Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Biện pháp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Fumak liên doanh Việt Nam – Nhật Bản (Trang 48)

Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá sản phẩm. Về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị hàng hóa. Theo cơ chế thị trường hiện nay, giá cả được hình thành tự phát trên thị trường với sự thỏa thuận giữa người mua và người bán.

Nếu doanh nghiệp đưa ra mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm, được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ

sản phẩm của mình. Mặt khác, nếu doanh nghiệp quản lý kinh doanh tốt, làm cho giá thành sản phẩm giảm, doanh nghiệp có thể bán giá thấp hơn với mặt bằng giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đây là lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng của đối thủ cạnh tranh.

Quá trình sản xuất là quá trình sử dụng kết hợp các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, đối tượng lao động. Thông thường, chi phí sản xuất bao gồm các yếu tố trực tiếp như: chi phí về nguyên liệu, chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương và các chi phí gián tiếp có liên quan đến chi phí sản xuất như: chi phí bảo hiểm, chi phí khấu hao nhà cửa văn phòng và các phương tiện làm việc. Chính vì vậy, cơ sở cần nghiên cứu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất để hạ các chi phí này sẽ làm hạ giá thành sản phẩm.

Giá bán là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu thể hiện qua chính sách giá. Chính sách giá phù hợp là điều kiện quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn sao cho hợp túi tiền cho họ. Để hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao tính cạnh tranh, kích thích tăng lượng tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần chú trọng công tác quản lý giá thành, đó là hệ thống công tác từ việc hạch toán giá thành, phân tích dự báo giá thành cho đến tất cả các quyết định về kế hoạch điều hành sản xuất linh hoạt.

3.2.2.1.Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu

a. Tổ chức tốt công tác thu mua nguyên vật liệu

Ngoài việc đánh giá chất lượng của công tác thu mua nguyên vật liệu, doanh nghiệp phải giảm chi phí phát sinh ở từng nguồn cung ứng để quyết định thu mua nguyên vật liệu ở nguồn cung ứng nào là kinh tế nhất. Cán bộ thu mua cần tính toán chi phí vận chuyển hàng về kho, lượng hao hụt… để tổng chi phí thu mua nhỏ nhất.

b. Giảm chi phí bảo quản dự trữ nguyên vật liệu

Để giảm chi phí bảo quản dự trữ nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác quản trị nguyên vật liệu trong kho, thực hiện tốt công tác tiếp nhận nguyên vật liệu vào kho và bảo quản nguyên vật liệu.

c. Sử dụng nguyên vật liệu thay thế

Doanh nghiệp cần tìm các loại nguyên vật liệu có thể thay thế nguyên vật liệu đang sử dụng mà có chất lượng tương đương nhưng giá thành rẻ hơn.

Một phần của tài liệu Biện pháp đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Fumak liên doanh Việt Nam – Nhật Bản (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w