Khái niệm đoàn kết

Một phần của tài liệu Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 46)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Khái niệm đoàn kết

- Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học và Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1994 và sau đó là các Từ điển khác đều đưa ra

khái niệm đoàn kết như sau: đoàn kết là “kết thành một khối thống nhất, cùng

hoạt động vì một mục đích chung” và Đại đoàn kết là “đoànkết rộng rãi”.

- Khái niệm đại đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

Trong bài nói chuyện tại Hội nghị Đại biểu Mặt trận Liên Việt toàn

quốc 10.1. 1955, Hồ Chí Minh đã nêu ra khái niệm đại đoàn kết. “Đại đoàn

kết là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền cuả nhà, cái gốc của cây. Nhưng đã có

nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” [25, tr.244]

2.2. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc

Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc là kết quả của những xuất phát điểm và hội tụ của những nội dung thuộc về truyền thống văn hóa dân tộc; là các quan điểm và nhận thức về vấn đề dân tộc trên cơ sở học thuyết Mác- Lênin được chắt lọc và vận dụng sáng tạo, tài tình

trong hoàn cảnh đất nước Viêt Nam- một quốc gia đa dân tộc bị áp bức, đói nghèo và tạo nên những điều kỳ diệu trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân loại thế kỷ XX. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc là kết tinh và hội tụ các yếu tố truyền thống dân tộc, của lý luận cách mạng và lòng yêu nước.

2.2.1. Cơ sở thực tiễn

2.2.1.1. Truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa của cộng đồng dân tộc, tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc để cứu nước, dựng nước của các dân tộc, tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc để cứu nước, dựng nước của các thế hệ yêu nước, cách mạng tiền bối.

Do vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Việt Nam đã đem lại cho nhân dân không ít thuận lợi và ưu đãi của tự nhiên nhưng cũng phải đối mặt rất nhiều với những thử thách khắc nghiệt của thiên tai, địch hoạ. Lịch sử dựng nước và giữ nước là sự tiếp nối hàng ngàn năm những cuộc đấu tranh không mệt mỏi chống hạn hán, bão lụt, chống chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch. Trong cuộc tranh đấu trường kì đó đã sản sinh và định hình ý thức cộng đồng, ý thức tập thể và cao hơn là ý thức dân tộc, ý thức này ngấm vào máu thịt của con người Việt Nam và được truyền từ đời này qua đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác, để tạo thành truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước.

Là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc sinh sống, các dân tộc Việt Nam đã đoàn kết, gắn bó keo sơn để chống giặc xâm lăng, chế ngự thiên nhiên, khắc phục thiên tai và xây dựng đất nước. Đoàn kết đã trở thành truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh to lớn đưa dân tộc ta vượt qua mọi gian nan, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc là hệ quả của sự hình thành một nhân sinh quan chính trị, một tầm nhìn nhân văn sâu sắc của một con người phương Đông, một con người Việt Nam yêu nước thương nòi. Đó là một hệ thống các vấn đề nhận thức và

hành động của Người không chỉ đối với đồng bào các dân tộc trong cộng đồng quốc gia mà còn trong phạm vi quốc tế.

Từ ngàn đời nay, đối với người Việt Nam, tinh thần yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết đã trở thành đức tính, lẽ sống, tình cảm tự nhiên của mỗi người.

Tinh thần yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc của dân tộc Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc đã hình thành và được củng cố trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tạo thành truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Đối với mỗi người Việt Nam, yêu nước, nhân nghĩa và đoàn kết trở thành một tình cảm tự nhiên, một triết lý sống, thành phép tư duy và ứng xử chính trị. Tất cả đã trở thành dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống Việt Nam, tạo thành quan hệ 3 tầng: gia đình, làng xã, quốc gia. (Nhà- làng- nước). Đây cũng chính là sợi dây liên kết các giai tầng, các dân tộc trong xã hội Việt Nam. Truyền thống đoàn kết, nhân ái được phản ánh trong kho tàng văn học dân gian, được các anh hùng trong lịch sử nâng lên thành phép đánh giặc, trị nước. Đó là tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc của các nhà yêu nước trong lịch sử. Hồ Chí Minh đã sớm kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Người khẳng định: từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước...

Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh phải phát huy truyền thống ấy trong giai đoạn cách mạng mới, Người nói: phải giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

2.2.1.2. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các

phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới.

Không chỉ được hình thành từ những cơ sở lý luận, tư tưởng này còn xuất phát từ thực tiễn lịch sử của dân tộc và nhiều năm bôn ba khảo nghiệm ở nước ngòai của Hồ Chí Minh.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam

Là một người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thức được trong thời phong kiến chỉ có những cuộc đấu tranh thay đổi triều đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết của ông cha với tư tưởng “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” và “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”. Chính chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết của dân tộc trong chiều sâu và bề dày của lịch sử này đã tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh và được người ghi nhận như những bài học lớn cho sự hình thành tư tưởng của mình.

Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà , từ đó, các phong trào yêu nước , chống Pháp liên tục nổ ra , rất anh dũng, nhưng cuối cùng đều thất ba ̣i. Hồ Chí Minh đã nhận ra được những hạn chế trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử trong giai đọan này . Đây cũng chính là lý do , là điểm xuất phát để Người quyết tâm từ Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.

