Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân thị xã long khánh đến năm 2020 (Trang 30)

Nhóm chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Nhóm chức năng này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích, động viên nhân viên và duy trì, phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.

- Chức năng kích thích, động viên liên quan đến các chính sách và các hoạt động nhằm khuyến khích, động viên nhân viên trong doanh nghiệp làm việc hăng say, tận tình, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng cao. Giao cho nhân viên những việc mang tính thách thức, cho nhân viên biết sự đánh giá của cán bộ lãnh đạo về mức độ hoàn thành và ý nghĩa của việc hoàn thành công việc của nhân viên đối với hoạt động của doanh nghiệp, trả lương cao và công bằng, kịp thời khen thưởng các cá nhân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, có đóng góp làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp… là những biện pháp hữu hiệu để thu hút và duy trì được đội ngũ lao động lành nghề cho doanh nghiệp. Do đó, xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương, thiết lập và áp dụng các chính sách lương bổng, thăng tiến, kỷ luật, tiền thưởng, phúc lợi, phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là những hoạt động quan trọng nhất của chức năng kích thích, động viên.

- Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động, giải quyết khiếu tố, tranh chấp lao động, giao tế của nhân viên, cải thiện môi trường làm việc, y tế, bảo hiểm và an toàn lao

động trong tổ chức. Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ vừa giúp các doanh nghiệp tạo ra bầu không khí tâm lý tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc và doanh nghiệp.

1.2.4. Đặc điểm công tác quản trị nguồn nhân lực tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc:

Các chức năng quản trị nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính nhà nước được điều chỉnh chủ yếu bằng Luật cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật này quy định về cán bộ, công chức; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ.

Theo đó, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp thị xã; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Việc quản lý cán bộ công chức phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.

- Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.

- Thực hiện bình đẳng giới.

- Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng.

- Chính phủ quy định cụ thể chính sáchđối với người có tài năng.

Về công tác tuyển dụng công chức: Được thực hiện thông qua thi tuyển, riêng đối với người có đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức mà cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.

Về công tác đào tạo: Phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý. Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định.

Về bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Phải căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. Thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 05 năm; khi hết thời hạn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại. Công chức được điều động đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp kiêm nhiệm.

Về đánh giá công chứcđược đánh giá theo các nội dung sau đây:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ. - Thái độ phục vụ nhân dân.

Ngoài ra, việc đánh giá cán bộ công chức còn được căn cứ vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Việc đánh giá công chức được thực hiện hàng năm, trước khi bổ nhiệm, quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc thời gian luân chuyển, biệt phái.

1.2.5. Vai trò và ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực:

Nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực giúp cho các nhà quản trị học được cách giao dịch với người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung và biết cách nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say mê với công việc, tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng nhân viên, biết cách phối hợp thực hiện mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của các cá nhân, nâng cao hiệu quả của tổ chức và dần dần có thể đưa chiến lược con người trở thành một bộ phận hữu cơ trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, về mặt kinh tế, quản trị nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp về nguồn nhân lực. Về mặt xã hội, quản trị nguồn nhân lực thể hiện quan điểm rất nhân bản về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động, góp phần làm giảm bớt mâu thuẫn tư bản - lao động trong các doanh nghiệp. Để phát triển tổ chức bền vững và quản trị cấp dưới hiệu quả, tất cả các nhà quản trị cần có nhận thức, hiểu biết và kỹ năng quản trị nguồn nhân lực hiệu quả.

Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực tăng mạnh trên toàn thế giới trong mấy thập kỷ gần đây khi trình độ năng lực của nhân viên đươc nâng cao và mức độ trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại, công việc ngày càng phức tạp, đa dạng. Đặc biệt, trong nền kinh tế chuyển đổi, nơi mà các sản phẩm được hoạch định, mọi người đã quen vơi việc đứng xếp hàng để mua sắm, các nhà

quản lý không hề có ý tưởng về quản trị kinh doanh. Kết quả là họ không có khả năng ra quyết định, không có khả năng chấp nhận rủi may, làm việc đơn thuần như một nhân viên hành chính, vấn đề áp dụng và phát triển quản trị nguồn nhân lực được coi như một trong những điểm mấu chốt của việc cải cách quản lý.

Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã bộc lộ nhiều yếu kém trong quản lý kinh tế. Điều này được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất cản trở kinh tế phát triển. Đổi mới quản lý kinh tế nói chung, quản trị nguồn nhân lực nói riêng thực sự là điều kiện cần thiết để khai thác nguồn tiềm năng to lớn thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao mức sống cho người dân.

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị nguồn nhân lực: 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài:

Là các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp. Hiện nay, trong sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, môi trường mà chúng ta đang sống luôn thay đổi từng ngày, từng giờ. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị là phải thích nghi kịp thời với những thay đổi đó để đưa ra những quyết định đúng đắn và chính xác.

