Hoàn thiện quy trình đánh giá kết quả thực hiện công việc

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân thị xã long khánh đến năm 2020 (Trang 75)

Đây là nhóm giải pháp rất quan trọng nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả áp dụng vào trong thực tiễn ý nghĩa khoa học của đề tài. Sau đây, tác giả sẽ lần lượt trình bày quy trình để hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại đơn vị.

a) Nội dung và trình tự thực hiện

Đánh giá kết quả công việc là một trong những nguồn cung cấp thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác, từ đó giúp nhân viên điều chỉnh, sửa

chữa các sai lầm nếu có trong quá trình làm việc. Đánh giá kết quả thực hiện công việc phải dựa trên hai tiêu chí là tiêu chuẩn hành vi tiêu chuẩn về kết quả thực hiện công việc và được thực hiện theo trình tự sau:

Bƣớc 1: Xác định các tiêu chí cơ bản cần đánh giá:

Nhà lãnh đạo cần xác định các lĩnh vực, kỹ năng, kết quả nào cần đánh giá và những yếu tố này liên hệ với việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc cần đáp ứng nguyên tắc SMART.

Specific - Cụ thể, chi tiết: Các tiêu chí phải phản ánh được sự khác biệt

giữa người thực hiện công việc tốt và người thực hiện công việc chưa tốt.

Measurable – Đo lường được: Các tiêu chí phải đo lường được và không

quá khó khăn trong việc thu thập dữ liệu hoặc dữ liệu quá phân tán.

Action-Oriented - Phù hợp thực tiễn: Các tiêu chí thực hiện công việc gắn với kết quả thực tế, khả thi, hợp lý.

Realistic – Có thể tin cậy được: Các tiêu chí đo lường thực hiện công việc phải nhất quán, đáng tin cậy. Những người đánh giá khác nhau cùng xem xét kết quả thực hiện của một nhân viên thì phải có các kết luận không quá khác nhau về kết quả thực hiện của nhân viên đó.

Time-bound - Thời gian xác định: Tiêu chí đánh giá cần xem xét kết quả

hoàn thành công việc tương ứng với thời gian quy định.

Bƣớc 2: Lựa chọn phƣơng pháp đánh giá thích hợp:

Trong thực tế có rất nhiều phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng tùy thuộc vào đối tượng, mục đích đánh giá của lãnh đạo. Có thể kể ra đây một số phương pháp đánh giá thông dụng như: Xếp hạng luân phiên, so sánh cặp, quan sát hành vi, phương pháp bảng điểm, phương pháp quản trị theo mục tiêu…

Bƣớc 3: Xác định ngƣời đánh giá và huấn luyện về kỹ năng đánh giá:

Đánh giá kết quả thực hiện công việc thường được thực hiện giữa cán bộ quản lý trực tiếp và cấp dưới. Tuy nhiên, để công tác đánh giá khách quan, chính xác hơn, có thể thu hút nhiều đối tượng khác tham gia đánh giá như sau:

- Đánh giá của cán bộ quản lý trực tiếp (cấp 1) và cán bộ quản lý cấp trên hai bậc. Điều này sẽ tránh được sự thiên vị từ phía một cán bộ quản lý và tăng thông tin cho việc đánh giá, đồng thời giảm áp lực cho một lãnh đạo phải đánh giá quá nhiều.

- Đánh giá bởi đồng nghiệp của người được đánh giá về mức độ hỗ trợ, hợp tác trong công việc. Điều này sẽ khuyến khích tinh thần đồng đội, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

- Đánh giá bởi bộ phận nhân sự hay hội đồng thi đua khen thưởng, nơi quan sát những hoạt động thường ngày của nhân viên và là nơi đề xuất các chỉ tiêu khen thưởng trong năm. Mục đích của việc đánh giá này là nhìn nhận kết quả thực hiện công việc của nhân viên trên cơ sở so sánh, đối chiếu với kết quả thực hiện công việc của nhân viên bộ phận khác trong cùng đơn vị, nhằm tạo sự công bằng và khách quan trong các vấn đề bình xét, khen thưởng.

- Tự đánh giá: Người lao động tự đánh giá kết quả thực hiện công việc của bản thân với các tiêu chí theo quy định.

Nhận thức sai lệch, sử dụng phương pháp đánh giá không thích hợp hoặc xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn đánh giá không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng không công bằng, tạo dư luận xấu trong cơ quan, ảnh hưởng đến tâm lý thực hiện công việc của nhân viên. Vì vậy, cán bộ làm công tác đánh giá cần được huấn luyện về quan điểm, nhận thức và kỷ năng đánh giá.

Bƣớc 4: Thông báo cho nhân viên về nội dung, phạm vi đánh giá:

Ngay khi giao nhiệm vụ cho nhân viên, lãnh đạo cần phổ biến về các tiêu chuẩn, phạm vi sẽ đánh giá kết quả thực hiện. Tuy nhiên, trước khi thực hiện đánh giá chính thức một tuần, lãnh đạo cần thông báo lại cho nhân viên nội dung, phạm vi đánh giá và tầm quan trọng của kết quả đánh giá đối với nhân viên và đơn vị.

