Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn cá

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đến khả năng sinh sản của đàn lợn sau dịch tại trại lợn Tốn 2, Lục Ngạn, Bắc Giang và biện pháp phòng bệnh (Trang 27 - 33)

- Các yếu tố di truyền:

Yếu tố di truyền biểu hiện cụ thế bằng giống, là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến năng suất sinh sản ở lợn nái. Các giống lợn khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau. Theo Đặng Vũ Bình (2002)[1], giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất sinh sản của lợn nái. Trong cùng một giống năng suất từng cá thể cũng khác nhau. Vì vậy chọn lọc nhân tạo đạt được sự tiến bộ di truyền nhanh hơn chonjlocj tự nhiên.

Bên cạnh đó công việc lai tạo giống đã tạo sự tiến bộ di truyền nhanh chóng, do đó ưu thế lai mà nái có số con đẻ ra sống tăng 8% so với bố mẹ chúng.

Nhờ có những tiến bộ vượt bậc trong công tác giống, ngày nay các giống lợn đã được chuyên môn hóa cao. Theo Đặng Vũ Bình (2002) căn cứ vào khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt, đã chia các giống lợn làm 4 nhóm chính:

+ Các giống đa dụng: Yorkshire, Landrace và một số dòng nguyên chủng được xếp và loại có khả năng sản xuất thịt và khả năng sinh sản khá.

+ Các giống chuyên dụng “dòng bố”: Piesssstrain, Landrace (Bỉ), Duroc (Mỹ) có khả năng sinh sản trung bình nhưng khả năng sản xuất thịt cao.

+ Các giống chuyên dụng “dòng mẹ”: Yorkshire, Landrace cải tiến đặc biệt một số giống chuyên sản của Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có khả năng sinh sản đặc biệt cao nhưng có khả năng sản xuất thịt kém.

+ Các giống địa phương có đặc tính chung la khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt kém nhưng có khả năng thích nghi tốt với môi trường.

- Các yếu tố môi trường:

Hầu hết các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái có hệ số di truyền thấp,vì vậy nó chịu tác động chủ yếu bởi các yếu tố môi trường. Phương thức nuôi, chế độ dinh dưỡng, công tác quản lý phối giông, lứa đẻ, mùa vụ, bệnh tật, … đều có ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.

+ Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ngoại cảnh hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái.

+ Chế độ dinh dưỡng là yếu tố ngoại cảnh hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Trong đó, năng lượng trao đổi (ME), protein, các axit amin không thay thế, khoáng, vitamin là những thành phần quan trọng nhất.

Yamada và cộng sụ (1998) cho biết, nuôi dưỡng hạn chế lợn cái trong giai đoạn hậu bị sẽ làm tăng tuổi động dục lần đầu, tăng tỷ lệ loại thải so với nuôi dưỡng đầy đủ. Các nhà chăn nuôi Hoa Kỳ khuyến cáo nên cho lợn hậu bị ăn tự do đến 90 kg khối lượng, sau đó cho ăn hạn chế trước khi phối giống (động dục lần 3) 5 – 7 ngày lại cho ăn tự do. Lợn nái ăn với bình thường có tác dụng làm tăng số trứng rụng và số con đẻ ra/ ổ.

Trong giai đoạn chửa, khẩu phần chính xác của lợn nái chửa phụ thuộc vào khối lượng lợn, ngày tuổi, tính trạng béo hay gầy, kiểu chuồng, tuổi cai sữa lợn con, khí hầu hoặc nhiệt độ môi trường. Lợn nái chủa lứa 1 phải tăng trọng từ 32 – 45,5 kg, lợn nái chửa từ lứa thứ 2 trở đi phải tăng khối lượng từ 22,5 – 32 kg trong thời gian chửa. Tuy nhiên 2/3 khối lượng thai được hình thành ở 1/3 giai đoạn cuối kì có thai. Vì vậy, ở giai đoạn đầu (2/3 thời gian đầu kì có thai) phải cho ăn hạn chế. Những nghiên cứu của Wood cho biết: nuôi dưỡng lợn nái với mức dinh dưỡng cao ở thời kì chửa đầu sẽ làm tăng tỷ lệ chết phôi. Vũ Đình Tôn cũng cho biết: lợn nái mang thai nếu ăn dưới 2kg thức ăn thì lợn mẹ phải huy động dự trữ của cơ thể để hỗ trợ cho tăng trọng của thai, dẫn đến số lượng lợn con/ổ giảm, khối lượng sơ sinh lợn con cũng giảm.

