KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG SINH SẢN CỦA NHỮNG CÁI TRONG ĐÀN XẢY RA HỘI CHỨNG HÔ HẤP VÀ SINH SẢN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đến khả năng sinh sản của đàn lợn sau dịch tại trại lợn Tốn 2, Lục Ngạn, Bắc Giang và biện pháp phòng bệnh (Trang 45 - 48)

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG SINH SẢN CỦA NHỮNG CÁI TRONG ĐÀN XẢY RA HỘI CHỨNG HÔ HẤP VÀ SINH SẢN

CÁI TRONG ĐÀN XẢY RA HỘI CHỨNG HÔ HẤP VÀ SINH SẢN ĐƯỢC GIỮ LẠI NUÔI ĐỂ SẢN XUẤT CON GIỐNG

Nói tới Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản là nói tới các hiện tượng sảy thai, thai chết, thai khô, thai gỗ, lợn con sơ sinh yếu ớt hoặc to không bình thường hoặc thường giảm số con trong một ổ đẻ do thai bị chết do nái chửa bị nhiễm virus lúc mang thai dưới 35 ngày. Sau dợt dịch đầu tiên, Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản kéo dai dẳng trong đàn. Những trại không thực hiện chế độ cùng nhập cùng xuất cho tới 2,5 năm sau vẫn có thể phân lập được virus từ lợn con cai sữa. Một đặc trưng của nái nhiễm bệnh là kéo dài triệu chứng động dục giả và chậm động dục sau cai sữa.

Lợn nái trong đàn xảy ra Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giử lại sản xuất con giống ít nhiều đều có tỷ lệ nhất định tình trạng sinh sản không bình thường. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4

Qua bảng 4.4 ta thấy có 450 nái nhưng có 1,89% nái chậm đẻ, có 4.35% đẻ khó, 4,78% để non, sảy thai. Đặc biệt có đến 7,02% thai khô, thai gỗ.

Các đối tượng khác nhau thì biểu hiện tình trạng sinh sản không bình thường khác nhau:

Tỷ lệ chậm đẻ của cái hậu bị chiếm 1,05% thấp nhất so với nái sinh sản khác. Nái chờ phối tỷ lệ chậm đẻ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 3,08%. Nái nuôi con và nái chờ phối tỷ lệ chậm đẻ chiếm tỷ lệ là 1,82% và 1,6%.

Tình trạng đẻ khó cái hậu bị lại có tỷ lệ cao nhất khoảng 3,16%, còn nái chờ phối tỷ lệ thấp nhất 1,82%. Còn nái nuôi con và nái mang thai tỷ lệ này chiếm 3,03% và 2,4%.

Tình trạng đẻ non, sảy thai và thai gỗ, khô thai thì nái nuôi con chiếm tỷ lệ cao nhất 3,2% và 4%. Tình trạng đẻ non sảy thai thì cái hậu bị chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,05%. Còn nái mang thai và nái chờ phối chiếm tỷ lệ lần lượt là 1,31 % và 3,08%. Tình trạng khô thai, thai gỗ thì nái chờ phối lại chiếm tỷ lệ

thấp nhất 1,62% tiếp đến là nái mang thai 3,64% và cái hậu bị chiếm 2,11%. Tình trạng sinh sản không bình thường của lợn nái con phụ thuộc vào điều kiện vệ sinh thú y, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý đặc biệt là tình trạng tiêm phòng và tình trạng miễn dịch của đàn lợn tại thời điểm xảy ra Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản. Đồng thời không thể không quan tâm tới biện pháp tiêu độc, sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống, khu vực xung quanh chuồng nuôi và chủ cơ sở có hay không điều trị bệnh cho lợn. Bởi vì các biện pháp này góp phần tăng sức đề kháng đặc hiệu và không đặc hiệu cho lợn nái, tiêu diệt các mầm bệnh cộng phát và kế phát trong cơ thể lợn và ngoài môi trường nuôi.

Bảng 4.4: Kết quả điều tra về tình trạng sinh sản sau dịch của những nái trong đàn xảy ra Hội chứng hô hấp và sinh sản được giữ lại để sản xuất con giống

Đối tượng nái theo dõi

Số con (con)

Đẻ bình thường Chậm đẻ Đẻ khó Đẻ non sảy thai Thai khô, thai gỗ Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Cái hậu bị 95 88 92,63 1 1,05 3 3,16 1 1,05 2 2,11

Nái mang thai 168 152 92,12 3 1,82 5 3,03 2 1,31 6 3,64

Nái nuôi con 129 115 92 2 1,6 3 2,4 4 3,2 5 4

Nái chờ phối 65 59 90,77 2 3,08 1 1,82 2 3,08 1 1,82

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đến khả năng sinh sản của đàn lợn sau dịch tại trại lợn Tốn 2, Lục Ngạn, Bắc Giang và biện pháp phòng bệnh (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w