Hình 3.1. Hoạt độ enzyme α- Gal A của bệnh nhân phì đại cơ tim
Chúng tôi tiến hành đo hoạt độ enzyme của 421 mẫu lấy từ các bệnh nhân phì đại cơ tim. Từ kết quả trên hình 3.1 cho thấy khoảng hoạt độ enzyme α-Gal A của nhóm bệnh nhân phì đại cơ tim từ 0.17 – 9.18 µmol/h/L. Hoạt độ đo được chủ yếu nằm trong khoảng từ 0.5 – 3.0 µmol/h/L. Trong số 421 mẫu, 4 mẫu có hoạt độ < 0.5 µmol/h/L, 226 mẫu (chiếm 54%) có hoạt độ enzyme từ 1.0 – 2.0 µmol/h/L. Chỉ có 7 mẫu có hoạt độ enzyme từ 4.0 – 7.0 µmol/h/L, và >7.0 chỉ có duy nhất một mẫu có hoạt độ bằng 9.18 µmol/h/L. Có tới 90% số mẫu có hoạt độ enzymeα-Gal A nhỏ hơn 2.93 µmol/h/L. Giá trị mean ± SD của hoạt độ enzyme α-Gal A ở nhóm bệnh nhân này là 1.84 ± 0.93 µmol/h/L.
42
Kết quả này có sự khác biệt so với một số nghiên cứu trước đó trên thế giới. Năm 1995, Nakao và cộng sự đã sàng lọc bệnh Fabry trên 230 bệnh nhân nam phì đại cơ thất trái, hoạt độ enzyme của nhóm bệnh nhân này từ 4.5 – 17.6 nmol/h/mL (mean ± SD bằng 8.5 ± 2.4) [55]. Năm 2002, B. Sachdev và cộng sự cũng đã sàng lọc bệnh Fabry dựa vào hoạt độ enzyme α-Gal A trên 147 bệnh nhân nam phì đại cơ tim khởi phát muộn, kết quả cho thấy hoạt độ enzyme của nhóm bệnh nhân này từ 2.3 – 25 nmol/h/mL (mean ± SD bằng 7.4 ± 2.7) [11]. Các kết quả này cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có thể do phương pháp xác định hoạt độ enzyme α-Gal A khác nhau. Nhóm nghiên cứu của Nakao và B. Sachdev đã sử dụng phương pháp đo huỳnh quang chuẩn với cơ chất là 4- methylumbelliferyla-D-galactopyranoside (Sigma) để xác định hoạt độ enzyme α- Gal A. Theo nghiên cứu của Liao và cộng sự năm 2014, phương pháp xác định hoạt độ một số enzyme trong đó có enzyme α-Gal A bằng sắc ký lỏng kết hợp đo khối phổ song song (LC – MS/ MS) ưu việt và cho kết quả chính xác hơn phương pháp đo huỳnh quang [43].
Chúng tôi tiến hành xác định hoạt độ enzyme của 30 người bình thường làm nhóm đối chứng (nhóm đối chứng được lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn nêu trong mục 2.1.2.). Hoạt độ enzyme α-Gal A của nhóm đối chứng từ 5.32- 13.21 µmol/h/L, giá trị mean ± SD là 8.9 ± 2.2 µmol/h/L. Như vậy trong số 421 mẫu lấy từ các bệnh nhân phì đại cơ tim chỉ có 3 mẫu có hoạt độ enzyme α-Gal A tương đương người bình thường, 90% số mẫu của bệnh nhân có hoạt độ nhỏ hơn 2.93 µmol/h/L (≤ 33% hoạt độ bình thường), 10% số mẫu có hoạt độ nhỏ hơn 0.91µmol/h/L (≤ 10% hoạt độ bình thường). Điều này cho thấy các bệnh nhân phì đại cơ tim trong nghiên cứu đều có hoạt độ enzyme α-Gal A suy giảm hoặc suy giảm mạnh.
43
Hình 3.2. Hoạt độ enzyme α-Gal A của nhóm đối chứng và bệnh nhân.
