Đoàn kết các dân tộc vì mục tiêu đấu tranh

Một phần của tài liệu Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Đoàn kết các dân tộc vì mục tiêu đấu tranh

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh chỉ có duy nhất một mục tiêu đó là đấu tranh giải phóng dân tộc, làm sao để cho nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu đó, vấn đề đoàn kết các dân tộc là nội dung thiết yếu nhất. Kể từ khi về nước trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng, năm 1941, Hồ Chí Minh có nhiều năm tháng công tác, sống và sinh hoạt cùng đồng chí và đồng bào các dân tộc thiểu số nên Người rất hiểu và quan tâm đến đời sống của đồng bào các dân tộc. Bên cạnh đó người cũng thấy được tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết đồng bào dân tộc ta lại với nhau tạo thành một khối thống nhất, tạo nên một sức mạnh to lớn, có như vậy mới có thể hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc Việt Nam.

Sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài và hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, bắt gặp chủ nghĩa Mac- Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường đi cho dân tộc Việt Nam, người khẳng định chỉ có con đường đấu tranh cách mạng vô sản, chỉ có đoàn kết là “ đáp số đúng” mang lại kết quả trong giải quyết các khó khăn. Đoàn kết các dân tộc trong phạm vi quốc gia và quốc tế nhằm thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc là một trong những luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, không chỉ có đồng bào người Kinh mà tất cả đồng bào dân tộc thiểu số trên khắp cả

nước đều có những đóng góp vô cùng quan trọng để tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của đồng bào các dân tộc thiểu số, họ là thành phần không thể thiếu trong tất cả các cuộc kháng chiến, bên cạnh đó Người ra sức kêu gọi tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc để cùng nhau giải phóng đất nước vì mục tiêu độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà. Đối với đồng bào Việt Bắc, người đánh giá rất cao lòng yêu nước của đồng bào các dân tộc trên địa bàn này. Người viết: “ Đồng bào Việt Bắc gồm có Kinh, Thổ, Nùng, Thái,v.v…phong tục tập quán tuy có khác nhau ít nhiều, nhưng lòng nồng nàn yêu nước, lòng căm hờn thực dân thì muôn người như một. Lòng yêu nước của đồng bào, nhập với hình thể hiểm trở của núi sông thành một lực lượng vô địch, nó đã đánh tan cuộc tấn công của thực dân trong trận vừa rồi. Nếu có muốn chép lại hết tất cả những sự hy sinh và oanh liệt của nhân dân, thì phải lấy mấy quyển sách mới đủ. Vậy đây chúng ta chỉ nhắc lại vài thí dụ, để nói rằng tất cả các giới đồng bào toàn dân nhất trí đều hăng hái tham gia công cuộc bảo vệ Việt Bắc” [21, tr.448]

Hồ Chí Minh thấy rằng mọi thắng lợi trên địa bàn chiến khu Việt Bắc đều có công sức to lớn của đồng bào các dân tộc. Mọi thắng lợi về quân sự, ngoại giao…giành được trên địa bàn đều là biểu hiện của tinh thần đoàn kết của các lực lượng, các tầng lớp xã hội, của đồng bào các dân tộc, của quyết tâm kháng chiến và sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chính Phủ. Năm 1950, Hồ Chủ tịch đã có “ Thư gửi đồng bào Cao- Bắc- Lạng nhân dịp chiến thắng trên chiến trường Biên Giới”. Người viết: “ Chúng ta đã thắng to lớn trong chiến dịch Cao- Bắc- Lạng. Có được thắng lợi dó là vì đồng bào ba tỉnh rất hăng hái tham gia kháng chiến. Vì bộ đội ta rất dũng cảm. Vì Chính phủ ta rất kiên quyết. Vì quân, dân, chính của ta đoàn kết chặt chẽ. Tôi rất vui lòng thay mặt Chính phủ cảm ơn và khen ngợi đồng bào. Tôi đặc biệt nêu cao công lao của phụ nữ Cao- Bắc- Lạng. Hàng vạn chị em Kinh, Thổ, Trại , Mán, v.v…đã

