Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 77)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2.Một số giải pháp

các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay

Trong quá khứ, hiện tại và tương lai, vấn đề dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Công tác dân tộc và công tác tôn giáo lại có quan hệ rất chặt chẽ với nhau và liên quan tới nhiều lĩnh vực, đến lợi ích quốc gia. Để giải quyết vấn đề dân tộc cùng với vấn đề tôn giáo đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, làm thế nào để đưa ra được các giải pháp đúng đắn và hợp lý nhằm tạo quan hệ dân tộc gắn với vấn đề tôn giáo trong một quốc gia đa dân tộc để các dân tộc cùng đoàn kết, cùng phát triển, chống lại âm mưu đòi ly khai, tự trị là vấn đề hết sức phức tạp không riêng chỉ ở Lâm Đồng mà đòi hỏi cả nước phải quan tâm.

Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các dân tộc ở Lâm Đồng ( nói riêng) và các dân tộc trong cả nước nói chung chúng ta mới tập hợp, đoàn kết được các dân tộc, thúc đẩy xã hội phát triển, duy trì thống nhất đất nước và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Mục đích đoàn kết các dân tộc:

Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục đoàn kết các dân tộc, phát huy

tinh thần dân tộc, coi chủ nghĩa yêu nước là hạt nhân, làm cho tư tưởng dân tộc đa số và dân tộc thiểu số không tách rời nhau, ngày càng đoàn kết, gắn bó sâu sắc.

Hai là, tuyên truyền vận động đồng bào đoàn kết dưới sự lãnh đạo của

Đảng, cùng nhau thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Kiên quyết tấn công và phòng ngừa các hoạt động chia rẽ, li khai, phá hoại của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để chống phá và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ba là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách dân tộc nói chung và

Bốn là, kiện toàn bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc, tạo điều kiện cho các địa phương miền núi giao lưu với nước ngoài và các đại phương khác trong nước.

Một số giải pháp cụ thể nhằm phát huy và tăng cường tinh thần đoàn kết

các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay

Về chính trị:

Một là, đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng bộ

và Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Lâm Đồng cũng như vai trò của các đoàn thể. Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động củaỦy Ban Mặt Trận Tổ Quốc và các cấp tỉnh Lâm Đồng.

Hai là, tăng cường công tác an ninh, quốc phòng vùng dân tộc miền núi,

tập trung giải quyết cơ bản tình trạng bức xúc hiện nay ở một số địa phương trọng điểm.

Ba là, đảm bảo quyền làm chủ của các dân tộc, chú trọng đào tạo, bồi

dưỡng và cất nhắc cán bộ người dân tộc thiểu số, đặc biệt là tầng lớp trẻ, tạo nguồn kế cận tương lai. Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ngày càng có khả năng gánh vác nhiều hơn công việc của địa phương, của quốc gia.

Về kinh tế:

Một là, tập trung nội lực, tăng cường phát triển kinh tế xã hội, xoá đói,

giảm nghèo, nâng cao mức sống cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện tốt công tác quy hoạch.

Hai là, đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, quan tâm đến chất

lượng, đảm bảo khi tốt nghiệp đồng bào có một nghề vững vàng. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề và tiếp nhận người lao động sau khi đã được đào tạo.

Ba là, khuyến khích đồng bào các dân tộc thiểu số chuyển đổi cơ cấu

chức định canh, định cư, mở mang nông nghiệp; phát triển chăn nuôi; phát triển nghề rừng; trồng cây lương thực và cây công nghiệp; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc bao gồm hệ thống “điện, đường, trường, trạm”, tăng cường cho đồng bào tiếp cận với khoa học kỹ thuật...

Về văn hóa:

Một là, tiếp tục khôi phục, phát huy di sản văn hoá lễ hội của người Mạ,

Cơ Ho và Chu Ru, ở đây không phải là ở số lượng mà là ở chất lượng. Thường xuyên tổ chức giao lưu, sinh hoạt văn hóa giữa các dân tộc thiểu số để tạo nên sự liên kết chặt chẽ, tăng cường tình đoàn kết nhất trí trong cộng đồng các dân tộc.

