Kế toán trưởng :
- Là người kiểm soát tài chính (hay còn gọi là giám sát tài chính), người chịu trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của công ty nhằm tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán trong công ty một cách hợp lý và khoa học trển cơ sở dữ liệu ghi chép và phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Tính toán và tích lập đầy đủ các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước, các quỹ để lại xí nghiệp và các khoản nợ vay, nợ phải trả.
- Khi quyết toán lập xong kế toán trưởng chịu trách nhiệm thuyết minh và phân tích, giải trình kết quả kinh doanh xây lắp, chịu trách nhiệm về mọi số liệu trong báo cáo quyết toán đồng thời chịu trách nhiệm về việc nộp đầy đủ và đúng hạn các báo cáo quyết toán theo quy định
- Ngoài ra kế toán trưởng còn là người tham mưu cho giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ công ty …
củng cố hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý.
Kế toán tổng hợp :
- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về các loại vốn, các loại quỹ của công ty( căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi) hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ. Cuối ngày đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt.
- Xác định kết quả lãi lỗ, các khoản thanh toán với Nhà nước, Ngân hàng, khách hàng và nội bộ công ty.
- Vào sổ cái, lập bảng cân đối kế toán, các báo cáo tài chính thuộc phần việc của mình. Kiểm tra sự chính xác trung thực của báo cáo trước khi giám đốc duyệt.
- Hướng dẫn các phòng ban, các đội sản xuất áp dụng những chế độ kế toán hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý kế toán - tài chính, kiến nghị các biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm.
- Bảo quản lưu trữ hồ sơ tài liệu ,số liệu thông tin kế toán, cung cấp tài liệu cho các bộ phận liên quan.
- Hàng ngày chịu trách nhiệm mở sổ theo dõi, ghi chép trình tự và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các khoản thu và chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
- Hàng tháng có trách nhiệm kê khai và báo cáo thuế. Cuối kỳ kế toán có trách nhiệm lập các bảng biểu liên quan đến tình hình và nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước .
Kế toán công nợ :
- Ghi chép sổ sách các nghiệp vụ kế toán, thanh toán các khoản nợ và các khoản vay.
Kế toán tài sản cố định :
- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình sử dụng TSCĐ tại đơn vị : TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ. Kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ.
- Tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí hoạt động.
- Lập dự toán sữa chữa lớn TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện sữa chữa.
- Lập báo cáo về TSCĐ, huy động bảo quản và sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của TSCĐ.
Kế toán tiền lương và BHXH:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách trung thực tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động, lập bảng chấm công để đánh giá công việc của từng người làm việc thực tế tại công trường.
- Tính toán chính xác kịp thời đúng chính sách chế độ các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản tiền trợ cấp cho người lao động.
- Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương; các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Kế toán vật tư và tính giá thành sản phẩm :
- Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển sử dụng và tồn kho vật tư. Tính giá thành thực tế và tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư về số lượng, chất lượng và mặt hàng. Lập bảng tổng hợp và phân bổ vật tư và các đối tượng theo quy định.
- Xác định đối tượng hoạch toán, tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của công ty.
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm.
- Xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm.
- Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phát triển mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm.
- Tham gia xây dựng các hợp đồng kinh tế với khách hàng đặc biệt là việc quy định các điều kiện tài chính của hợp đồng.