Tổng quan về siêu âm tim

Một phần của tài liệu nghiên cứu rối loạn enzyme α–galactosidase a và phân tích trình tự gen GLA trên bệnh nhân phì đại cơ tim (Trang 31)

Siêu âm chẩn đoán là một phần quan trọng trong hình ảnh y học, nó là phương pháp thăm khám không chảy máu, không gây nguy hiểm cho bệnh nhân và thầy thuốc, là phương pháp thăm khám rất kinh tế nên được ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương.

Lịch sử siêu âm bắt đầu khi Hartridge (1920) đưa ra giả thiết dơi phóng ra sóng siêu âm để tìm mồi. Đến năm 1949, Ludwig và Struthers dùng sóng siêu âm phát hiện vật lạ và sỏi mật trong cơ thể chó. Năm 1952, Wild và Reid đầu tiên dùng siêu âm phát hiện khối u ở vú. Từ những năm 1970, siêu âm đã được ứng dụng tại Việt Nam, ban đầu là siêu âm loại A, siêu âm TM, rồi đến siêu âm 2D [2].

Siêu âm được ứng dụng trong tim mạch lần đầu tiên vào năm 1950 khi W.D. Keidel người Đức thực hiện thăm dò siêu âm tim đầu tiên với toan tính đo cung lượng tim. Kinh nghiệm sử dụng sóng hồi âm để khám tim nêu ra đầu tiên bởi Elder và H. Hertz, họ đã ghi nhận hình ảnh siêu âm M – mode đầu tiên vào năm 1953 [4].

Siêu âm tim sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tái lập hình ảnh của cấu trúc tim hoặc dòng máu trong buồng tim. Siêu âm tần số cao có thể xuyên thấu cấu trúc đặc và phản hồi bề mặt ngăn cách giữa hai cấu trúc khác nhau có kháng trở âm thanh không như nhau. Cơ tim và van tim có kháng trở khác nhau do đó có thể hình ảnh phản hồi khác nhau [2].

Có 3 kiểu siêu âm tim cơ bản gồm siêu âm tim kiểu M, B, siêu âm tim hai chiều và siêu âm tim Doppler. Siêu âm tim màu là một ứng dụng từ siêu âm Doppler và siêu âm ba chiều là một ứng dụng từ siêu âm hai chiều [2].

Bệnh cơ tim phì đại đặc trưng bởi trạng thái phì đại các thất, thông thường phì đại cơ tim không đối xứng và trội tại vách liên thất. Đường kính buồng thất trái bình thường hoặc giảm, có thể nghẽn đường ra thất trái. Do đó dùng siêu âm để chẩn đoán phì đại cơ tim người ta thương quan tâm đến các thông số của thất trái.

23

Siêu âm hai chiều đánh giá mức độ phì đại của thành tim. Thường có sự phì đại không đồng tâm của thành thất trái, với ưu thế vượt trội của vách liên thất so với thành sau thất trái. Thất trái thường không giãn và không có các bệnh lý khác có thể dẫn đến tăng độ dày của thành tim. Siêu âm Doppler cho phép đánh giá mức độ chênh áp ở đường ra thất trái, dòng hở van hai lá, ba lá và áp lực động mạch phổi, từ đó đánh giá mức độ tiến triển của bệnh.

Siêu âm tim có thể cung cấp các thông tin quan trọng cho chần đoán và đánh giá sinh lý bệnh của bệnh nhân phì đại cơ tim. Tuy nhiên một mình siêu âm tim không thể phân biệt được các hình thức khác nhau của phì đại cơ tim không rõ nguyên nhân, ví dụ như trong chẩn đoán Fabry. Nhưng siêu âm tim có thể là bước đầu để sàng lọc các bệnh này [48].

24

Một phần của tài liệu nghiên cứu rối loạn enzyme α–galactosidase a và phân tích trình tự gen GLA trên bệnh nhân phì đại cơ tim (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)