không quản xa xôi, trèo đèo, lội suối, ăn đói, nằm sương, đã thi đua làm việc sửa đường vận tải giúp bộ đội để góp một phần vào thắng lợi…Chúng ta chớ vì thắng lợi mà chủ quan khinh địch. Nhưng với sức đại đoàn kết, tinh thần hăng hái và bền bỉ của đồng bào, với sự dũng cảm của bộ đội, lòng kiến quyết của Chính phủ, chúng ta nhất định vượt qua tất cả mọi khó khăn để giành lấy hoàn toàn thắng lợi” [22, tr.453]

Đối với từng dân tộc cụ thể, Hồ Chí Minh cũng có sự quan tâm sâu sát khi có điều kiện. Chính sự quan tâm đến từng con người, từng dân tộc cụ thể đó đã làm cho Người trở nên gần gũi thân thiết với đồng bào các dân tộc nói chung và vùng Việt Bắc nói riêng. Đó chính là cái tạo nên “ nội hàm” của sự “ đoàn kết bền vững”, làm nên sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân. Trong kháng chiến chống Pháp, đồng bào các dân tộc Tây Bắc trong điều kiện và hoàn cảnh của mình, luôn hướng về cách mạng, về Chính phủ Hồ Chí Minh. Những năm 40 của thế kỷ XX, nhiều vùng đồng bào Hmông là cơ sở cách mạng như ở Điện Biên, Tủa Chùa ( Lai Châu).

Thời kỳ kháng chiến chín năm, đồng bào Hmông vùng Phú Nhung, Tả Xìn Thay ( Lai Châu); Long Hẹ, Lậm Thắc ( Sơn La); Trạm Tấu, Cao Phạ, Than Uyên ( Nghĩa Lộ)…đã góp nhiều sức người, sức của cho cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến đồng bào ở mặt trận này, trong bức thư gửi đồng bào liên tỉnh Sơn La, Lai Châu tháng 6 năm 1949, Người viết: “ Sơn La tuy ở xa Chính Phủ nhưng lòng Chính Phủ vẫn gần với Sơn La”. Qua thư, Người nhắc nhở căn dặn đồng bào: “ Đã đoàn kết nay phải đoàn kết hơn nữa, tất cả mọi người, mọi tầng lớp, mọi ngành hăng hái thi đua ái quốc”. Người hiểu rõ: “ Đồng bào Sơn-La đã hy sinh nhiều gian nan lắm. Nhưng càng gian nan và hy sinh thì thắng lợi càng vẻ vang, thành công càng to tát”.

Tư tưởng đoàn kết nói chung và đoàn kết dân tộc nói riêng của chủ tịch Hồ Chí Minh được biểu hiện sinh động và hiệu quả qua từng chiến dịch, từng

công việc cụ thể của cách mạng. Thông qua ngôn ngữ, tình cảm…có sức hút đặc biệt đối với đồng bào đồng chí, Hồ Chí Minh đã tập hợp xung quanh mình ý chí, nguyện vọng, sức của, sức người cho cuộc kháng chiến. Tư tưởng đoàn kết trở thành “ bản chất” thường trực trong tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi tổng kết chiến dịch Tây Bắc, Hồ chủ tịch chủ yếu đánh giá chung, rút kinh nghiệm, nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ, bộ đội, dân công. Người đưa ra bốn ưu điểm, trong đó có một ưu điểm là: “ Các chú đã làm đúng chính sách của Trung ương Đảng đối với đồng bào thiểu số. Các chú đã biết giúp dân, tuyên truyền chính sách của Đảng vào trong nhân dân” [24, tr.36]. Lời khen của Chủ tịch đối với cán bộ, chiến sĩ trong việc thực hiện đoàn kết quân dân cũng là bằng chứng thể hiện thước đo tư tưởng đoàn kết của người trong cuộc kháng chiến.

