MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN CÁI SAU DỊCH.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đến khả năng sinh sản của đàn lợn sau dịch tại trại lợn Tốn 2, Lục Ngạn, Bắc Giang và biện pháp phòng bệnh (Trang 37 - 38)

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN CÁI SAU DỊCH.

Tổng đàn lợn (con) Lợn mắc bệnh Lợn bị chết

Lợn buộc phải tiêu hủy con Tỷ lệ (%) Con Tỷ lệ (%) Con Tỷ lệ (%) Lợn cái 820 540 65,85 216 26,34 270 32,93 Lợn con 950 738 84,73 616 64,84 950 100 Lợn đực 12 8 66,67 11 66,67 12 100 Lợn thịt 3048 1715 56,27 1371 44,98 2304 75,59

4.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦALỢN CÁI SAU DỊCH. LỢN CÁI SAU DỊCH.

Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái là một trong những khâu quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh lợn. Bởi vì suy cho cùng năng suất của nghề chăn nuôi lợn phụ thuộc vào lợn con sơ sinh còn sống đến khi cai sữa của 1 lợn nái/năm. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn nái bao gồm khả năng sinh sản và chất lượng đàn con. Khả năng sinh sản của đàn lợn nái gồm chỉ tiêu cơ sở: các chỉ tiêu sinh lý, sinh dục, khả năng đẻ con, số lứa đẻ trong năm, số lợn con sơ sinh, số lợn con cai sữa, trọng lượng sơ sinh, trọng lượng lợn con khi cai sữa. Khả năng sinh sản của đàn nái bao gồm các chỉ tiêu cơ bản: các chỉ tiêu sinh lý sinh dục (tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu), thời gian chờ phối, khả năng đẻ con nuôi con, nuôi con, số lứa đẻ trong năm, số lợn con sơ sinh, số lợn con cai sữa, khối lượng sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa …

Nói tới hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở đàn lợn sản xuất con giống là nghĩ tới hiện tượng sảy thai, chết thai, thai khô, thai gỗ, lợn con sơ sinh yếu ớt hoặc to hơn bình thường, thường giảm số con trong mỗi lứa đẻ do thai chết khi nái bị nhiễm virus lúc mang thai dưới 35 ngày. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản kéo dài dai dẳng trong đàn. Những trại không thực hiện chế độ cùng nhập cùng xuất cho tới 2,5 năm vẫn có thể phân lập được

virus từ lợn con cai sữa.

Tổng hợp về hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản, Tô Long Thành, 2007 [18] cho biết đặc trưng của các Arterivirus là gây bệnh âm ỉ, kéo dài dai dẳng. Lợn nái bị bệnh ở thể cấp tính, sảy thai chiếm khoảng 1 – 3% số nái từ ngày chửa ngày thứ 21 đến ngày 109, đẻ non chiếm từ 1 – 20%, tỷ lệ đẻ giảm, không động dịch trở lại và khó có chửa. Bệnh lợn nái kéo dài trong 2 kỳ: kỳ thứ 1 kéo dài trong một tuần, tiếp theo đó kỳ thứ 2 kéo dài từ 1 – 4 tháng. Trong kỳ thứ 2 thì có 5 – 80% lợn nái rối loạn sinh sản từ ngày chửa thứ 100 – 118.

Tuy nhiên mỗi con nái giống, nhất là giống lợn ngoại dù là nái hậu bị, nái kiểm định, nái cơ bản đều được đầu tư, chọn lọc và nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo. Do đó nhiều trang trại giữ những con nái hậu bị, nái có chửa, nái nuôi con thậm chí những nái có hiện tượng đẻ non, đẻ ra thai gỗ, đã điều trị khỏi triệu chứng trong đàn xảy ra hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản tiếp tục nuôi để sản xuất con giống. Chất lượng đàn giống này thế nào để giúp người chăn nuôi thấy rõ bản chất, tác hại lâu dài của bệnh từ đó nên hay không giữ lại những lợn nái trên tiếp tục nuôi để sản xuất con giống, tôi đã tiến hành điều tra một số chỉ tiêu ở đàn lợn nái sau dịch.

Thời gian theo dõi: 2 lứa sau dịch

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đến khả năng sinh sản của đàn lợn sau dịch tại trại lợn Tốn 2, Lục Ngạn, Bắc Giang và biện pháp phòng bệnh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w