìn nhưng lại có hơi hướng “hiện đại hoá” hay “hiện đại” hoàn toàn làm biến dạng bản sắc dân tộc. Các giá trị văn hoá truyền thống là sắc thái đặc trưng của nền văn hoá dân tộc, nó không mãi mãi đứng yên mà trái lại luôn năng động phát triển, đổi mới liên tục. Văn hoá truyền thống của tỉnh Tuyên Quang cũng vậy, trong quá trình phát triển cũng cần phải loại bỏ dần những tập tục lạc hậu lỗi thời, giữ gìn những yếu tố văn hóa truyền thống còn ý nghĩa và tác dụng tích cực, chọn lọc tiếp thu cái mới để bổ sung và làm phong phú thêm nền văn hóa truyền thống.
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng, đặc biệt là trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2012 - 2017), Ban Chấp hành Tỉnh đoàn xây dựng Chương trình Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Tuyên Quang tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đến năm 2017 với mục đích: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
37
nhận thức, ý thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên thiếu nhi về tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, xác định trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên thiếu nhi trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc; Giúp cán bộ, đoàn viên, thanh niên thiếu nhi hiểu và biết trân trọng những giá trị văn hoá dân tộc, quyết tâm duy trì và phát triển những nét riêng và độc đáo của nền văn hoá dân tộc; kiên quyết đấu tranh chống lại những ảnh hưởng xấu của văn hóa ngoại lai du nhập vào quê hương, đất nước.
Tuyên Quang có nhiều nét đẹp văn hoá dân tộc đặc sắc, tiêu biểu như lễ hội lồng tồng của người Tày, lễ cấp sắc, cầu may của người Dao, lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, và đặc biệt là tiếng hát Then của dân tộc Tày. Hiện nay điệu hát Then đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đang được tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Giang lập hồ sơ để đề xuất và đệ trình lên Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét, ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2015. Chính vì vậy, thanh niên Tuyên Quang có vai trò đặc biệt trong việc lưu giữ các giá trị truyền thống của các dân tộc tỉnh mình, với hơn 40% là thanh niên dân tộc thiểu số, thì việc lưu giữ càng trở nên cần thiết hơn.
Tuyên Quang đẩy mạnh công tác giữ gìn bản sắc dân tộc với những nội dung thiết thực như:
Về giữ gìn tiếng nói, chữ viết: Vận động gia đình có ông bà, bố mẹ, người biết tiếng dân tộc dạy cho con cháu có thể sử dụng được ngôn ngữ của dân tộc mình trong giao tiếp hàng ngày; Khuyến khích đoàn viên, thanh niên thiếu nhi, đặc biệt là đoàn viên, thanh niên thiếu nhi là người dân tộc thiểu số
38
thường xuyên giao tiếp bằng ngôn ngữ của dân tộc mình; Thành lập các Câu lạc bộ nói, viết tiếng dân tộc tại các Đoàn cơ sở, các chi đoàn cơ sở; chú trọng việc thành lập trong khối trường học.
Về giữ gìn trang phục: Khuyến khích đoàn viên, thanh thiếu nhi là người dân tộc thiểu số thường xuyên mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình trong dịp cưới, hỏi, lễ tết, trong những sự kiện trọng đại của Đảng, của Đoàn - Hội - Đội, của địa phương; Trong khối trường học, có hình thức kịp thời biểu dương trước Cờ những học sinh người dân tộc thiểu số mặc trang phục đẹp, đúng truyền thống của dân tộc mình; tổ chức các hội thi, liên hoan trình diễn trang phục truyền thống của các dân tộc; kết hợp với chương trình văn hóa, văn nghệ tại các lễ hội của địa phương, các hội thi, liên hoan do Đoàn - Hội - Đội tổ chức.
Về giữ gìn các làn điệu dân ca của các dân tộc, trò chơi dân gian: Sưu tầm và tổ chức cho đoàn viên, thanh thiếu nhi học các làn điệu ca, nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số. Thành lập và duy trì hiệu quả các mô hình câu lạc bộ hát các làn điệu dân tộc (như: hát Then của dân tộc Tày, hát Sình ca của dân tộc Cao lan, hát Páo dung của dân tộc Dao…), huy động đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia tích cực vào các mô hình, câu lạc bộ này; Trong các hội thi, giao lưu văn hóa, văn nghệ khuyến khích sử dụng các tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; Vận động và tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia các lễ hội truyền thống, chơi các trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Thanh niên Tuyên Quang chính là cầu nối để lưu giữ những giá trị bản sắc văn hoá của các dân tộc. Giáo dục thái độ biết giữ gìn những giá trị bản sắc đó giúp thanh niên có lòng tự hào về dân tộc mình, là một nét đẹp trong văn hoá đạo đức mà mỗi người thanh niên cần phải có. Thanh niên biết giữ gìn nét đẹp văn hoá chính là thực hiện nhiệm vụ quan trọng góp phần vào xây dựng nền văn hoá Việt Nam đa dạng, thống nhất, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
39