7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Những thành công và chưa thành công
kết các dân tộc ở Lâm Đồng
Đoàn kết đồng bào các dân tộc thiểu số chính là nội dung cốt lõi của chính sách dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tỉnh Lâm Đồng đã luôn quan tâm đầu tư, hỗ trợ, thực hiện nhiều chương trình, dự án… đã tạo điều kiện phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho bộ mặt nông thôn miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng thêm khởi sắc, đời sống của đồng bào từng bước được cải thiện rõ rệt, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản được xác định và được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố và phát huy.
Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2006
Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 22- NQ/TW ngày 27/11/ 1989 của Bộ Chính Trị ( khóa VI) về một số chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế- xã hội miền núi, vùng miền núi của tỉnh Lâm Đồng được quan tâm phát triển, đời sống đồng bào các dân tộc được cải thiện đáng kể. Cơ sở hạ tầng vùng dân tộc như giao thông, trường học, trạm xá, nước mới sinh hoạt, thủy lợi được xây dựng tương đối đồng bộ làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của đa số bà con dân tộc. Một bộ phận đã có ý thức tự vươn lên một cách rõ nét, nạn phát rừng làm rẫy theo lối du canh du cư cơ bản chấm dứt; đội ngũ cán bộ dân tộc có bước trưởng thành; bộ mặt nông thôn ở những xã được đầu tư có khởi sắc, cuộc sống của đại bộ phận nhân dân trong vùng dự án từng bước ổn định và phát triển.
Sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng ( khóa IX) về công tác dân tộc, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết 19- NQ/TU ngày 28/5/2003 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc. Trên cơ sở đó ngày 13/8/2004, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 277-KL/TU về việc tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh- quốc phòng trong vùng dân tộc thiểu số, đến ngày 31/10/2006 Hội nghị lần thứ 7 khóa VIII ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về tập trung nguồn lực tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng ( khóa IX) về công tác dân tộc, tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả rất đáng lưu ý:
Hệ thống chính trị ở các xã được củng cố, nâng cao về chất lượng. Công tác quốc phòng, an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được giữ vững tăng cường. Các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền xã, cán bộ thôn, làng được củng cố, phát huy tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo và sức chiến đấu ở cơ sở. Nhờ đó đã tổ chức, triển khai tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức chính trị trong nhân dân; đấu tranh, phòng chống có hiệu quả âm mưu “ diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Thông qua các phong trào, các đoàn thể tập hợp được đông đảo thanh niên, phụ nữ, nông dân; xóa được các thôn, bản trắng về tổ chức hội, đoàn thể. Các chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước được tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt ở các xã; cán bộ, đảng viên sát cơ sở, gần dân, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và những bức xúc ở cơ sở để xử lý, giải quyết kịp thời.
Về công tác lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự tham gia của các cơ quan, ban , ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đối với
công tác dân tộc và vận động đồng bào dân tộc: Hệ thống tổ chức Đảng,
hoạt động có nhiều tiến bộ; các cấp ủy đảng đã chú trọng lãnh đạo tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy, tập trung phát triển kinh tế- xã hội gắn với việc xóa đói giảm nghèo, từng bước khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, cấp trên. Các cấp, các ngành, Mặt Trận Tổ Quốc và các đoàn thể nhân dân đã hướng về cơ sở, vùng miền núi, dân tộc, quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; đã mở lớp đào tạo về quản lý nhà nước, học lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, tạo nguồn cán bộ dân tộc cho cơ sở; nhiều học sinh, sinh viên sau khi ra trường về địa phương đã phát huy tác dụng tốt, đảm nhiệm nhiều chức vụ chủ chốt ở cơ sở xã, thôn, bản, góp phần quan trọng vào việc củng cố hệ thống chính trị, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.
Phong trào giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực được đẩy mạnh. Các đơn vị cấp huyện, sở, ngành, doanh nghiệp và một số đơn vị đóng quân trên địa bàn đã kết nghĩa, trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn, vận động quần chúng; chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số, bảo đảm sát hợp, hiệu quả.