Trong giai đoạn nuôi con, ở vài ngày đầu cho ăn hạn chế, sau đó tăng dần đến khi cho ăn tự do sau khi đẻ 5- 7 ngày.

+ Mùa vụ và nhiệt độ môi trường:

mức độ đồng đều trong một lứa đẻ không cao. Thời tiết nóng thường không đến mức gây chết lợn nhưng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, làm giảm một phần tiêu thụ thức ăn và dẫn đến năng suất tụt xuống, nhiệt độ cao trên 850 F (29,50C) sẽ làm chậm hoặc ngăn cản sự xuất hiện động dục, giảm mức độ rụng trứng và làm tăng hiện tượng rụng thái sớm. Kết quả nghiên cứu của Michigan cho thấy, lợn hậu bị mối ngày chịu dudwnghj 400C trong 2 giờ trong vòng 1 – 13 ngày sau phối giống tỷ lệ phôi giảm 35 – 40%.

+ Tuổi và lứa đẻ đều là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái. Lợn nái kiểm định có năng suất sinh sản thấp hơn so với lợn nái cơ bản. Khả năng sinh sản của lợn nái thường thấp ở lứa đẻ thứ nhất, đạt cao nhất ở lứa đẻ thứ 3 sau đó ổn định hoặc hơi giảm ở lứa đẻ thứ 6, sau đó giảm rõ rệt khi lứa đẻ tăng lên. Số con/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn nái và giảm nhanh sau 4 – 5 tuổi

+ Quản lý phối giống bao hàm cả việc phát hiện động dục, phương thức phối giống và kỹ thuật phối giống. Đây là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai, số con đẻ ra/ổ, thời gian chờ phối hay thời gian phi sản xuất ở lợn nái.

Số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái có ảnh hưởng đến số con đẻ ra/ổ. Phối đơn trong một chu kỳ động dục ở mức chịu đực cao nhất có thể đạt được số con/ổ cao, nhưng phối 2 lần trong một chu kỳ động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ

Phối giống kết hợp giữa nhảy trực tiếp và thụ tinh nhân tạo làm tăng 0,5 lợn con so với phối giống riêng rẻ, phối giống bằng thụ tinh nhân tạo làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra/ổ đều thấp hơn từ 0 – 10% so với phối giống trực tiếp

Chất lượng tinh dịch và kỹ thuật phối giống là một yếu tố quan trọng. Đối với lợn nái ngoại, lượng tinh dịch phải đạt từ 80 – 100ml và 2,5 – 3 tỷ tinh trùng tiến thẳng cho một lần phối.

+ Thời gian cai sữa:

Thời gian bú sữa của lợn con dài, lợn nái có số con đẻ ra còn sống/ổ cao, thời gian động dục lại ngắn. Lợn nái cai sữa ở 28 – 35 ngày, thời gian động dục trở lại là 4 – 5 ngày, có thể phối giống và thành tích sinh sản tốt. Nếu giảm thời gian cai sữa từ 15 xuống còn 10 ngày sẽ làm giảm trên 0,2con/ổ.

+ Bệnh tật và môi trường sống:

Sẩy thai, thai gỗ, chết lưu và chu kỳ động dục không bình thường là biểu hiện của bệnh lý. Bệnh leptospirpsis, sảy thai truyền nhiễm, rối loạn sinh sản do parvovirrus, bệnh hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản … trực tiếp gây sảy thai, thai gỗ và thai chết lưu ở lợn. Các bệnh khác như viêm vú, viêm tử cung, suyễn, ỉa chảy,.. không những làm suy giảm sức khỏe của lợn nái mà còn gây nhiễm khuẩn ở lợn con, tăng tỷ lệ chết và tỷ lệ còi cọc ở lợn con.

Sức khỏe nói chung và bệnh tật nói riêng có liên quan chặt chẽ với môi trường. Các hoạt động sống của lợn luôn phát nhiệt làm bay hơi nước đồng thời lợn còn thải ra phân, nước tiểu và các vi sinh vật gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, bào tử, noãn bào, trứng giun, … sống trong môi trường khi chúng truyền từ con lợn này sang con lợn khác. Điều kiện tự nhiên cảu môi trường sẽ quyết định chúng sẽ đe dọa con lợn khác trong bao lâu.

