Kết quả điều tra số lần phối giống sau dịch của những lợn cái trong đàn xảy ra hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản nuôi để sản xuất

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đến khả năng sinh sản của đàn lợn sau dịch tại trại lợn Tốn 2, Lục Ngạn, Bắc Giang và biện pháp phòng bệnh (Trang 38 - 42)

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.2.1.Kết quả điều tra số lần phối giống sau dịch của những lợn cái trong đàn xảy ra hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản nuôi để sản xuất

trong đàn xảy ra hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản nuôi để sản xuất con giống

Theo Võ Trọng Hốt, 2005 [11] khoảng cách lứa đẻ là thời gian để hình thành một chu kỳ sinh sản. Khoảng cách lứa đẻ bao gồm: thời gian chửa + thời gian nuôi con + thời gian động dục lại sau cai sữa con và có chửa. Trong 3 yếu tố đó thì thời gian mang thai là không thay đổi. Còn thời gian nuôi con và thời gian chờ phối là có thể thay đổi để rút ngắn khoảng cách 2 lứa đẻ. Nếu khoảng cách 2 lứa đẻ giảm làm tảng số lứa đẻ của nái/năm.

Kết quả điều tra về số lần phối giống của những lợn sinh sản trong đàn xảy ra Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giử lại để sản xuất con giống ta chỉ theo dõi trên cái hậu bị, nái chờ phối và nái bị bệnh (đẻ non, sảy thai, thai chết lưu ...) được giữ lại để sản xuất con giống được tổng hợp ở bảng 4.2

Bảng 4.2: Kết quả điều tra số lần phối giống sau dịch của những lợn cái trong đàn xảy ra Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản được giữ lại để sản xuất con giống

Đối tượng điều tra Số con điều tra

Kết quả phối giống thụ thai Không thụ

thai phải loại thải Sau lần phối 1 Sau lần phối 2 Sau lần phối 3 Tổng hợp Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Cái hậu bị 95 18 18,95 52 54,74 20 21,05 90 94,74 5 5,27 Nái bị bệnh 165 24 14,55 75 45,46 57 34,55 156 94,56 9 5,44

Từ bảng 4.2 cho thấy:

Đối với cái hậu bị: trong số 95 cái hậu bị được theo dõi tỷ lệ thụ thai sau 3 lần phối giống là 94,74%. Nhưng phải có đến 21,05% số con phải phối lần thứ 3 và 54,74% số con phải phối lần thứ 2. Nếu hoạch toán về kinh tế đối với trại này thì chắc chắn hiệu quả kinh tế sẽ rất kém. Bởi vì phải mất khoảng 21 ngày nuôi 54,74% nái phải phối lần thứ 2 và khoảng 42 ngày nuôi 21,05% nái phối lần thứ 2 không ra sản phẩm là một lượng chi phí không nhỏ.

Đối với nái bị bệnh (đẻ non, sảy thai, thai chết lưu ...) theo dõi 165 con thì tỷ lệ thụ thai sau lần thứ 3 là 94,56%, phải đến gần 80% số con phải phối giống 2 – 3 lần mới thụ thai và có đến 9 con không thụ thai nên phải loại thải.

Cái hậu bị có 5 con sau 3 lần phối giống không thụ thai phải loại thải. Đối với nái chờ phối tỷ lệ số nái phải phối 2 – 3 lần chiếm khoảng hơn 60% tỷ lệ này khá cao. Nhưng so với nái chờ phối và nái bị bệnh tỷ lệ này thấp nhất. Như vậy từ kết quả trên khẳng định tổn thất kinh tế trại này do HCRLHH và SS là không nhỏ: tăng chi phí đầu tư cho thức ăn, công chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý sử dụng chuồng trại ( khoảng 21 ngày đối với lợn phải phối giống lần thứ 2 và 42 ngày đối với lợn phải phối giống lần thứ 3); giảm số lứa đẻ/nái/năm và giảm số lượng con cai sữa/nái/năm.

PRRS có khả năng lây nhiễm rất cao, chỉ cần 10 đến 100 hạt virus đủ để gây nhiễm cho lợn. Mầm bệnh được truyền theo đường không khí trong phạm vi 3 km qua những giọt nước mũi, nước bọt của lợn bệnh. Đặc biệt là PRRS virus truyền từ lợn bệnh sang lợn mẫn cảm theo đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp. (Tô Long Thành, 2007) [1]. Khi bị nhiễm virus, cơ thể con vật có thể hình thành đáp ứng miễn dịch nhưng không hoàn chỉnh và một số con trở thành vật mang trùng lâu dài. Vì thế tỷ lệ lợn nái trong đàn xảy ra dịch dù là lợn nái hậu bị, nái chửa, nái nuôi con hay là nái tách con chờ phối chắc chắn đã bị phơi nhiễm đối với PRRS virus và sẽ bị bệnh rồi trở thành con mang trùng lâu dài. Virus xâm nhập vào cơ thể gây rối loạn sinh sản, phối

giống nhiều lần không có chửa. Tuy nhiên kết quả phối giống nhất là lợn ngoại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như theo dõi phát hiện động dục và thời điểm phối tinh, kỷ thuật phối …

Từ kết quả này khẳng định dù cái hậu bị, nái bị bệnh, nái chờ phối trong đàn xảy ra Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản giữ lại nuôi để sản xuất con giống đều chịu ảnh hưởng xấu bởi bệnh mức độ nặng nhẹ khác nhau, chắc chắn nếu hoạch toán kinh tế mang lại thì sẽ kém hơn so với nái không bị bệnh rất nhiều.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đến khả năng sinh sản của đàn lợn sau dịch tại trại lợn Tốn 2, Lục Ngạn, Bắc Giang và biện pháp phòng bệnh (Trang 38 - 42)