KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.2.2.4. Kết quả điều tra về khả năng tăng trọng của lợn con cai sữa trước và sau HCRLHH và SS
sau HCRLHH và SS
Dựa vào số liệu được ghi chép của trang trại tiến hành thu thập thông tin về tăng trọng của lợn con cai sữa bị mắc và không bị mắc HCRLHH và SS, kết quả được trình bảy ở bảng 4.8
Bảng 4.8: So sánh khả năng tăng trọng của lợn con cai sữa trước và sau HCRLHH và SS
Chỉ tiêu Lợn con cai sữa
sau dịch
Lợn con bình thường trước dịch
Số con theo dõi (con) 532 625
Tỷ lệ chết trong quá trình nuôi (%) 10 4
Trọng lượng cai sữa (kg/con) 5,35 ± 0,08 5,5 ± 0,05
Thời gian xuất chuồng (tuần nuôi) 24 20
Qua bảng 4.8 ta thấy:
Lợn con cai sữa đối không chênh lệch nhau nhiều, lợn cai sữa sau khi dịch có trọng lượng 5,35 ± 0,08 kg/con và lợn cai sữa trước khi dịch có trọng lượng 5,5 ± 0,05 kg/con. Nhưng thời gian xuất chuồng của lợn cai sữa sau dịch kéo dài hơn so với lợn cai sữa trước dịch. Lợn trước khi dịch sau khi cai sữa khoảng 20 tuần tuổi là có thể xuất bán làm thương phẩm nhưng lợn con sau dịch phải mất 24 tuần tuổi mới có thể xuất được. Điều nay cho thấy lợn con mắc HCRLHH và SS được giử lại nuôi đến khi xuất chuồng sẽ phải tăng thời gian nuôi, tăng lượng thức ăn sử dụng, tăng chi phí nhân công, thuốc, giảm hiệu quả sử dụng chuồng trại.
Thời gian nuôi kéo dài đồng nghĩa với chi phí thức ăn tăng cao. Theo điều tra cho thấy lợn con cai sữa sau dịch thường bị viêm phổi, tiêu chảy, viêm khớp như vậy chi phí thuốc điều trị cho lợn con sau cai sữa tăng lên nhiều so với bình thường.
Như vậy lợn bị HCRLHH và SS thường biểu hiện các triệu chứng lâm sàng rối loạn sinh sản nghiêm trọng, viêm phổi lợn con sau cai sữa, chậm lớn, giảm năng suất và tỷ lệ tử vong cao.