Hai là, tôn trọng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc. Dân tộc thiểu số

nào có sẵn chữ viết rồi thì dùng chữ viết ấy mà dạy trong các trường của họ ở các lớp dưới (cấp 1 trường phổ thông). Đối với dân tộc không có chữ riêng thì dùng chữ quốc ngữ phiên âm tiếng địa phương để dạy họ. Nhưng bất cứ ở cấp 1, trường phổ thông, lớp bình dân học vụ hay lớp bổ túc bình dân, cũng cần dạy kèm tiếng phổ thông và chữ quốc ngữ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ba là, tôn trọng tín ngưỡng, phong tục, tập quán của các dân tộc. Giúp

đỡ các dân tộc thiểu số phát triển những phần tốt đẹp trong phong tục, tập quán cũ và giúp họ tự giác bỏ dần những cái có hại.

Bốn là, cần phát triển những hình thức văn nghệ như thơ, ca, nhạc, nhảy

múa của các dân tộc. Trong công tác tuyên truyền cũng như tổ chức, phải biết lợi dụng những hình thức cũ mà đưa nội dung mới vào cho hợp với tâm lý và trình độ của nhân dân thiểu số. Tổ chức việc trao đổi văn hóa giữa các dân tộc để tăng cường đoàn kết.

Năm là, viết và in những sách nhỏ phản ánh sinh hoạt và đấu tranh của

các dân tộc thiểu số, nêu cao thành tích kháng chiến kiến quốc và truyền thống chống xâm lăng của các dân tộc ấy để giáo dục tinh thần yêu nước và dùng làm tài liệu học tập cho đồng bào thiểu số.

Sáu là, truyên truyền, khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nguồn nước sạch, bỏ dần thói quen sử dụng nguồn nước sông, suối, ao, hồ. Giúp đồng bào miền núi sửa đổi dần cách ăn ở cho sạch sẽ, giáo dục họ biết cách phòng bệnh, chữa bệnh.

Bảy là, vận động cải cách phong tục, tập quán của đồng bào thiểu số

nhưng không nên làm hấp tấp, vội vàng; tuyệt đối không được dùng mệnh lệnh bắt buộc. Phải hết sức thận trọng và tiến hành từng bước một.

Về giáo dục:

Một là, tích cực vận động, động viên đồng bào dân tộc thiểu số đưa con

em đến trường

Hai là, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học cho đồng bào dân tộc

vùng sâu, vùng xa nhằm duy trì và thực hiện việc phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

Ba là, triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với học sinh, sinh

viên tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bốn là, đầu tư các sân chơi, khu vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em

vùng dân tộc thiểu số.

Về lĩnh vực tôn giáo:

Một là, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do

tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, quyền theo và không theo tôn giáo nào.

Hai là, đảm bảo cho đồng bào có đạo được sinh hoạt tôn giáo bình

thường, đẩy mạnh cuộc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo đến các vùng giáo dân. Tăng cường công tác vận động, phân tích cho đồng bào phân biệt được tín ngưỡng tôn giáo với hủ tục mê tín dị đoan, hoạt động tôn giáo thuần tuý với kẻ địch lợi dụng tôn giáo... đồng thời, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế trong vùng giáo dân.

Động viên toàn dân tích cực tham gia công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phấn đấu mục tiêu: "dân giàu nước mạnh".

Ba là, tạo điều kiện thuận lợi để các chức sắc, nhà tu hành tiến bộ được

tham gia các đoàn thể, tổ chức xã hội. Bảo đảm cho các chức sắc hoạt động tôn giáo thuần tuý không trái với chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước. Các tổ chức giáo hội phải có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc; tôn chỉ mục đích, điều lệ và dưới sự quản lý của nhà nước.

Tiểu kết chƣơng 2

Tư tưởng đoàn kết các dân tộc trong phạm vi quốc gia của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết của Người vì quyền độc lập của dân tộc và tự do cho đồng bào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân và là tấm gương tiêu biểu nhất của khối đoàn kết toàn dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm xuyên suốt trong tư tưởng của Người đối với các dân tộc thiểu số được thể hiện nhất quán trong những chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà nhiều lần Người nhấn mạnh : Trong chính sách đó có hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết các dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào.