Về hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa
phương: Để cụ thể hóa các Nghị quyết của Tỉnh ủy, kết luận của Ban Thường
vụ Tỉnh ủy, ngày 27/8/2004 UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 20/2004/CT-UB về việc tăng cường chỉ đạo, tiếp tục tổ chức thực hiện đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số…trong quá trình thực hiện, trung ương, tỉnh đã chủ động, tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước, nước ngoài….đồng thời ban hành những chính sách hỗ trợ giống cây trồng cho người nghèo ( lúa, ngô, cà phê,
điều, rau…) cho các hộ nghèo là dân tộc thiểu số vùng khó khăn, chính sách hỗ trợ xây dựng trường học, kiên cố kênh mương, phát triển giao thông nông thôn; chính sách tín dụng cho người nghèo vùng dân tộc vay; chính sách trợ giá cước; chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; chính sách động viên già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số. Từ năm 2003-2005 bình quân mỗi xã, vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư xấp xỉ 1 tỷ đồng/năm; từ 2006-2008 bình quân mỗi xã gần 2 tỷ đồng/ năm…
Văn hóa các dân tộc được bảo tồn, phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc còn 34,54% ( theo tiêu chí mới ban hành năm 2005), đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc, nhất là ở thị trấn, thị tứ. dọc trục đường giao thông được cải thiện rõ rệt; hàng ngàn hộ nghèo đã được hỗ trợ xây nhà ở.
Giai đoạn 2006- 2012
Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 31/10/ 2006 về tập trung nguồn lực tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2006-2010; Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành quyết định số 510/ QĐ-UBND, ngày 30/1/2007 về “ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09- NQ/TU”, Quyết định số 1066/ QĐ- UBND về phê duyệt Đề án xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, thôn buôn vùng đồng bào dân tộc tỉnh Lâm Đồng.
Đối với chương trình 134: Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã ban hành quyết định số 180/2004/QĐ-UB phê duyệt Đề án làm nhà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Lồng ghép với nhiều chương trình khác, cơ bản đã xóa được nhà tạm, tranh tre, nứa lá cho 10.398 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Chương trình nước sạch đã hỗ trợ đầu tư 5.484 hạng mục công trình nước sạch cho 13.085 hộ, trong đó 111 công trình tập trung còn lại là giếng đào, nâng tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trong đồng bào dân tộc thiểu số đạt 61% tổng vốn thực hiện
66,4 tỷ đồng; chương trình giải quyết đất sản xuất, diện tích đã lập hồ sơ chuyển đổi đến tháng 10/2007 được 4221,47 ha.
Chương trình 135: Tổng vốn đã đầu tư 402,7 tỷ đồng, đã cơ bản hoàn thành chương trình dự án ở 49 xã nghèo, khó khăn thuộc 10 huyện và mở rộng đến các thôn còn nhiều khó khăn thuộc khu vực I, II với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, vốn đã đầu tư hỗ trợ 61,7 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 2,5 tỷ đồng; dự án xây dựng cơ sở hạ tầng: nguồn vốn đầu tư hạ tầng cho 42 xã và 68 thôn là 248,1 tỷ đồng; Dự án đào tạo cán bộ cơ sở, cộng đồng trong giai đoạn là 15,8 tỷ đồng, mở 77 lớp cho 10.804 người tham gia, mở các lớp đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số được 968 học viên, tham gia học tập mô hình ở các tỉnh bạn 11 đợt…
Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ: Lâm Đồng có 29 xã nghèo, có tỷ lệ hộ nghèo trên 30% địa phương cân đối ngân sách hỗ trợ cho 29 xã nghèo, với tổng kinh phí là 23,5 tỷ đồng; ước tính đến cuối năm 2011 các địa phương thực hiện việc giải ngân được 20,5 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch.
Theo Nghị định 20/1998/NĐ-TTg của Chính phủ về trợ giá, trợ cước: Tỉnh đã thực hiện trợ cước, trợ giá giống cây trồng trên 75,8 tỷ đồng, cấp phát cho đồng bào 12.075 chiếc rađio trị giá trên 2,1 tỷ đồng, đầu tư 7,7 tỷ đồng xây dựng 60 trạm truyền thanh không dây tại 60 xã đặc biệt khó khăn; chi ngân sách 178,3 tỷ đồng khám, chữa bệnh cho 2,8 triệu lượt người, cấp cho đồng bào 700.286 lít dầu hỏa trị giá 4,945 tỷ đồng và 6.509.472 kg muối I ốt, trị giá 7,897 tỷ đồng. Ngoài ra còn hỗ trợ các hộ đặc biệt khó khăn mua công cụ sản xuất trị giá 4, 5 tỷ đồng, mua đồ dùng sinh hoạt cho 14,436 hộ.