Sự thông thoáng trong môi trường chuồng lợn, nhiệt độ và độ ẩm quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái và sức khỏe của lợn con. Theo cẩm nang chăn nuôi lợn nái (1996)[3]: làm giảm tối thiểu các tác động xấu của môi trường là một chìa khóa cho việc chăn nuôi lợn có hiệu quả.

+ Sức sống của lợn:

Năng suất sinh sản của lợn nái không chỉ phụ thuộc vào sức sản xuất của chúng mà còn phụ thuộc vào lợn con. Vì kết quả cuối cùng của năng suất sinh sản là số con đẻ ra sống, số con sống đến lúc cai sữa, khối lượng cai sữa

Lợn con mới sinh có đặc diển chính là: hệ thống tiêu hóa chưa phát triển, pH dạ dày trên 3,5, trong dạ dày chưa có HCl tự do nên chưa có khả năng ngăn cản được các loại vi khuẩn xâm nhập theo đường tiêu hóa cũng như tiêu các thức ăn khó tiêu. Khả năng điều tiết thân nhiệt kém, các phản xạ có điều kiện mới thiết lập, hệ thống miễn dịch chưa phát triển nên khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào lượng kháng thể tiếp nhận được từ sữa đầu của con mẹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp (1996)[3] cho biết: hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển ở thai lợn 50 ngày tuổi, ở 70 ngày tuổi thai lợn có thể phản ứng với những kháng nguyên lạ. Tuy nhiên do môi trường tử cung là vô trùng nên khi mới đẻ ra thì lợn con chưa hề có một lượng kháng thể nào mà lượng kháng thể được truyền từ sữa đầu của lợn mẹ. Sữa đầu rất giàu dinh dưỡng và kháng thể. Theo Trần Văn cừ và cộng sự (1976)[5] lượng protein trong sữa đầu gấp 3 lần sữa thường, trong đó một nửa kháng thể là ϒ globulin. Nhưng lượng protein trong sữa đầu cũng giảm nhanh chóng, sau 14 – 16 giờ tiết sữa, lượng protein sữa đầu đã giảm bằng sữa thường. Mặt khác lượng sữa của mẹ sau khi sinh, tăng cao nhất ở ngày thứ 19 – 20 rồi giảm đi nhanh chóng ở ngày thứ 21, kéo theo lượng kháng thể của lợn con cũng giảm đi đột ngột.

Trần Cừ và cộng sự (1976)[5] cũng cho biết: lợn là loài gia súc có nhau thai biểu mô dây chằng nên kháng thể ở lợn mẹ không thể thấm qua được nhau thai. Bù lại, niêm mạc ở lợn con mới sinh có cấu tạo đặc biệt, các tế bào còn liên kết lỏng lẻo, vì vậy nó có thể hấp thu được kháng thể IgG là loại globulin có khối lượng phân tử thấp trong vòng 36 – 48 giờ sau khi sinh. Kháng thể IgG lưu thông trong máu, tạo nên khả năng miễn dịch toàn thân ở lợn con trong vòng 4 – 6 tuần rồi bị đào thải ra ngoài dần theo thời gian.

Khả năng kháng bệnh của kháng thể được cung cấp từ sữa mẹ phụ thuộc vào kháng nguyên và mầm bệnh mà lợn mẹ tiếp xúc trong thời gian mang thai. Đặc biệt phụ thuộc vào lượng kháng thể ở sữa đầu mà lợn con bú được, trong đó có rất nhiều kháng thể, nhiều đến mức mà có thể ngăn cản hệ

thống miễn dịch của lợn con tiếp xúc với kháng nguyên. Vì vậy đến 10 ngày tuổi lợn con mới bát đầu sản xuất được kháng thể IgG, IgA và tăng dần theo thời gian và đến khoảng 4 -5 tuần tuổi lượng kháng thể này mới đủ khả năng bảo hộ cho lợn con.

Ở 21 ngày tuổi là điểm giao cắt giữa lượng khảng thể được cung cấp từ sữa mẹ giảm xuống và lượng kháng thể lợn con sản xuất được tăng lên. Đó là thời điểm khủng hoảng về dinh dưỡng do lượng sữa mẹ giảm xuống đột ngột và khủng hoảng về lượng kháng thể có trong cơ thể.

Phần III

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đến khả năng sinh sản của đàn lợn sau dịch tại trại lợn Tốn 2, Lục Ngạn, Bắc Giang và biện pháp phòng bệnh (Trang 27 - 33)