Giá trị hoạt độ enzyme α-Gal A của nhóm đối chứng tương ứng với các kết quả của một số nghiên cứu trên thế giới. Angéla Dajnoki và cộng sự đã sàng lọc bệnh Fabry ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp MS/MS. Kết quả đo hoạt độ enzyme α- Gal A ở 5025 bé trai là 9.85 ± 6.4 µmol/h/L, và ở 4677 bé gái là 10.2 ± 6.3 µmol/h/L [10]. Trong nghiên cứu của C. Ronald Scott và cộng sự trên 108 905 trẻ sơ sinh, hoạt độ trung bình của enzyme α-Gal A bằng 10.2 µmol/h/L [18].
44
Tuy nhiên, hoạt độ enzyme α-Gal A của nhóm bệnh nhân phì đại cơ tim so với nhóm người bình thường trong nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với một số nghiên cứu khác. Trong nghiên cứu của Nakao và cộng sự trên đối tượng bệnh nhân nam phì đại cơ tim, hoạt độ enzyme α-Gal A của nhóm người bình thường là 8.4 ± 2.4 nmol/h/mL. Trong số 223 bệnh nhân phì đại cơ tim, chỉ có 7 bệnh nhân (3%) có hoạt độ emzyme α-Gal A thấp bất thường (0.4 – 1.2 nmol/h/mL, ≤ 14% giá trị hoạt độ bình thường). Các bệnh nhân còn lại đều có giá trị hoạt độ enzyme bình thường [55]. Năm 2002, B. Sachdev và cộng sự nghiên cứu xác định cứu tỷ lệ bệnh Fabry trên bệnh nhân nam phì đại cơ tim khởi phát muộn. Trong số 153 bệnh nhân, chỉ có 6 bệnh nhân (4%) có hoạt độ enzyme α-Gal A thấp bất thường (từ 0.1 – 0.7 nmol/h/mL, ≤ 8.3 % giá trị hoạt độ bình thường) [11].
Do ở Việt Nam chưa từng có một công trình nghiên cứu sàng lọc nào về enzyme α-Gal A nên chúng tôi không có khoảng giá trị tham chiếu về hoạt độ enzyme này ở người Việt Nam để so sánh. Chúng tôi sử dụng khoảng giá trị tham chiếu của người Đài Loan do trung tâm nghiên cứu và điều trị bệnh hiếm gặp, bệnh viện cựu chiến binh Đài Bắc cung cấp. Đây là trung tâm hàng đầu châu Á và trên thế giới nghiên cứu về bệnh hiếm gặp trong đó có bệnh Fabry. Giá trị tham chiếu về hoạt độ enzyme α-Gal A khảo sát trên đối tượng phì đại cơ tim ở Đài loan sử dụng phương pháp LC – MS/ MS là 2.05 – 7,46 µmol/h/L. Trong khi đó dải tham chiếu của 421 mẫu trong nghiên cứu này là 0.91 – 2.93 µmol/h/L.
Khi so sánh hai dải tham chiếu cho thấy hoạt độ enzyme α-Gal A trong nghiên cứu này thấp hơn so với dải tham chiếu của người Đài Loan. Điều này có thể do các đột biến gen, quy trình bảo quản mẫu và thao tác thí nghiệm hoặc cũng có thể do dải tham chiếu của người Việt Nam thấp hơn. Chúng tôi đã cho kiểm định quy trình bảo quản mẫu và thao tác thí nghiệm bằng cách gửi mẫu sang trung tâm nghiên cứu và điều trị bệnh hiếm gặp, bệnh viện đa khoa cựu chiến binh Đài Bắc kiểm chứng. Kết quả cho thấy quy trình bảo quản mẫu và thao tác thí nghiệm không có gì sai sót. Như vậy, chưa thể khẳng định dải tham chiếu hoạt độ enzyme α-Gal A trong nghiên cứu này thấp hơn của Đài Loan là do hoạt độ enzyme α-Gal A của người Việt Nam
45
nói chung thấp hay vì nguyên nhân khác. Cần có những nghiên cứu mở rộng hơn nữa, trên số lượng đối tượng lớn hơn để có thể khẳng định.