Chính sách nhân sự

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân thị xã long khánh đến năm 2020 (Trang 35)

Chính sách nhân sự thể hiện thông qua quan điểm về hoạch định nguồn nhân lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực về chất lượng và số lượng để thực hiện các mục tiêu về tổ chức, quản lý và sản xuất kinh doanh.

Chính sách đào tạo và phát triển giúp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao và thực hiện thành công chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Chính sách duy trì nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp giữ chân người tài, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng ngành.

1.3.2.3. Văn hóa công sở:

Ngày nay, văn hóa công sở có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nguồn nhân lực,của doanh nghiệp. Sứ mạng và tầm nhìn của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách kinh doanh và chính sách nhân sự của tổ chức. Trong khí đó, phong cách lãnh đạo, quan hệ giữa các nhân viên… lại quyết định phương thức quản lý và môi trường làm việc. Điều này sẽ góp phần tạo ra sức hút đối với nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

1.3.2.4. Tài chính doanh nghiệp:

Đây là yếu tố có tính then chốt ảnh hưởng đến toàn bộ các nhân tố bên trong của doanh nghiệp. Vì vậy, mọi chính sách của doanh nghiệp được xây dựng phải dựa trên sự phù hợp với tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Tài chính mạnh mới đảm bảo đủ khả năng trả công xứng đáng cho người lao động, giúp họ an tâm làm việc và thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu để tái sản xuất sức lao động.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1:

Trong chương 1, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản nhất về nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực như: các khái niệm và chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực; đặc điểm công tác quản trị nguồn nhân lực tại các cơ quan hành chính nhà nước; các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực. Đây chính là cơ sở khoa học giúp tác giả thực hiện việc đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại UBND thị xã Long Khánhtrong chương 2 của Luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ LONG KHÁNH 2.1. Tổng quan về UBND thị xã Long Khánh:

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003, UBND thị xã là cơ quan hành chính nhà nước cấp thị xã có chức năng quản lý nhà nước, điều hành mọi hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn thị xã, chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND tỉnh Đồng Nai. UBND thị xã có nhiệm vụ:

Ủy ban nhân dân thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề sau đây:

1. Chương trình làm việc của Uỷ ban nhân dân;

2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;

3. Kế hoạch đầu tư, xây dựng các công trình trọng điểm ở địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;

4. Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của địa phương trình Hội đồng nhân dân quyết định;

5. Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kinh tế - xã hội; thông qua báo cáo của Ủy ban nhân dân trước khi trình Hội đồng nhân dân;

6. Đề án thành lập mới, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân và việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương.

2.1.2. Bộ máy tổ chức: 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức: 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức:

Căn cứ Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy

xã, thành phố thuộc tỉnh và Quyết định số 34/2008/QĐ-UBND ngày 28/4/2008

của UBND tỉnh Đồng Nai về việc quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố Biên Hòa; UBND thị xã Long Khánh có 13 phòng ban:

1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

2. Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.

3. Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.

4. Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.

5. Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển (đối với những địa phương có biển).

6. Phòng Kinh Tế: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; ; khoa học và công nghệ;nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã

7. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.

8. Phòng Văn hoá và Thông tin: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.

9. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

10. Phòng Y tế: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.

11. Thanh tra thị xã: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp thị xã; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

12. Phòng Quản lý Đô Thị: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về: Xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm cấp, thoát nước vệ sinh môi trường đô thị, công viên, cây xanh, chiếu sáng, rác thải, bến, bãi đỗ xe đô thị; giao thông.

13. Phòng Dân tộc: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Việc thành lập Phòng Dân tộc do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định căn cứ tiêu chí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp.

2.1.2.2. Chế độ làm việc:

UBND thị xã Long Khánh làm việc theo Quy chế được ban hành theo Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày ngày 12/7/2011 cụ thể như sau:

1. UBND thị xã giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. UBND thị xã thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề được quy định tại Điều 124 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND thị xã.

2. Cách thức giải quyết công việc của UBND thị xã:

a) Thảo luận tập thể và quyết nghị từng vấn đề tại phiên họp của UBND thị xã;

b) Đối với một số vấn đề do yêu cầu cấp bách hoặc không nhất thiết phải tổ chức thảo luận tập thể theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thị xã,Văn phòng HĐND và UBND thị xã (sau đây gọi tắt là Văn phòng) gửi toàn bộ hồ sơ và Phiếu lấy ý kiến đến từng thành viên UBND thị xã để xin ý kiến. Hồ sơ gửi lấy ý kiến thành viên UBND thị xã áp dụng theo các quy định tại Điều 14 Quy chế này.