Thực tiễn cách mạng thế giới

Từ 1911 đến 1920 Hồ Chí Minh đã đi hầu khắp hết các châu lục . Cuộc khảo nghiệm thực tiễn rô ̣ng lớn và công phu đã giúp Người nhận thức một sự thực: Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại,

chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, thành công Hồ Chí Minh xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giành dân chủ cho Việt Nam . Từ chỗ chỉ biết đến Cách ma ̣ng Tháng Mười theo cảm tính , Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đường Cách ma ̣ng Tháng Mười và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới. Đặc biệt là bài học về sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông binh đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng.

2.2.2. Cơ sở khoa học hình thành tư tưởng đoàn kết các dân tộc của Hồ

Chí Minh

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc không chỉ được hình thành trên nền tảng tư tưởng, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc mà còn được định hình, củng cố và nâng cao lên một tầm lý luận cách mạng từ việc tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân tộc và cách mạng vô sản. Chính các vấn đề của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân tộc đã giúp Người thấy rõ hơn nội dung, bản chất của việc tiến hành cách mạng vô sản trong vùng đồng bào các dân tộc, trong việc nhận thức về lực lượng cách mạng; vị trí, ý nghĩa chiến lược của vùng dân tộc đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do cho đồng bào Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng con đường riêng của mình đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác- Lênin phương hướng giải phóng dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự hội nhập của truyển thống lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa Mác- Lênin. Hay nói cách khác, tư tưởng của Người là sự tiếp thu, “ chuyển hóa”, ứng xử khoa học, nhuần nhụy và tài hoa, vận dụng học thuyết Mác- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của

Việt Nam. Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện vai trò là lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc, liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng.

Chủ nghĩa Mác-lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. Lê-nin cho rằng, sự liên kết giai cấp, trước hết là liên minh giai cấp công nhân với nông dân là hết sức cần thiết , bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản. Rằng nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được. Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

Năm 1920, khi bắt gặp Luận Cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuốc địa, với mẫn cảm chính trị đặc biệt của một thiên tài thì Hồ Chí Minh đã nhận thấy đây chính là ngọn đèn soi rọi cho cách mạng Việt Nam phương hướng và nguyên tắc tập hợp lực lượng cách mạng, cao hơn nữa là phải có một chính Đảng của giai cấp vô sản đứng ra lãnh đạo, tổ chức.

Nhờ có chủ nghĩa Mác - Lênin mà Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học để đánh giá chính xác những yếu tố tích cực và hạn chế của truyền thống dân tộc, để hình thành nên tư tưởng đoàn kết dân tộc đầy sáng tạo. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy ở học thuyết đó những điều mình mong muốn, những điều mà dân tộc, đồng bào của Người

đang rất cần thiết. C. Mác và F.Ăngghen đã đưa ra khẩu hiệu cho giai cấp công nhân toàn thế giới: “ Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Đó là dòng “ tít” quan trọng được in hàng đầu trong các tác phẩm kinh điển của các nhà lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin. Sau đó, trong điều kiện và hoàn cảnh thời kỳ đế quốc Chủ nghĩa.

V.Lênin lại đưa ra khẩu hiệu: “ Vô sản tất cả các nước, các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác – học thuyết cách mạng vô sản dù chỉ nói đến giai cấp vô sản hay cả giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức thì vấn đề đoàn kết đối với họ là yếu tố cực kỳ quan trọng không thể thiếu được.

Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin đã phân tích tình hình các giai cấp trong xã hội tư bản lúc bấy giờ mà chủ yếu là: tư sản và vô sản. Những kẻ đại diện cho giai cấp tư sản ranh ma trong chính sách “chia để trị” nhằm dễ bề cai trị nhân dân lao động và giai cấp vô sản. Đó là phương sách thâm độc nhằm làm tê liệt hóa các khẩu hiệu trên mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã đưa ra. Khi bắt gặp tư tưởng đoàn kết đó của Chủ nghĩa Mác- Lênin ở trời Âu, Hồ Chí Minh cảm thấy có sự gần gũi về tư tưởng, về không gian- một sự hòa nhập giữa truyền thống đoàn kết của một dân tộc Việt Nam-quê hương Người với học thuyết cách mạng, Người cảm nhận sâu sắc và nắm bắt cặn kẽ tư tưởng “ không thể thiếu” đó của chủ nghĩa Mác- Lênin, một thứ vũ khí quan trọng mà giai cấp vô sản và những người cần lao phải được trang bị trong cuộc đấu tranh giải phóng bản thân mình.

2.3. Nội dung Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc

2.3.1. Đoàn kết các dân tộc- cốt lõi của chính sách dân tộc

Đoàn kết dân tộc là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh. Đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế,

trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, trong thời chiến và thời bình là tư duy thường trực, xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp của Người. Hồ Chí Minh sớm nhận thức đúng vị trí vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc, vì thế trong các nội dung cấu thành chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh thì đoàn kết dân tộc có một vị trí, ý nghĩa then chốt.

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, gồm 54 dân tộc anh em được hình thành từ rất sớm trong lịch sử, là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Vào nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi cả dân tộc đang rên xiết dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp, cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, giành độc lập tự do cho nhân dân ta trở thành vấn đề bức thiết nhất, mà trong đó vấn đề dân tộc chiếm vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Giải quyết đúng đắn vấn đề này có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của đất nước. Cho nên ngay từ ngày đầu của những năm 20 của thế kỷ XX, khi tiếp thu chủ nghĩa Mác- Lênin và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, thấm nhuần lời dạy của Lênin:

“ Vấn đề dân tộc,…chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản” [17, tr.299]. Hồ Chí Minh nhận thức rằng trong điều kiện cụ thể của một nước thuộc địa, nửa phong kiến, vấn đề dân tộc

Một phần của tài liệu Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)