Phương hướng hoạt động của Công ty trong tương lai Kế hoạch tổng thể của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lạ

Một phần của tài liệu Sử dụng ISO 90012008 họ có thể chứng tỏ được hiệu quả công ty và đảm bảo cải tiến chất lượng (Trang 52)

- Quản lý doanh nghiệp tốt hơn: Với việc áp dụng hệ thống Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ban lãnh đạo Công ty cũng như các trưởng

1. Phương hướng hoạt động của Công ty trong tương lai Kế hoạch tổng thể của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lạ

1.1. Kế hoạch tổng thể của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

Trong giai đoạn tới, mức tăng trưởng tiêu thụ điện năng ở Việt Nam được dự báo ở mức 16-17%/năm, đặc biệt vào những năm tới sẽ xuất hiện nguy cơ thiếu điện do các nguồn điện dự kiến xây dựng và đưa vào vận hành không đảm bảo tiến độ như dự kiến.

Trong sản xuất điện, sản lượng của các nhà máy thuỷ điện thường không ổn định, phụ thuộc nhiều vào lượng mưa hàng năm,thời gian xây dựng dài. Do đó, trong những năm gần đây ngành điện đã tập trung đầu tư thêm nhiều nhà máy nhiệt điện, trong đó chủ yếu là nhiệt điện than ở phía Bắc và các nhà máy nhiệt điện chạy khí ở phía Nam. Sau thuỷ điện thì nhiệt điện than có giá thành rẻ hơn so với các loại hình khác, có sản lượng ổn định và không phụ thuộc vào thời tiết, đảm bảo nguồn cung cấp liên tục.

Theo tổng sơ đồ phát triển Điện lực Việt Nam thì những năm tới Hệ thống điện Việt Nam vẫn thiếu nguồn, Nhà máy Phả Lại 1 vẫn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện Quốc gia cho tới năm 2015. Do vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát điện của Công ty đi đôi với yêu cầu tiết kiệm nhiên liệu, nâng cao chất lượng thiết bị và bảo vệ môi trường, ngoài việc chú trọng công tác vận hành, Công ty còn rất quan tâm công tác sửa chữa bảo dưỡng, đặc biệt công tác sửa chữa lớn Nhà máy Phả Lại 1 để phục hồi thiết bị sau 20 năm khai thác và chuẩn bị cho công tác sửa chữa lớn Nhà máy Phả Lại 2.

Nhà máy Phả Lại 1 và Nhà máy Phả Lại 2 đang vận hành ổn định và hiệu quả, đảm bảo công suất phát điện tối đa, đạt sản lượng kế hoạch với giá điện đã thoả thuận với EVN. Giá bán điện của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại được đánh giá là thấp hơn so với các nhà máy nhiệt điện khác, do nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định, khấu hao thấp, các chi phí nhiên liệu đã được tính toán để điều chỉnh hợp lý. Giá bán thấp là một lợi thế cạnh tranh cho Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại khi tham gia vào thị trường chào giá cạnh tranh giữa các Nhà máy điện hiện nay mà Tổng Công ty Điện lực đang thực hiện.

Phát huy những lợi thế sẵn có, Công ty tiếp tục mở rộng một số ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhằm tận dụng được nguồn lực của Công ty cũng như các phụ phẩm, chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất điện như tham gia dự án sản xuất phụ gia bê tông từ tro bay, khai thác xỉ than cung cấp cho các đơn vị sản xuất xi

măng, vật liệu xây dựng. Cụ thể như sau:

- Sản xuất thạch cao, là sản phẩm tận dụng có sẵn từ quá trình sản xuất, lấy từ hệ thống khử lưu huỳnh phục vụ cho công nghiệp sản xuất xi măng cũng như các ngành công nghiệp khác làm tăng doanh thu mỗi năm cho Công ty lên khoảng hơn một tỷ đồng.

