Đầu tư phát triển nguồn và lưới điện

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Điện lực Cao Bằng (Trang 30)

Qua bảng 6 ta thấy vốn đầu tư cho nguồn và lưới điện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư của Công ty Điện lực Cao Bằng chiếm trên 90%, và tăng lên qua các năm. Cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 4: Sự tăng trưởng vốn đầu tư nguồn và lưới điện tại Công ty Điện lực Cao Bằng qua các năm.

Trong những năm qua, Điện lực Cao Bằng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực I,Sự phối kết hợp của các cơ quan ban ngành,huyện thị trong tỉnh và bằng sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và toàn thể CBCNV, Điện lực Cao Bằng đã đạt được những kết quả to lớn như sau:

a) Về nguồn điện:

Do nguồn cung cấp điện cho hoạt động bán điện của Công ty Điện lực Cao Bằng chủ yếu là do được phân bổ từ tổng công ty Điện lực Việt Nam. Đồng thời điều kiện tự nhiên của địa phương không có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất điện năng nên tại Công ty Điện lực Cao Bằng hiện nay với số nhà máy thuỷ điện ít ỏi và có công suất nhỏ nhưng cũng đã đóng góp một phần cho sản lượng điện phát hàng năm, cụ thể như sau:

Bảng 6: Sản lượng điện sản xuất của Công ty Điện lực Cao Bằng

giai đoạn 2010 – 2012.

nội dung 2010 2011 2012

sản lượng điện sản xuất 17.521 18.45 5.824

tổng sản lượng điện 242.729 288.729 281.224

tỷ lệ(%) 7.21 6.39 2.07

tốc độ tăng trưởng sản lượng

điện sản xuất (%) - 5.29 -68.43

Nguồn: Báo cáo sản xuất kinh doanh hàng năm Công ty Điện lực Cao Bằng.

Qua bảng trên ta thấy, năm 2010 Công ty Điện lực Cao Bằng sản xuất điện thực hiện được là 17.521 triệu kWh thì đến năm 2011 thực hiện đạt 18.449 triệu Kwh tăng 5,29% sang năm 2012 sản lượng chỉ đạt 5.824 triệu kWh giảm 68.43% so với năm 2011 do từ 01/04/2012 Công ty Điện lực Cao Bằng đã bàn giao 02 nhà máy thủy điện ( Thoong Gót và Nà Tẩu ) sang Công ty Bắc Minh.

b)Về lưới điện.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn như lượng khách hàng phân tán, địa bàn xa, rộng và có nhiều loại hình sử dụng điện khác nhau nhưng Điện lực Cao Bằng đã không ngừng nâng cao hệ thống lưới điện, thực hiện tốt công tác điện nông thôn. Kết quả như sau:

Bảng 7: Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. chỉ tiêu 2010 2011 2012 đường dây (35+10) kV điện lực (1) 1717,4 km 1803,5 km 1900,4 Km khách hàng (2) 71,24 km. 76,94 Km 89.83 Km Đường dây 0,4 kV 2143,7 km 2323,3 km. 2490,8 Km. Trạm BA 35/0,4kV và 10/0,4kV điện lực 710Trạm 756Trạm 820 Trạm khách hàng 178Trạm 208trạm 224 Trạm

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm Điện lực Cao Bằng. Ghi chú: (1): Công ty Điện lực Cao Bằng đầu tư và quản lý.

(2): Khách hàng (nhà máy gang thép Cao Bằng, Mỏ thiếc Cao Bằng...) đầu tư và quản lý.

Qua bảng trên ta thấy hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng không ngừng tăng qua các năm. Năm 2010 có 1788,64km đường dây (35+10)kV thì đến năm 2012 đã có 1990,23km tăng 11,27%, đường dây 0,4kV cũng không ngừng tăng từ 2143,7km năm 2010 lên 2490,8km năm 2012 tăng 16,19%. Tổng số trạm biến áp tăng từ 888 trạm với tổng công suất 115.766 kVA năm 2010 lên 1044 trạm với tổng công suất 158.410 kVA năm 2012. Ngoài ra, đã đầu tư xây dựng đường dây 35kV từ huyện Bắc Mê- tỉnh Hà Giang sang huyện Bảo Lâm- tỉnh Cao Bằng để đảm bảo cung cấp điện liên tục ổn định cho tỉnh khi điện lưới đường dây 110kV Thái Nguyên- Cao Bằng có sự cố hay tạm dừng để sửa chữa đường dây.

Bảng 8: Số xã, phường, thị trấn và hộ gia đình có điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chỉ tiêu 2010 2011 2012 số xã, phường, thị trấn có điện 179/199 189/199 192/199 tỷ lệ số xã, phường, thị trấn có điện 89.95% 94.97% 96.48% số hộ gia đình dùng điện 84.147/110.541 99.354/123.017 102.606/123.017 tỷ lệ số hộ gia đình dùng điện 89.95% 80.76 %. 83.41%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hàng năm Điện lực Cao Bằng.

Do đặc thù là một tỉnh miền núi biên giới ngoài chức năng kinh doanh bán điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thì việc đầu tư xây dựng lưới điện hàng năm đến các xã vùng sâu vùng xa biên giới còn có ý nghĩa lớn về chính trị đối với địa phương. Theo bảng trên ta thấy nếu như năm 2010 có 89.95% số xã có điện thì đến năm 2012 đã có 96.48% trong vòng 3 năm đã có thêm 13 xã có lưới điện quốc gia. Số hộ dùng điện trong tỉnh cũng càng ngày càng tăng, cụ thể năm 2010 có 84.147 hộ thì đến năm 2012 có 102.606/123.017 hộ dùng điện đạt tỷ lệ 83.41%.

c) giảm tỷ lệ tổn thất điện năng:

Bảng 9: Tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Cao Bằng

giai đoạn 2010 – 2012.

nội dung 2010 2011 2012

tỷ lệ tổn thất điện năng (%) 7.48 6.4 6.18

tăng giảm so với năm trước - 1.08 0.22

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm Công ty Điện lực Cao Bằng. Thực hiện tốt công tác chống tổn thất điện như cải tạo, chống quá tải, sửa chữa nâng cấp đầu tư có hiệu quả để giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu giao. Tỷ lệ tổn thất năm 2010 là 7,48% và đến năm 2011 còn 6,40%, năm 2012 giảm còn 6,18%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, Điện lực đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý vận hành theo mô hình quản lý, tập trung hoàn thiện các chi nhánh theo tiêu chí chi nhánh điện

kiểu mẫu, đường dây kiểu mẫu, quản lý thiết bị trên chương trình PINET..., Nắm bắt kịp thời tình trạng kỹ thuật của thiết bị, cũng như tiến hành lập kế hoạch sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, thí nghiệm định kỳ đường dây và thiết bị, cũng như việc nâng cấp, đưa các thiết bị mới vào vận hành, phân giao gianh giới quản lý, nhằm đảm bảo việc vận hành và khai thác có hiệu quả nguồn lưới điện, giảm suất sự cố, cung cấp điện an toàn, liên tục.

Một phần của tài liệu Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Điện lực Cao Bằng (Trang 30)