Đổi mới nội dung và đa dạng hoá các hình thức giáo dục đạo đức cho

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Tuyên Quang hiện nay (Trang 81)

đức cho thanh niên Tuyên Quang

Trong nhiều năm qua các chủ thể giáo dục đạo đức ở Tuyên Quang, đặc biệt là Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong quá trình giáo dục đạo đức cho thanh niên nhìn chung nội dung vẫn còn nghèo nàn, mang tính hàn lâm, thiếu cập nhật; hình thức còn đơn điệu, chưa phong phú, không tạo sự hứng khởi cho thanh niên. Để khắc phục điều đó, các chủ thể giáo dục phải cố gắng hơn nữa trong việc đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang, trên cơ sở nguyên lý giáo dục khoa học của chủ

77

nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành. Hình thức giáo dục đạo đức phải phù hợp với từng lứa tuổi, tâm sinh lý đối tượng nhất là đối với thanh niên vùng sâu vùng xa, thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên chậm tiến, thanh niên mắc các tệ nạn xã hội.

Trong quá trình đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang hiện nay cần phải chú trọng cả đức lẫn tài, phẩm chất và năng lực để thanh niên Tuyên Quang có thể đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc như lòng yêu nước, đoàn kết cộng đồng, tinh thần nhân ái…trước khi truyền đạt cho thanh niên cần phải được đánh giá lại, đổi mới, bổ sung nội dung cho phù hợp với điều kiện hiện nay.

Nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang cần gắn liền với giáo dục ý thức chính trị, trước hết là giáo dục cho thanh niên lý tưởng xã hội chủ nghĩa, về độc lập dân tộc. Những bài học này giúp cho thanh niên có cách hiểu đúng và niềm tin vào con đường Đảng đã lựa chọn, từ đó có thái độ tích cực trong xác định lập trường, thế giới quan, cố gắng phấn đấu vì sự nghiệp chung của nước nhà; đồng thời không bị dao động trước những tư tưởng phản nghịch, chống phá. Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức cho thanh niên Tuyên Quang cũng cần có sự kết hợp chặt chẽ với giáo dục ý thức pháp luật. Đạo đức và pháp luật đều có chức năng điều chỉnh hành vi của con người. Mặc dù giữa hai lĩnh vực có những điểm khác nhau nhất định nhưng chúng có sự bổ sung, tương trợ nhau. Sống và làm việc theo pháp luật, sống có đạo đức là tiêu chí của mọi xã hội. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng nhân cách cho thanh niên trước những thử thách của quá trình hội nhập quốc tế.

Chúng ta đều biết rằng, tri thức đạo đức là một trong những thành tố quan trọng nhất của ý thức đạo đức và nó được hình thành, phát triển trong

78

quá trình hoạt động của con người, nhưng nó được tạo lập trực tiếp và cụ thể nhất thông qua con đường truyền đạt, giảng dạy. Để đạt được chất lượng tốt trong việc truyền đạt tri thức đạo đức, không những chỉ đưa môn đạo đức học vào giảng dạy trong trường mà còn phải đổi mới cả nội dung và chương trình môn đạo đức học cho phù hợp với thực tiễn biến động hiện nay của đất nước.