Các quyết nghị tập thể của UBND thị xã được thông qua khi có quá nửa số thành viên UBND thị xã đồng ý. Trường hợp xin ý kiến các thành viên UBND thị xã bằng hình thức Phiếu lấy ý kiến thì:

- Nếu vấn đề được quá nửa thành viên UBND thị xã đồng ý, Văn phòng trình Chủ tịch UBND thị xã quyết định và báo cáo trong phiên họp UBND thị xã gần nhất;

- Nếu vấn đề không được quá nửa số thành viên UBND thị xã đồng ý thì Văn phòng báo cáo Chủ tịch UBND thị xã quyết định việc đưa ra thảo luận tại phiên họp UBND thị xã.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức các phòng ban của UBND thị xã Long Khánh VP PHÓ CHỦ TỊCH Phụ trách QH-XD PHÓ CHỦ TỊCH Phụ trách VH-XH CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phụ trách Kinh tế YT VH -TT LĐ TB XH TP GD ĐT DT TC- KH T- TR QL ĐT K- TE TN MT N- VU

Theo sơ đồ 2.1, bộ máy tổ chức của UBND thị xã Long Khánh được chia thành 02 cấp, gồm Lãnh đạo UBND và các phòng ban chuyên môn. Trong đó, Chủ tịch UBND (01 vị trí) đảm nhiệm việc quản lý chung; Phó Chủ tịch (03 vị trí) giúp việc cho Chủ tịch, chia ra quản lý 03 mảng công tác chính tại UBND thị xã, đó là khối kinh tế,quy họach xây dựng (02), khối văn hóa xã hội (01). Các phòng ban có trách nhiệm và quyền hạn ngang nhau trong việc phối hợp xử lý công vụ và báo cáo tình hình thực hiện cho cấp trên trực tiếp.

2.2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại UBND thị xã Long Khánh: 2.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực tại UBND thị xã Long Khánh: 2.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực tại UBND thị xã Long Khánh:

Tác giả đã tiến hành khảo sát trên toàn bộ cán bộ công chức (CBCC) tại UBND thị xã Long Khánh để tìm một cơ sở khoa học cho việc đề ra các giải pháp mang tính thực tiễn hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại đơn vị. Để thu thập dữ liệu, tác giả thiết kế Bảng câu hỏi với 04 thành phần bao gồm: Nhìn nhận về năng lực cán bộ (06 mục hỏi); công tác phân công, bố trí công việc (05 mục hỏi); Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc (05 mục hỏi) và Nhìn nhận về chính sách thăng tiến (03 mục hỏi). Nội dung câu hỏi xoay quanh các vấn đề (có vẻ như) đang là một trong những tồn tại của đơn vị để từ đó tác giả có thêm những cơ sở vững chắc để tiếp tục nghiên cứu đề tài.

Khi tiến hành khảo sát, với mục đích tránh sự nhầm lẫn trong cách tiếp cận vấn đề giữa hai đối tượng khảo sát là lãnh đạo và nhân viên, tác giả thiết kế Bảng câu hỏi thành ba phần: Phần I dành cho cán bộ là lãnh đạo cơ quan (bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND; Trưởng, Phó các phòng ban; Phần II dành cho cán bộ là chuyên viên (đối với bậc đại học), cán sự (đối với bậc cao đẳng và trung học chuyên nghiệp) và Phần III là những thông tin chung.

Tác giả đã phát ra 145 Phiếu khảo sát trên tổng số 145 CBCC đang làm việc tại các phòng ban chuyên môn thuộc UBND thị xã Long Khánh, tính đến thời điểm khảo sát ngày 15/4/2013 (trừ nhân viên bảo vệ, tạp vụ và lái xe). Sau

khi kiểm tra, toàn bộ 145 Phiếu khảo sát thu về đều hợp lệ với cơ cấu dữ liệu như sau:

Bảng 2.1: Số liệu thu thập phân theo Giới tính

Số quan sát hợp lệ Tần suất Phần trăm % quan sát hợp lệ Phần trăm tích lũy Giá trị Nam 76 52.4 52.4 52.4 Nữ 69 47.6 47.6 100.0 Tổng cộng 145 100.0 100.0

Nguồn: Khảo sát của tác giả, tháng 5/2013

Như vậy, số lượng nam CBCC làm việc tại UBND thị xã Long Khánh cao hơn so với số lượng nữ CBCC. Điều này có thể là do đặc thù công việc của ngành tương đối lớn và thiên nhiều về hướng kỹ thuật.

Bảng 2.2: Số liệu thu thập phân theo Vị trí công tác

Số quan sát hợp lệ Tần suất Phần trăm % quan sát hợp lệ Phần trăm tích lũy Giá trị Lãnh đạo 30 20.7 20.7 20.7 Nhân viên 115 79.3 79.3 100.0 Tổng cộng 145 100.0 100.0

Nguồn: Khảo sát của tác giả, tháng 5/2013

Với 13 phòng ban thì số lượng cán bộ lãnh đạo là 30 là tương đối phù hợp với tổng biên chế của UBND thị xã Long Khánh.

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được qua Phiếu khảo sát, tác giả tiến hành phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại UBND thị xã Long Khánh với các nội dung sau đây:

2.2.1.1. Cơ cấu theo độ tuổi:

Bảng 2.3: Số liệu thu thập phân theo Độ tuổi Số quan sát hợp lệ Tần suất Phần trăm % quan sát hợp lệ Phần trăm tích lũy Giá trị Dưới 30 tuổi 58 40.0 40.0 40.0 Từ 30 đến 44 tuổi 62 42.8 42.8 82.8 Từ 45 đến 54 tuổi 21 14.5 14.5 97.2 Từ 55 tuổi trở lên 4 2.8 2.8 100.0

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại ủy ban nhân dân thị xã long khánh đến năm 2020 (Trang 35)