Đối với học sinh, sinh viên: Thực hiện chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số đang theo học tại các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, bằng ngân sách địa phương, tính đến hết tháng 11/2011, đã hỗ trợ 25.229 lượt sinh viên nhận tiền trợ cấp, tổng kinh phí 23,2 tỷ đồng.
Công trình phát triển thủy lợi: Đã đầu tư 198,45 tỷ đồng xây dựng 17 công trình thủy lợi nhỏ, bố trí kế hoạch vốn 57,8 tỷ đồng để xây dựng 271 hồ chứa, 283 đập dâng, 76 công trình cống với 500km kênh mương.
Chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn: Trong những năm qua, Lâm Đồng đã tiếp nhận 7.897 hộ dân cư tự do với 32.756 khẩu, phần lớn là dân tộc thiểu số từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Điện Biên, Hà Giang; tỉnh đã rà soát, lập quy hoạch bố trí dân cư, lập các dự án đầu tư ổn định dân cư tự do được 2.859 hộ, hỗ trợ định canh định cư 1.097 hộ, thực hiện khai hoang đưa vào sản xuất được 391 ha đất; xây dựng được 204 km đường giao thông nông thôn, 08 cầu, 09 công trình phòng học, trạm xá và 09 công trình thủy lợi, tổng vốn đầu tư 64, 3 tỷ đồng.
Chính sách y tế, bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có chuyển biến tích cực. Mạng lưới y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ được tăng cường, thực hiên tốt chương trình y tế cộng đồng, chủ động phòng chống không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng; công tác chăm sóc, bảo vệ bà mẹ trẻ em và dân số kế hoạch hóa gia đình được thực hiện khá tốt.
Trên thực tế, hằng năm các huyện cũng đã tổ chức nhiều phong trào bổ ích, mang tính thiết thực nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa các đồng bào dân tộc với nhau, tạo ra sức mạnh to lớn trong giai đoạn xây dựng chủ ngĩa xã hội hiện nay.
Ngày 6/11/2009 huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn huyện. Đây là huyện đầu tiên của Lâm Đồng tổ chức Đại hội. Đại hội gồm 240 đại biểu là đồng bào các dân tộc thiểu số đại diện cho 47.707 người thuộc 25 dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn huyện Đức Trọng về dự Đại hội.
Báo cáo tại Đại hội nêu bật những đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc giữ gìn sự ổn định và phát triển của địa phương. Với sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, chính quyền, đoàn thể các cấp, đồng bào các dân tộc đã bỏ lối sống du canh du cư, đổi mới phương thức sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trồng cà phê, dâu tằm, rau, hoa... với mức thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/năm. Bà con đoàn kết gắn bó, chung sức xây dựng cuộc sống mới, xây dựng những thôn, buôn giàu về kinh tế, ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội...
Nhân dịp này, Đại hội cũng đã biểu dương, khen thưởng 29 cá nhân và 9 tập thể có thành tích xuất sắc trong công cuộc giữ gìn khối đại đoàn kết các dân tộc, đóng góp xây dựng Đức Trọng–Lâm Đồng ngày càng phát triển bền vững về mọi mặt.
Ngày 16/09/2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã ký ban hành Quyết định số 2331/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 18/12/2009 Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ Nhất đã được tổ chức trọng thể tại thành phố Đà Lạt. Dự Đại hội có ông Cư Hoà Vần, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo Uỷ Ban Dân Tộc; đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; lãnh đạo Vụ Tuyên truyền; Vụ Địa phương II và hơn 350 đại biểu ưu tú, gồm nhiều thành phần dân tộc đại diện cho trên 300 ngàn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; được tặng 1 Huân chương Sao vàng, 4 Huân chương Hồ Chí Minh cho 1 tập thể và 3 cá nhân; 26 tập thể và 13 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, trong đó có
1 cá nhân Anh hùng người dân tộc thiểu số là K’Đen, dân tộc Cơ-ho (huyện Di Linh); tỉnh có 5 Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người dân tộc thiểu số.
Đại hội đã báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc mà tỉnh đã đạt được trong những năm qua. Đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đã đoàn kết tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Nổi bật là phong trào xoá đói giảm nghèo, đoàn kết giúp nhau cùng phát triển. Được sự