Trong giáo dục đạo đức cần phải loại bỏ những hình thức tuyên truyền giáo dục một chiều, áp đặt với những nội dung chung chung, trừu tượng, giáo điều, mà cần phải có sự linh hoạt, mềm dẻo. Chú ý kết hợp phương pháp giáo dục truyền thống như (nêu gương người tốt, việc tốt, thiết lập các thói quen ứng xử...) với phương pháp giáo dục hiện đại như (tổ chức các hoạt động xã hội, tích luỹ kinh nghiệm ứng xử qua việc tạo ra các tình huống đạo đức để rèn luyện kỹ năng nhận thức và thực hành đạo đức, hình thành ý thức đạo đức cá nhân thông qua diễn giảng, đàm thoại tranh luận, kích thích hoạt động và khả năng tự điều chỉnh đạo đức của cá nhân, qua việc tổ chức thi đua, tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tìm hiểu những vấn đề mới mẻ trong cuộc sống mang tính khoa học...). Thanh niên có biên độ tuổi rộng, và với nhiều đối tượng khác nhau, do vậy, mỗi độ tuổi, mỗi đối tượng thanh niên thì cần phải có những nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức khác nhau, làm sao cho họ hứng thú, và lôi cuốn được họ tham gia. Muốn vậy, cần thực hiện nguyên tắc kết hợp trong giáo dục đạo đức cho thanh niên. Đó là, kết hợp giáo dục đạo đức với hoạt động thực tiễn đồng thời giáo dục đạo đức phải gắn lý luận với thực tiễn, mang hơi thở của cuộc sống và thời đại, để những nội dung giáo dục đạo đức thêm phần phong phú và hấp dẫn. Chỉ có thông qua hành động thực tiễn mới xuất hiện những nòng cốt của phong trào thanh niên.

Ngoài ra nên lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức trong mọi hoạt động của xã hội, từ sân chơi giải trí đến các cuộc thi, các phong trào hoạt

79

động của thanh niên. Bằng những phương pháp giáo dục khác nhau như giáo dục thông qua những tấm gương đạo đức, giáo dục thông qua các hoạt động xã hội.

Thêm vào đó việc giáo dục đạo đức thông qua những tấm gương sáng sẽ để lại những ấn tượng mạnh trong họ, dễ lôi cuốn thanh niên tự nguyện rèn luyện mình theo những hành vi, lối sống có đạo đức từ những tấm gương tốt. Hay thông qua các phong trào thanh niên tình nguyện, các hoạt động từ thiện... để thanh niên hoà mình vào cuộc sống với sinh hoạt đời thường, chứng kiến, thấu hiểu những mất mát, khó khăn, thiếu thốn, vất vả của những đối tượng cần được sự hỗ trợ về nhiều mặt từ những tấm lòng, những tình cảm và trách nhiệm của cá nhân và xã hội. Bằng nhận thức, tình cảm, lương tâm của mỗi con người mà từ đó hình thành nên những giá trị đạo đức trong họ.

Đa dạng hoá các hình thức tập hợp thanh niên. Giáo dục thanh niên nói chung và giáo dục đạo đức cho thanh niên nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi nó được tiến hành trong một tổ chức. Do vậy, ngoài tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội Học sinh, sinh viên... cần có những hình thức khác sinh động hơn, phù hợp hơn như Câu lạc bộ Thanh niên, Nhà Văn hoá thanh niên... Sự phát triển sâu rộng các hình thức tổ chức tập hợp thanh niên, một mặt biểu hiện trình độ văn hoá chính trị cao, mặt khác sẽ tạo điều kiện để thanh niên tiếp thu sự giáo dục này.

Tổ chức tốt các phong trào và hoạt động nhằm giáo dục đạo đức cho thanh niên và để mang hiệu quả cao thì việc tổ chức các hình thức hoạt động này phải hợp lý cả về thời gian, không gian, tránh tổ chức quá nhiều hình thức, nhiều hoạt động ảnh hưởng đến thời gian lao động và học tập của thanh niên. Việc tổ chức các hoạt động này còn phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của thanh niên, không nên quá nặng nề, khô cứng nhưng cũng không

80

nên quá hời hợt dễ dãi, thiếu sâu sắc về nội dung giáo dục. Sự đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, sâu sắc về ý nghĩa của các phong trào, hoạt động được tổ chức phải được coi là mục tiêu hàng đầu. Có như vậy chúng ta mới đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của thanh niên và đạt được mục đích giáo dục đạo đức cho thanh niên qua các hoạt động xã hội đó.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Tuyên Quang hiện nay (Trang 81)