- Tiếp tục khai thác xỉ than cung cấp cho các đơn vị sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng. Lượng xỉ than thải ra hàng năm của nhà máy là rất lớn do vậy nguồn thu từ hoạt động này có thể tạo ra doanh thu khá lớn mỗi năm. Hiện tại khoảng 1,2 tỷ mỗi năm.

- Công ty đang tham gia dự án sản xuất phụ gia bê tông từ tro bay để xây dựng các đập nước nhà máy thuỷ điện. Dự án này đã được Tổng Công ty phê duyệt, nhằm tận dụng được nguồn nguyên liệu là tro sạch, sản phẩm thải ra từ sản xuất của 2 nhà máy tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Đây là sản phẩm đang có nhu cầu lớn trên thị truờng xây dựng các nhà máy thuỷ điện.

1.2. Định hướng phát triển của Công ty

a) Các mục tiêu chủ yếu của Công ty

- Đảm bảo vận hành các tổ máy an toàn - liên tục - kinh tế. Sản lượng điện sản xuất hàng năm đạt từ 6,0 tỷ kWh trở lên.

- Thực hiện tốt kế hoạch sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp thiết bị máy móc, nâng cao độ sẵn sàng của thiết bị đáp ứng nhu cầu điện năng của hệ thống điện quốc gia.

- Bảo toàn và phát triển vốn của các cổ đông và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong Công ty.

- Tiếp tục duy trì khai thác bán xỉ, tro bay và thạch cao để góp phần cải tạo môi trường và nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung.

- Tiếp tục đầu tư cải thiện môi trường và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, hướng tới sự phát triển bền vững.

b) Chiến lược phát triển trung và dài hạn

- Tham gia đầu tư góp vốn xây dựng các nhà máy điện theo định hướng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Bộ Công thương.

khấu hao cơ bản, lợi nhuận hàng năm để lại và các nguồn khác.

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò và phát huy hiệu quả của việc

áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

2.1. Tạo dựng sự đồng thuận và thông hiểu về nội dung yêu cầu của ISO

9001:2008 trong toàn công ty

Có thể nói rằng không chỉ trong áp dụng ISO mới cần đến sự đồng thuận mà trong tất cả mọi hoạt động của một tổ chức sự đồng thuận sẽ mang lại hiệu quả làm việc vô cùng to lớn. Công ty cổ phần cổ phần Nhiệt điện Phả Lại đã áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tuy nhiên vẫn cần khắc phục rất nhiều điểm chưa phù hợp để có được một hệ thống quản trị chất lượng hoàn thiện. Cần phải tạo được sự đồng thuận và thông hiểu về nội dung yêu cầu của hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và đặt ra các yêu cầu cụ thể cho từng bộ phận, từng CBCNV trong Công ty. Chỉ khi toàn bộ lãnh đạo, nhân viên trong Công ty có được sự đồng thuận thì việc triển khai áp dụng các bước tiếp theo trong hệ thống mới hoàn thành tốt được. Lãnh đạo là người đứng đầu, đề xuất các chiến lược, chính sách, hành động cho Công ty vì thế người lãnh đạo phải là người đầu tiên bắt buộc phải am hiểu tường tận lợi ích và tầm quan trọng của việc áp dụng hệ thống quản trị chất lượng. Khi cấp lãnh đạo đã thông suốt nhận thức về chất lượng thì sẽ triển khai, đôn đốc cấp dưới thực hiện đúng theo các yêu cầu và giúp cho cấp dưới cũng có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hệ thống quản trị chất lượng. Như vậy trong Công ty cần sự đồng thuận trên dưới của tất cả các thành viên, nếu chỉ một cá nhân có nhận thức sai lệch về trách nhiệm, vai trò của mình sẽ kéo theo ảnh hưởng đến các đồng nghiệp khác và các cấp dưới của họ.