Suốt mấy mươi năm trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Đảng và Chính phủ xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, nên đã phát huy sức mạnh của lòng yêu nước, động viên sức người, sức của cho kháng chiến và kiến quốc, phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước nâng cao đời sống đồng bào. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, Bác Hồ luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. Người coi trọng công tác dân vận đồng bào, từ việc tuyên truyền đến giáo dục, giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số để đồng bào có được ý thức đoàn kết và bình đẳng dân tộc, làm cho đồng bào hiểu được sự cần thiết phải xóa bỏ các thành kiến dân tộc, khắc phục những tập tục lạc hậu, chăm lo phát triển sản xuất để từng bước đưa đời sống đồng bào các dân tộc thoát khỏi đói nghèo lạc hậu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan điểm và tình cảm của Người với đồng bào các dân tộc cũng như

đối với nhân dân lao động thật vô cùng sâu nặng. Đó là sự kết tinh và thấm đượm tình thương yêu, kính trọng biết ơn của Bác đối với nhân dân mà cuộc đời Bác từng trải nghiệm và sự nghiệp Người gây dựng. Trước lúc đi xa, trong di chúc Người viết: Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền

núi, bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức, bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất chân thành với Đảng. Người căn dặn Đảng nhiều việc sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi, xong công việc mà Bác đặc biệt quan tâm “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

KẾT LUẬN

Yêu nước và đoàn kết đã trở thành văn hoá truyền thống và sức mạnh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, đặc sắc. Tất cả hoà trộn trong nhau để tạo nên nền văn hoá Việt Nam đa dạng giàu bản sắc. Là quốc gia đa dân tộc nên vấn đề đoàn kết các dân tộc là vấn đề rất quan trọng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên tầm chiến lược. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc là một nội dung, một bộ phận trong chiến lược đại đoàn kết của Người- một đóng góp quan trọng và là di sản cách mạng vô giá của cách mạng nước ta trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc hôm qua và trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

Tư tưởng đoàn kết các dân tộc của Hồ Chí Minh không chỉ là nguyên nhân quan trọng làm nên thành công của cách mạng Việt Nam với tiến trình cách mạng phát triển từ vùng rừng núi với các căn cứ địa tiến đến vùng đồng bằng và đô thị, giải phóng cả nước khỏi ách xâm lược và xây dựng đất nước trong hòa bình. Vùng đồng bào các dân tộc không chỉ là địa bàn hiểm trở “ che bộ đội, vây quân thù” mà còn là căn cứ địa lòng dân vững chắc, chỗ dựa đáng tin cậy cho cách mạng Việt Nam, là nguyên nhân của các nguyên nhân làm nên thắng lợi, đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ, làm nên kỳ tích chống giặc ngoại xâm của thế kỷ XX trong lịch sử dân tộc ta.

Với tư tưởng đoàn kết các dân tộc, Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ thiên tài về quân sự, chính trị, ngoại giao…mà còn trở nên người Cha, người Bác gần gũi của đồng bào các dân tộc, chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim đồng bào từ Bắc vào Nam.

Là vùng đất giàu truyền thống đánh giặc ngoại xâm, đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng luôn ý thức được sức mạnh và nêu cao tinh thần đoàn kết trong kháng chiến cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Lâm Đồng có địa hình tương đối phức tạp, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, sự phân bổ dân cư không đồng đều, đa phần đồng bào dân tộc thiểu số sống phân tán ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc thiểu số với nhau. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Lâm Đồng, tất cả đồng bào dân tộc thiểu số đều đoàn kết một lòng, phấn đấu góp sức của mình trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra.

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng luôn chú trọng thực hiện nhất quán chính sách bình đẳng, đại đoàn kết các dân tộc, quan tâm chăm lo phát triển văn hóa, xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa chung của đất nước.

Nghị quyết Trung ương lần thứ 7, khoá IX của Đảng đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết chúng ta không bao giờ giảm bớt. Chúng ta quyết góp chung lực lượng lại để giữ vững quyền tự do, độc lập của chúng ta.

Tư tưởng, quan điểm về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện giá trị nhân văn cao cả, là sức mạnh vô địch cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng và là nền tảng tư tưởng cho sự phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn khối đại đoàn kết trong thời đại ngày nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bác Hồ với đồng bào dân tộc ( 2006), Nxb. Thông tấn, Hà Nội.

2. Ban Chấp Hành Đảng Bộ tỉnh Lâm Đồng ( 2008): Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng 1930-1975, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Chấp Hành Đảng Bộ tỉnh Lâm Đồng ( 2010): Lịch sử Đảng bộ tỉnh

Lâm Đồng 1975-2005, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương ( 2002): Vấn đề dân tộc và chính sách

dân tộc của Đảng Cộng Sản Việt Nam,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Các tạp chí, báo: Dân tộc học, Lịch sử Đảng, Lao động…

Một phần của tài liệu Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 77)