Quá trình thực hiện đoàn kết các dân tộc

Một phần của tài liệu Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Quá trình thực hiện đoàn kết các dân tộc

Đồng 1986-2012

Năm 1986, đất nước trong tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội nghiêm trọng, những sai lầm về cải cách giá- lương- tiền chưa thể sớm khắc phục càng làm cho khó khăn thêm gay gắt. Từ năm 1989 đến năm 1991, hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng. Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa tan rã. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề phát triển kinh tế- xã hội và vấn đề đoàn kết đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng.

Hiện nay, khi cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì tinh thần đoàn kết gắn bó của đồng

bào dân tộc được nâng lên một tầm mới. Tất cả đồng bào dân tộc cùng nhau chung tay xây dựng cuộc sống mới theo đường lối chủ trương của Đảng và

Nhà nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ( 4.2006) nêu rõ.

"Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tri thức là người dân tộc thiểu số. Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc." [11, tr,121]

Đảng Bộ tỉnh Lâm Đồng cùng với Uỷ Ban Nhân Dân, Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh đã tổ chức và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng gắn với các phong trào, mô hình cụ thể, thiết thực. Nổi bật như phong trào “Xây dựng nông thôn mới” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Với phong trào này, Mặt Trận Tổ Quốc đã bám sát các chủ trương của Đảng và Nhà nước, vừa phát động, tuyên truyền,

đồng thời tổ chức thực hiện với các chỉ tiêu rõ ràng và cụ thể hoá bằng những hành động thiết thực. Với chủ trương “nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, Mặt Trận Tổ Quốc triển khai vận động người dân đóng góp thực hiện và giám sát công trình. Nhờ đó, Mặt Trận Tổ Quốc ở 11 xã điểm của tỉnh và 29 xã ưu tiên đã vận động nhân dân đóng góp được hơn 53 tỷ đồng, hiến trên

144.490 m2 đất, trên 80.000 ngày công lao động để xây dựng các công trình

công cộng.

Để có kết quả này, Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh từ rất sớm, đã có kế hoạch hướng dẫn Mặt Trận Tổ Quốc các cấp thực hiện, tổ chức tập huấn cho cán bộ mặt trận cơ sở; phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh uỷ hướng dẫn mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới ở xã Xuân Trường (TP Đà Lạt). Trong quá trình thực hiện đã nổi lên một số mô hình tiêu biểu như mô hình “Tạo quỹ đối ứng xây dựng cơ sở hạ tầng” tại thành phố Đà Lạt, huyện Bảo Lâm; “Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật” ở huyện Đạ Tẻh; mô hình “Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp - Tổ hợp tác nông dân” ở huyện Đơn Dương, mô hình “Xây dựng vùng nguyên liệu gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến” ở thành phố Bảo Lộc.

Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Ban đại diện Hội Người cao tuổi của tỉnh, tổ chức thành công Hội nghị sơ kết ba năm Già làng tỉnh Lâm Đồng thực hiện Quyết tâm thư của Già làng Tây Nguyên. Tiếp tục khẳng định quyết tâm của người tiêu biểu tỉnh Lâm Đồng, đoàn kết cùng các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức cho đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tỉnh tham quan Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, đã để lại tình cảm tốt đẹp trong từng cá nhân về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Mặt Trận Tổ Quốc các cấp còn kịp thời tổ chức triển khai, phổ biến các Nghị quyết Hội nghị 3, 4, 5 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng (khoá XI) cho

các vị uỷ viên Mặt Trận Tổ Quốc, các chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tiếp tục được đẩy mạnh. Đảng ủy và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh hết sức quan tâm chỉ đạo biên soạn, phát hành tài liệu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng tiếng K’Ho, Chu Ru và tổ chức làm điểm ở một số địa phương trong tỉnh để tuyên truyền sâu rộng đến bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Bên cạnh đó, tình hình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ về giáo dục đối với học sinh, sinh viên tại vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; triển khai Quyết định 2123/ QĐ- TTg, ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh chỉ đạo các Ủy Ban Nhân Dân các huyện, thành phố, các sở ban ngành liên quan tạo điều kiện triển khai về số lượng, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, qua đó các em được học tập, rèn luyện, được hưởng chế độ chăm sóc ưu đãi, để có trình độ văn hóa, trình độ nghề, bổ sung đội ngũ cán bộ nguồn phục vụ địa phương. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ cho các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc, đào tạo theo chế độ cử tuyển được triển khai có hiệu quả. Đoàn kết đồng bào dân tộc còn liên quan rất nhiều đến vấn đề thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc quan tâm đến chất lượng giáo dục, y tế… cũng như tất cả các vấn đề liên quan đến đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số. Đảng bộ tỉnh Lâm đồng đã triển khai và thực hiện rất nghiêm túc các vấn đề này như:

Sau khi có Quyết định số 85/2010/ QĐ-TTg, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh ban hành công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thành xây dựng đề án thành lập các trường phổ thông dân tộc bán trú; trên cơ sở đó, các huyện, thành rà soát các điều kiện thành lập các trường, lớp dân tộc bán trú trên địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.

Thực hiện Chỉ thị số 21/2007/ CT-TTg và Quyết định số 82/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, các ban ngành phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, ký xác nhận và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em sinh viên, học sinh thuộc đối tượng được vay ưu đãi học cao đẳng, đại học và dạy nghề, liên hệ ngân hàng chính sách xã hội làm thủ tục vay; Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh phối hợp và tham mưu cho Ủy Ban Nhân Dân tỉnh cấp đủ ngân sách theo nội dung quy định trong quyết định số 82 và Thông tư liên tịch số 43/2007/TTLT- BTC-BGDĐT; chỉ đạo các đơn vị liên quan, các trường phổ thông dân tộc nội trú trong tỉnh thực hiện kip thời, đúng, đủ các chế độ cho học sinh dân tộc thiểu số học tại các trường.

Bên cạnh đó, thực hiện Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ công chức công tác vùng dân tộc miền núi, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo đào tạo tiếng dân tộc do Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh làm trưởng ban, lập kế hoạch và phân bổ kinh phí để đào tạo hàng năm từ 15 lớp trở lên, tổ chức các lớp tại tỉnh, huyện và các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đến năm 2012 đã mở được 88 lớp với hơn 2.627 cán bộ công chức được học và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc.

Ngoài ra, thực hiện đại đoàn kết dân tộc còn được thể hiện rõ nét nhất ở “Ngày hội Đại đoàn kết” ở khu dân cư trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2012. Ngày hội đã được các vị lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, huyện, thành phố và đông đảo các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức hưởng ứng tham gia. Thông qua ngày hội này, nhân dân đã bàn bạc thống nhất nội dung, giải pháp xây dựng ở khu dân cư phát triển toàn diện, điều đó một lần nữa khẳng định chính sách Đại đoàn kết dân tộc là tiền đề tạo sự thành công trong việc thực hiện phát triển kinh tế- xã hội, ổn định chính trị ở địa phương.

Một phần của tài liệu Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 26)