Để tạo được sự đồng thuận và thông hiểu nội dung yêu cầu của hệ thống quản trị chất lượng sẽ được phổ biến theo cấp từ trên xuống. Lãnh đạo cấp cao sẽ chịu trách nhiệm đào tạo cho trưởng các bộ phận cấp dưới, từ đó tiếp tục quá trình các cán bộ quản lý cấp nhỏ hơn sẽ phải truyền đạt, phổ biến, đào tạo nhận thức cho các nhân viên, công nhân dưới quyền mình. Theo trật tự đó tất cả các CBCNV trong Công ty đều phải được đào tạo để hình thành nhận thức ban đầu về các nội dung yêu cầu của hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 .

2.2. Hoàn thiện và tổ chức ban chỉ đạo chuyên trách và giám sát ISO

Để đảm bảo hiệu quả công việc thì Công ty cần có một bộ phận chuyên trách về quản lý chất lượng. Tuy các nhiệm vụ quản lý chất lượng từ trước đến nay vẫn

được phân công cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân cụ thể nhưng thực tế các thành viên đó đều trực thuộc các phòng ban chức năng, phân xưởng sản xuất khác nhau. Nhìn vào cơ cấu tổ chức của Công ty chưa thấy một bộ phận nào chuyên trách về quản lý chất lượng. Để đảm bảo tính chuyên môn hóa và hiệu quả công việc cần thành lập một phòng ban chức năng chuyên trách về chất lượng bao gồm ban ISO riêng nhằm đảm nhận những nhiệm vụ liên quan đến chất lượng trong toàn Công ty. Các nhân viên của phòng ban này phải là người được đào tạo chuyên sâu về quản trị chất lượng, họ sẽ chịu trách nhiệm hoạch định các chương trình chất lượng, lập kế hoạch để thực hiện việc giám sát chất lượng, đánh giá nội bộ, đào tạo nhận thức cho nhân viên trong Công ty. Trước đó Công ty cũng có bộ phận KCS tại phân xưởng, lãnh đạo Công ty giao cho trưởng phòng kỹ thuật và các quản đốc các phân xưởng chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng các khâu, các quá trình sản xuất điện, như vậy là Công ty sử dụng kiêm nghiệm công việc cho các cán bộ kỹ thuật. Điều này cần được thay đổi, vì công việc quản trị chất lượng đòi hỏi chuyên môn sâu nên các cán bộ quản trị chất lượng cần làm việc chuyên trách, không nên đảm nhận nhiều chức năng nhiệm vụ khác sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đến ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai áp dụng hệ thống quản trị chất lượng và cả lĩnh vực hoạt động khác. Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO chính là quản trị hoạt động theo quá trình với phương châm khi một công ty có hệ thống quản trị chất lượng tốt thì các sản phẩm và dịch vụ mà công ty đó cung ứng cũng có chất lượng tốt. Căn cứ vào đó nhiệm vụ của phòng quản trị chất lượng sẽ phải xây dựng các quy trình thủ tục hoạt động chung hiệu quả cho từng quá trình diễn ra trong Công ty từ chiến lược cấp cao cho đến các kế hoạch tác nghiệp cấp dưới.

Ngoài ra bộ phận chuyên trách về chất lượng còn phải liên tục đề xuất các phương án cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng. Đi kèm với việc áp dụng ISO có thể sử dụng thêm các công cụ quản trị chất lượng mới để gia tăng lợi ích đạt được. Tóm lại công tác quản trị chất lượng nói riêng cũng như các hoạt động quản trị khác nói chung đều cần những người quản lý năng động, hiểu biết và linh hoạt với những biến động của thị trường.

2.3. Tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo chuyên sâu cho cán bộ quản lý

chất lượng của Công ty.