Môi trường kinh tế: các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, vị trí địa lý, thị trường lao động,… đều có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống và công ăn việc làm của người lao động. Bên cạnh đó, việc gia tăng dân số và cạn kiệt về tài nguyên, ô nhiễm môi trường làm cho sự cạnh tranh giữa các vùng, các quốc gia, các công ty, thậm chí là giữa các cá nhân với nhau ngày càng trở nên gây gắt.

Chính sách pháp luật của Nhà nước: Đây là yếu tố điều tiết về cơ chế quản lý và chính sách lương bổng của doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi về quan hệ cung - cầu trong thị trường lao động. Vì vậy, việc quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp phải phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước.

Khoa học kỹ thuật và thông tin: Kỹ thuật hiện đại và công nghệ sản xuất mới làm xuất hiện một số ngành nghề mới đòi hỏi người lao động phải được

trang bị những kiến thức, kỹ năng mới. Thêm vào đó là công tác đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đối với nguồn nhân lực trong những ngành nghề cũ. Khoa học kỹ thuật hiện đại cũng làm cho môi trường thông tin ngày càng phát triển và trở thành một nguồn lực mang tính sống còn đối với doanh nghiệp.

Các yếu tố văn hóa, xã hội: Đây là những yếu tố có tác động lớn đến năng lực hành vi của người lao động như tư tưởng, tâm lý, hành vi, lối sống… Một khi môi trường các yếu tố văn hóa, xã hội thay đổi nó sẽ làm thay đổi quan điểm về cách nhìn nhận giá trị con người trong các chính sách về quản trị nguồn nhân lực của các tổ chức.

Sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong cùng ngành tạo ra sự dịch chuyển nguồn nhân lực từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sự cung ứng nguồn nhân lực của các cơ sở đào tạo cũng là một trong những yếu tố tác động mạnh đến số lượng và chất lượng nguồn lao động trong các doanh nghiệp. Sự cung ứng cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ khan hiếm hay dự thừa nguồn nhân lực trong các thời kỳ khác nhau của thị trường lao động.

1.3.2. Các nhân tố bên trong: 1.3.2.1. Chính sách kinh doanh: 1.3.2.1. Chính sách kinh doanh:

Chính sách kinh doanh là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến quản trị của nguồn nhân lực. Tùy theo từng giai đoạn, thời kỳ mà doanh nghiệp mở rộng hay thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ làm cho số lượng lao động tăng lên hay giảm xuống phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

1.3.2.2. Chính sách nhân sự:

Chính sách nhân sự thể hiện thông qua quan điểm về hoạch định nguồn nhân lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực về chất lượng và số lượng để thực hiện các mục tiêu về tổ chức, quản lý và sản xuất kinh doanh.

Chính sách đào tạo và phát triển giúp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao và thực hiện thành công chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Chính sách duy trì nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp giữ chân người tài, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng ngành.

1.3.2.3. Văn hóa công sở:

Ngày nay, văn hóa công sở có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nguồn nhân lực,của doanh nghiệp. Sứ mạng và tầm nhìn của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách kinh doanh và chính sách nhân sự của tổ chức. Trong khí đó, phong cách lãnh đạo, quan hệ giữa các nhân viên… lại quyết định phương thức quản lý và môi trường làm việc. Điều này sẽ góp phần tạo ra sức hút đối với nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

1.3.2.4. Tài chính doanh nghiệp:

Đây là yếu tố có tính then chốt ảnh hưởng đến toàn bộ các nhân tố bên trong của doanh nghiệp. Vì vậy, mọi chính sách của doanh nghiệp được xây dựng phải dựa trên sự phù hợp với tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Tài chính mạnh mới đảm bảo đủ khả năng trả công xứng đáng cho người lao động, giúp họ an tâm làm việc và thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu để tái sản xuất sức lao động.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1:

Trong chương 1, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản nhất về nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực như: các khái niệm và chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực; đặc điểm công tác quản trị nguồn nhân lực tại các cơ quan hành chính nhà nước; các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực. Đây chính là cơ sở khoa học giúp tác giả thực hiện việc đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại UBND thị xã Long Khánhtrong chương 2 của Luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ LONG KHÁNH 2.1. Tổng quan về UBND thị xã Long Khánh:

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003, UBND thị xã là cơ quan hành chính nhà nước cấp thị xã có chức năng quản lý nhà nước, điều hành mọi hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn thị xã, chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND tỉnh Đồng Nai. UBND thị xã có nhiệm vụ:

Ủy ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân thị xã long khánh đến năm 2020 (Trang 30)