Sau khi Tây Bắc được giải phóng ở một số nơi, cuối năm 1953, Chính phủ có đoàn lên thăm đồng bào, Chủ tịch đã gửi thư thăm hỏi đồng bào các dân tộc và cán bộ chiến sĩ. Bức thư ngắn gọn, đề ngày 21 tháng 11 năm 1953 nhưng Hồ Chủ tịch đã quan tâm nhắc nhở ba đối tượng đó là đồng bào, bộ đội, cán bộ ( theo thứ tự trong thư), bức thư đề cập đến vấn đề đoàn kết giữa đồng bào với đồng bào, Người viết: “ Đồng bào ta phải đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau, tăng gia sản xuất để mọi người được no cơm, ấm áo và phải ra sức tham gia kháng chiến”, về đoàn kết giữa bộ đội với đồng bào, Người viết: “ Bộ đội phải thi đua học tập, giúp đỡ đồng bào, liên hệ chặt chẽ với nhân dân để quét sạch thổ phỉ và mật thám; phải luôn luôn sẵn sàng xung phong giết giặc lập công khi được lệnh thì sẵn sàng chiến đấu”. Về đoàn kết giữa cán bộ và nhân dân, Người viết: “ Cán bộ phải hết lòng, hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân, phải đúng đường lối quần chúng, làm đúng chính sách Chính Phủ và thực hiện Cần, kiệm, Liêm, chính” [24, tr.336]. Hồ Chí Minh luôn luôn theo dõi và động viên đồng bào các dân tộc, trong những

ngày đầu những năm 50 của thế kỷ XX khi một số vùng Tây Bắc giành thắng lợi, Hồ Chủ tịch gửi lời hỏi thăm đồng bào và không quên căn dặn đồng bào các dân tộc ghi nhớ và làm cho đúng:

“ 1. Đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau.

2. Giúp đỡ bộ đội diệt phỉ, trừ gian, giữ gìn trận tự.

3. Ra sức tăng gia sản xuất để mọi người được cơm no áo ấm.

4. Hết sức trung thành với Tổ quốc và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Còn những người trước đây lầm đường theo giặc nếu trở về với Tổ quốc thì Chính phủ sẽ khoan hồng. Cán bộ phải thực sự gần gũi, giúp đỡ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết” [24, tr.367]

Đó là lời căn dặn thấm nhuần tinh thần thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau vì lợi ích quốc gia và cuộc sống ấm no của đồng bào. Tư tưởng đoàn kết đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu hiện lòng nhân ái rộng lớn, tính nhân văn cao cả của Người.

Tây nguyên, một vị trí chiến lược hết sức quan trọng của Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và đây cũng là nơi tập trung rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Gia- rai, Ba-na, Xơ- đăng, Mnông, Mạ, Ê đê, Kho…Bên cạnh đó còn các dân tộc thiểu số sống ở phía nam dãy Trường Sơn thuộc địa phận các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế và Quảng Nam, Đà Nẵng có các dân tộc sinh sống như Bru- Vân kiều, Cơ- tu, Tà- ôi, Chứt…

Các dân tộc Tây Nguyên- Trường Sơn có lịch sử lâu đời. Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đồng bào các dân tộc ở nơi đây đã đóng góp nhiều sức người, sức của vào sự nghiệp quốc gia, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa. Cuối thế kỷ XVIII, đồng bào dân tộc khu vực Tây Nguyên- Trường Sơn đã cung cấp voi, ngựa…cho nghĩa quân Tây Sơn đánh đuổi ngoại xâm và thống nhất đất nước…Đặc biệt trong những

năm đầu thế kỷ XX, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã không ngừng nổi dậy đấu tranh chống lại thực dân Pháp và tay sai bằng các loại vũ khí thô sơ như tên độc, giáo mác, giàn đá…

Đoàn kết vốn là truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc khu vực Tây Nguyên- Trường Sơn. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, trong các mối quan hệ tự nhiên và xã hội, đồng bào các dân tộc khu vực Tây Nguyên- Trường Sơn dựa lưng vào nhau, không phân biệt làng bản, dân tộc, đồng lòng ghét áp bức bất công, yêu tự do, dân chủ, độc lập nên đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trong giai đoạn này chống lại thực dân Pháp.

