Phương pháp khối phổ hai lần (MS/MS)

Một phần của tài liệu nghiên cứu rối loạn enzyme α–galactosidase a và phân tích trình tự gen GLA trên bệnh nhân phì đại cơ tim (Trang 33)

Phương pháp khối phổ (Mass Spectrometry-MS) là phương pháp nghiên cứu các chất bằng cách đo, phân tích chính xác khối lượng phân tử của chất đó dựa trên sự chuyển động của các ion nguyên tử hay ion phân tử trong một điện trường hoặc từ trường nhất định. Tỉ số giữa khối lượng và điện tích (m/z) có ảnh hưởng rất lớn đối với chuyển động này của ion. Nếu biết được điện tích của ion thì ta dễ dàng xác định được khối lượng của ion đó. Như vậy, trong nghiên cứu khối phổ của bất kỳ chất nào, trước tiên nó phải được chuyển sang trạng thái bay hơi, sau đó được ion hoá bằng các phương pháp thích hợp. Tùy theo loại điện tích của ion nghiên cứu mà người ta chọn kiểu quét ion dương (+) hoặc âm (-).

25

Hình 1.8. Hệ thống sắc ký lỏng siêu hiệu năng kết hợp đo khối phổ song song (UPLC – MS/MS) của hãng Aligent.

Hệ thống sắc ký lỏng đầu dò 3 tứ cực gồm hệ thông sắc lỏng hiệu năng siêu cao UPLC và hệ thống đo khối phổ. Sau khi được tách trong hệ thống sắc ký lỏng, mẫu cần phân tích sẽ đi qua một ống dẫn đến đầu dò MS. Tại đây diễn ra quá trình ion, ion sinh ra được tập trung và gia tốc bằng hệ quang học ion để đưa vào bộ phân tích khối. Tại bộ phân tích khối, tứ cực thứ nhất sẽ chọn ion mẹ có m/z xác định, các phân mảnh của ion này được tạo ra tại buồng va chạm (collision cell) nhờ tương tác với khí trơ và được phân tích nhờ tứ cực thứ ba, tạo ra tín hiệu đặc trưng tại bộ phận phát hiện ion. Đầu dò tứ cực có độ nhạy cao được sử dụng trong phân tích định lượng một chất đã biết, tạo được nhiều phân mảnh trong chế độ MS/MS, thích hợp cho phân tích vi lượng các chất đã biết trước cấu trúc [74].

Những năm gần đây, phương pháp LC – MS đã được ứng dụng ngày càng nhiều trong việc sàng lọc các bệnh tích đọng các chất trong lysosome trong đó có bệnh Fabry. Phương pháp này cho kết quả chính xác cao và có nhiều ưu việt hơn các phương pháp truyền thống [42, 53, 67, 72].

26

Một phần của tài liệu nghiên cứu rối loạn enzyme α–galactosidase a và phân tích trình tự gen GLA trên bệnh nhân phì đại cơ tim (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)