Bƣớc 5: Thực hiện đánh giá:

Cán bộ đánh giá so sánh, phân tích kết quả thực hiện công việc của nhân viên với tiêu chí được giao. Trong quá trình đánh giá tuyệt đối không được để

tình cảm, ấn tượng của mình ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Sau khi đánh giá, cán bộ quản lý nên thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá, tìm hiểu những điều nhất trí và chưa nhất trí trong cách đánh giá, chỉ ra những mặt tốt và chưa tốt cần khắc phục, sửa chữa trong thời gian sắp tới. Điều quan trọng là phải vạch ra được phương hướng, cách thức cải tiến, thực hiện công việc, đề ra các mục tiêu mới cho nhân viên.

b) Phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc:

Hiện nay có rất nhiều phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Tuy nhiên xét về tình hình thực tế và yêu cầu, mục đích đánh giá kết quả thực hiện công việc tại UBND thị xã Long Khánh, tác giả đề xuất phương pháp phân tích định lượng vì nó phát huy được khá nhiều ưu điểm đối với loại hình công việc đặc thù của khối cơ quan hành chính nhà nước.

Đối với đánh giá tập thể

Bƣớc 1: Xác định các tiêu chí chủ yếu khi thực hiện công việc:

Kết quả thực hiện công việc của tập thể được đánh giá qua ba mặt: Khối lượng công việc hoàn thành; Chất lượng công việc hoàn thành và tinh thần, thái độ, hành vi, tác phong trong công việc. Trong đó, các mặt công tác lại được chia nhỏ thành các tiêu chí cụ thể phù hợp với hai yêu cầu đánh giá về năng lực hành vi và tiêu chuẩn thực hiện công việc.

Bƣớc 2: Phân loại các mức độ thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện công việc:

Căn cứ vào kết quả thực hiện công việc so với yêu cầu, nhiệm vụ được phân công, các tập thể được chấm điểm tương ứng với số phần trăm (%) hoàn thành trên mỗi đầu công việc. Trong đó, mức độ xuất sắc tương ứng với khả năng đáp ứng ≥ 90% tiêu chí đánh giá; mức độ khá đạt từ 70% - 89%; mức độ trung bình đạt từ 50%-69%; mức độ yếu đạt từ 30%-49% và mức độ kém khi <30% tiêu chí đánh giá.

Bƣớc 3: Đánh giá tầm quan trọng (trọng số) của mỗi nhóm yêu cầu đối

với hiệu quả thực hiện công việc của tập thể:

- Chất lượng công việc hoàn thành chiếm 40% trong tổng số 100%. Trong đó chia ra thành hai tiêu chí: “khối lượng hoàn thành đúng hạn/số lượng công việc được giao” là 20% và “đảm bảo yêu cầu về nội dung xử lý” 20%. Đây là hai thước đo quan trọng nhất để đánh giá khả năng đáp ứng công việc của tập thể được đánh giá.

- Tinh thần, thái độ, hành vi, tác phong trong công việc chiếm 40% trọng số còn lại. Trong đó chia ra thành bốn tiêu chí: “Tinh thần phối hợp trong công tác” 10%; “Tính chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan” 10%; “Ý thức tiết kiệm trong việc sử dụng tài nguyên cơ quan trong xử lý công việc” 10% và “Chế độ thông tin, báo cáo hàng tháng theo quy định” 10%.

Đối với đánh giá cá nhân:

Bƣớc 1: Xác định các tiêu chí chủ yếu khi thực hiện công việc:

Kết quả thực hiện công việc của cá nhân được đánh giá qua hai mặt: Tiêu chuẩn thực hiện công việc (bao gồm hai thành phần kết quả công tác và thái độ làm việc) và năng lực hành vi.

Bƣớc 2: Phân loại các mức độ thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện công việc

Giống phương pháp đánh giá đối với tập thể

Bƣớc 3: Đánh giá tầm quan trọng (trọng số) của mỗi nhóm yêu cầu đối

với hiệu quả thực hiện công việc của cá nhân:

- Tiêu chuẩn thực hiện công việc chiếm 80% trọng số. Trong đó chia ra thành hai thành phần: “Kết quả công tác” 60% (bao gồm 05 tiêu chí đánh giá con) và “Thái độ làm việc” 20% (bao gồm 04 tiêu chí đánh giá con). Cụ thể:

+ Khối lượng công việc hoàn thành/công việc được giao : 10% + Khối lượng hoàn thành đúng hạn/số lượng công việc được giao 10% + Ý kiến đề xuất giải quyết thỏa đáng yêu cầu công việc : 20% + Tính chính xác, đầy đủ của thông tin đề xuất : 10% + Đáp ứng yêu cầu về thể thức trình bày văn bản : 10% + Tinh thần phối hợp trong công tác : 5% + Tinh thần trách nhiệm trong công việc : 5% + Thái độ phục vụ công dân : 5%

+ Tính trung thực trong công tác : 5% - Năng lực hành vi chiếm 20% trọng số. Trong đó chia ra:

+ Đảm bảo số ngày làm việc : 5% + Ý thức chấp hành kỷ luật : 5%

+ Đạo đức lối sống tốt : 5%

+ Thái độ học tập nâng cao trình độ : 5%

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân thị xã long khánh đến năm 2020 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)