Tư tưởng đoàn kết các dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh bao hàm yếu

tố Đồng bào, với đúng nghĩa đó, cùng một bọc là con Lạc, cháu Hồng, anh em

một nhà. Dù ở miền Bắc hay miền Nam , Việt Bắc, Tây Bắc hay Tây Nguyên- Trường Sơn, Nam bộ..thì số phận các dân tộc, các vùng hay mỗi gia đình, con người đều gắn bó với Tổ quốc Việt Nam. Nếu Tổ quốc bị xâm lăng thì các dân tộc, toàn thể đồng bào bị sống trong cảnh nô lệ, bị áp bức bóc lột; nếu đất nước được độc lập thì đồng bào được tự do, mọi dân tộc trên đất nước đều yên vui, sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc…Đó là nhận thức, là sự khẳng định trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vì lẽ đó mà trong thư gửi Đại hội các Dân tộc thiểu số miền Nam tại Plâycu tháng 4 năm 1946, Người viết:

“ Cùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Hôm nay đồng bào khai hội, sum họp một nhà thật là vui vẻ.

Tiếc vì đường xá xa xôi, tôi không đến dự được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào.

Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia rai hay Ê-đê, Xê-đăng hay Ba- na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau.

Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu giấy liên lạc, hai là vì có kẻ xúi giục chia rẽ chúng ta.

Ngày nay nước Việt Nam là nước của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “NHA DÂN TỘC THIỂU SỐ” để săn sóc cho tất cả các đồng bào.

Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải ĐOÀN KÊT chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta” [20, tr.249].

Miền Nam nói chung và Tây Nguyên – Trường Sơn nói riêng trong tình cảm Hồ Chí Minh có vị trí đặc biệt. Đó là nơi Người sống những ngày trước khi ra đi tìm đường cứu nước, là nơi Người đã ra đi tìm chân lý về cho dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống giặc Pháp, Mỹ lâu dài, khó khăn, gian khổ của đồng bào khu vực Tây Nguyên- Trường Sơn, hai chữ Bác Hồ đã trở thành linh hồn của mọi sức mạnh, giúp đồng bào, đồng chí vượt qua bao thử thách, cam go, ác liệt của cuộc chiến tranh không cân sức giữa ta và địch. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên- Trường Sơn chưa được gặp chủ tịch Hồ Chí Minh lần nào ( trừ một số ra Bắc tập kết có dịp được gặp) nhưng trong cuộc chiến tranh ác liệt đó, chỉ qua tên gọi, qua tấm hình hiếm hoi của Bác Hồ…cũng đủ trở thành niềm tin và sức mạnh tinh thần vô biên đối với đồng bào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người đã đặt nền móng, củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tình đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số và đoàn kết của từng dân tộc thiểu số trong thời đại mới. Tháng 6 năm 1946,

trước khi lên đường đi Pháp, Hồ Chủ tịch đã gửi thư cho đồng bào Nam Bộ nói riêng và miền Nam nói chung. Đặc biệt qua thư này, chúng ta thấy Người đã trình bày cho đồng bào thấy rõ quan niệm đoàn kết của mình.

Người viết: “ Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón dài ngón ngắn. Nhưng dài ngắn đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của Tổ tiên ta. Vậy nên phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang” [20, tr.280]

Bên cạnh đó Người vẫn nhắc nhở không mệt mỏi, kiên trì tình đoàn kết đối với đồng bào, đồng chí Tây Nguyên và đồng bào cả nước. Vì có đoàn kết mới có thể đem lại sức mạnh to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nhân dân Việt Nam.

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, tư tưởng đoàn kết

Một phần của tài liệu Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 59)