Con người là mấu chốt để giải quyết được mọi vấn đề vì thế yếu tố con người là trung tâm của hoạt động quản trị. Trong lĩnh vực quản trị chất lượng cũng vậy, muốn xây dựng hệ thống quản trị chất lượng tốt thì cần có nguồn nhân lực về

quản trị chất lượng có chuyên môn sâu, vững vàng. Bản chất của bộ tiêu chuẩn ISO chính là viết ra những gì sẽ làm, làm những điều đã viết và liên tục soát xét điều chỉnh, để làm được những điều đó thì việc trước tiên là phải đào tạo đội ngũ cán bộ quản trị chất lượng có trình độ, có kỹ năng và làm việc hiệu quả. Công ty cần lên kế hoạch đào tạo theo các mức độ khác nhau, có thể chia làm 3 mức độ sau:

- Mức 1: đào tạo nhận thức chung về quản trị chất lượng trong tổ chức, nắm được nội dung chủ yếu và tầm quan trọng của quản trị chất lượng. Nâng cao nhận thức cho CBCNV về quản lý chất lượng thông qua việc cho họ hiểu về hệ thống quản lý chất lượng qua những văn bản mô tả những công việc họ làm thường ngày và kèm theo mô tả các yêu cầu mà họ phải tuân thủ một cách nghiêm túc và đầy đủ. Để tăng hứng thú và động lực cho CBCNV trong công ty có thể phát động những phong trào thi đua giữa các phòng ban hoặc các tổ đội, có phần thưởng để khuyến khích nhân viên trong Công ty thực hiện đúng theo quy trình quản lý chất lượng và khen thưởng những cá nhân nào có thành tích xuất sắc trong việc đóng góp nâng cao chất lượng.

- Mức 2: đào tạo và huấn luyện chuyên sâu cho cán bộ quản lý cấp trung gian để họ thấy được việc họ trực tiếp chỉ đạo và triển khai thực hiện công việc hàng ngày chính là họ đang áp dụng các quy định của hệ thống quản lý chất lượng vào thực tế. Họ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về chất lượng nếu có sai sót gì xảy ra ở bộ phận mình phụ trách. Nếu cán bộ trong Công ty chưa đủ chuyên môn sâu để đào tạo huấn luyện thì Công ty có thể cử các nhân viên ưu tú, trung thành với Công ty đi học các khóa đào tạo ngắn hạn ở bên ngoài. Việc cho nhân viên đi học ở bên ngoài tuy có hơi tốn chi phí hơn so với đào tạo trong Công ty nhưng chất lượng thì hơn nhiều. Sau các khóa đào tạo đó có thể các nhân viên được cử đi học sẽ nâng cao nhận thức chuyên sâu lên rất nhiều, rất có lợi cho Công ty khi có được những nhân viên như vậy. Ngoài ra nên thường xuyên cử các nhân viên có năng lực đi tham dự các buổi hội thảo, các cuộc họp liên quan đến quản lý chất lượng.

- Mức 3: đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ. Đây là mức độ đào tạo chuyên sâu nhất, phức tạp nhất và cần phải thuê các chuyên gia giỏi về để đào tạo. Đối tượng đào tạo là các lãnh đạo và các cán bộ kỹ thuật nòng cốt nhiều kinh nghiệm trong công tác quản trị chất lượng. Để làm được chuyên gia đánh giá nội bộ không chỉ cần có chuyên môn mà còn phải có khả năng hoạch định một chương trình đánh giá, xây dựng thành thục thủ tục đánh giá nội bộ cho Công ty rồi điều chỉnh, cải tiến đưa ra các chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng cho toàn Công ty. Yêu cầu đặt ra cho khóa đào tạo này là các lãnh đạo, cán bộ sau khi được đào tạo sẽ đánh

giá, bố trí, sắp xếp các hoạt động một cách hợp lý và đồng bộ, đảm bảo các nguồn lực cho công việc được thực hiện, đưa ra các giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thiết lập một tầm nhìn rõ ràng về tương lai của Công ty… Thực hiện tốt các vấn đề trên, HTQLCL Công ty sẽ:

Một phần của tài liệu Sử dụng ISO 90012008 họ có thể chứng tỏ được hiệu quả công ty và đảm bảo cải tiến chất lượng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w