MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG DỊCH

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đến khả năng sinh sản của đàn lợn sau dịch tại trại lợn Tốn 2, Lục Ngạn, Bắc Giang và biện pháp phòng bệnh (Trang 52 - 54)

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG DỊCH

Phòng bệnh bằng vaccin:

Tiêm vaccin phòng PRRS cho đàn lợn trước hết là lợn nái và lợn đực giống theo định kỳ. Phòng bệnh PRRS bằng vaccin là biện pháp quản lý để hỗ trợ trong việc phát triển hệ miễn dịch trong đàn heo. Mục đích việc tiêm phòng là tạo ra một sự một sự miễn dịch ổn định bằng cách tiêm vào đàn heo một lượng virus đã giảm độc lự hoặc đã bết hết hoạt. Điều này sẽ tạo miễn dịch cho toàn đàn.

Tại trại lợn Tốn 2 tiêm phòng PRRS theo lịch sau: (dùng vaccin PAS là vaccin nhược độc đông khô do công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam sản xuất)

- Đối với lợn giống và lợn choai sau 16 – 18 ngày tuổi tiêm vaccin.

- Đối với lợn hậu bị trước khi phối giống 10 tuần tiêm vaccin lần 1 và sau 3 tuần tiêm nhắc lại lần 2.

- Đối với lợn nái đang mang thai trước khi đẻ 7 – 8 tiêm vaccin. - Đối với nái đẻ và nuôi con sau khi đẻ 15 ngày tiêm vaccin.

Phòng bệnh bằng kháng sinh:

Khi bị Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản thường kế phát thêm bệnh đường hô hấp. Do đó ta có thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh đường hô hấp cho lợn: Ceftriaxone, Ofloxacine, tetracyline… hoặc một số chế phẩm kết hợp 2 loại kháng sinh như: econor premix 10% kết hợp với chlotetracyline trộn vào thức ăn cho lợn để đề phòng một số bệnh hô hấp của lợn (Cù Hữu Phú và Nguyễn Ngọc Nhiên, 1999). Mặc dù việc điều trị kháng sinh chỉ có hiệu quả ở giai đoạn đầu của

thức ăn chứa Sulfamid hoặc Oxytetracyline trong tháng chửa cuối cùng và lợn choai nên được tiêm kháng sinh 4 lần trong 3 – 4 tuần tuổi đầu tiên, có thể trong thời gian nhất định trộn thuốc vào thức ăn nước uống cho lợn cai sữa là một trong những biện pháp phòng bệnh hô hấp cho lợn hiện nay.

Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng

- Phải đảm bảo cho lợn ăn sạch, đầy đủ khẩu phần dinh dưởng, chuồng trại khô ráo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh gió lùa, môi trường xung quanh thoáng đãng vệ sinh hạn chế đến mức tối đa ô nhiểm không khí, nguông nước.

- Thường xuyên tẩy uế chuồng trại có thể dùng 1 trong số các thuốc sát trùng sau:

+ ND. Iodine: thành phần gồm PVP Iodine, Kalium Iodine và dung môi. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn mạnh dùng để sát trùng cũng như thanh khiết môi trường ở cơ sở chăn nuôi. Thuốc có tác dụng với nhiều vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) cũng như một số virus và nấm. Khả năng diệt khuẩn nhanh, độ ăn mòn thấp hữu hiệu kể cả nước cứng và các chất hữu cơ.

+ Thuốc sát trùng đa năng: thành phần bao gồm cloramin B, Bezalkonium chloride, cồn 96 và dung môi.

+ Thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại: phun thuốc lên toàn bộ diện tích chuồng nuôi: 100ml/50m2 dùng để tiệt trùng vật dụng chăn nuôi: ngâm thiết bị vật nuôi trong dung dịch đã pha loãng 5 – 10 lần, tiệt trùng nước uống 1ml/1 – 1,5l nước

+ Cách ly lợn có triệu chứng hô hấp và lợn mới nhập về.

- Việc vệ sinh trước khi vào khu chăn nuôi được mọi người thực hiện một cách nghiêm ngặt. Ngay cửa lối vào khu chăn nuôi có hố sát trùng. Hố này được đổ đầy vôi và thường xuyên được thay mới, trước khi mọi người cũng như công nhân vào chuồng nuôi đều phải thay quần áo bảo hộ lao động, đi ủng và đi qua hố sát trùng. Xe ô tô trước khi vào khu chăn nuôi đều phải dừng lại và phun sát trùng bằng focmon.

- Có kế hoạch kiểm tra và sử dụng nguồn tinh hợp lý: virus tồn tại rất lâu trong tinh dịch do vậy sẽ lây lan sang con cái và cả đàn heo con sau khi sinh ra.

Phần V

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản đến khả năng sinh sản của đàn lợn sau dịch tại trại lợn Tốn 2, Lục Ngạn, Bắc Giang và biện pháp phòng bệnh (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w