Đoàn kết các dân tộc để xây dựng quê hương, đất nước

Một phần của tài liệu Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Đoàn kết các dân tộc để xây dựng quê hương, đất nước

Tư tưởng đoàn kết các dân tộc của Hồ Chí Minh đối với đồng bào các dân tộc không chỉ là tình cảm cách mạng, yêu cầu chiến lược trong phương pháp cách mạng để tiến hành công cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam, mà còn là tư tưởng đoàn kết để xây dựng cuộc sống, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời bình. Thấu hiểu sự khó khăn, gian khổ của đồng bào các dân tộc vừa bị đói khổ về vật chất vừa bị chế độ thực dân, phong kiến nô dịch về tinh thần, nên tâm nguyện của Người sau khi hòa bình lập lại là mang đến cơm no, áo ấm, học hành cho đồng bào các dân tộc; xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê hương cách mạng. Song để

thực hiện được mục tiêu đó, thì tinh thần đoàn kết của đồng bào các dân tộc là một nhân tố quan trọng để đi đến thành công.

Trong quá trình lãnh đạo hai cuộc cách mạng, mục tiêu lớn nhất của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chính vì mục tiêu ấy mà Người đã nỗ lực, phấn đấu cả cuộc đời của mình cho sự nghiệp cách mạng. Để có được thắng lợi vẻ vang ấy, một tư tưởng xuyên suốt của Người trong tiến trình cách mạng là cách mạng muốn thắng lợi phải đoàn kết toàn dân tộc, Hồ Chí Minh nhận rõ: “Đoàn kết là sức mạnh, có sức mạnh đoàn kết thì làm việc gì cũng thành công”. Đối với cách mạng Việt Nam, đại đoàn kết dân tộc đã trờ thành chiến lược lớn nhất, bao trùm, xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng, được Hồ Chí Minh khái quát thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Theo Người, đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam được hun đúc, cô đọng trong suốt lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây là một giá trị văn hoá, đồng thời cũng là một nguyên tắc sống còn được thực tiễn lịch sử dân tộc chứng minh. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người luôn coi trọng và khẳng định tầm quan trọng của vấn đề đại đoàn kết các dân tộc, bởi theo Người: “Vì có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được độc lập, tự do”. Ngay từ năm 1942, Người đã chỉ rõ: Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.

Và khi hòa bình đã được lập lại thì tinh thần đoàn kết ấy lại càng được biểu hiện rõ rệt hơn, đoàn kết để cùng nhau gìn giữ nền độc lập nước nhà, đoàn kết để xây dựng quê hương đất nước Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Vì Người hiểu một điều rằng chỉ có đoàn kết thì mới có thể giữ gìn được nền độc

lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và đó cũng là nền móng để xây dựng và phát triển đất nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở đồng bào, cán bộ, chiến sĩ luôn luôn phát huy tinh thần đoàn kết, cùng nhau khắc phục khó khăn nhằm tạo nên sức mạnh trong thời kỳ mới để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Người dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đặc biệt đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trong cuộc nói chuyện với Hội nghị toàn đảng bộ khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu: Các cấp bộ Đảng phải thi hành chính sách dân tộc, thực sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc. Đời sống của đồng bào ít người vùng cao còn nhiều khó khăn. Khu Việt Bắc đã chú ý tới công tác vùng cao, nhưng chưa đúng mức. Từ nay các đảng viên cán bộ trong khu cần thực sự chú ý vận động giúp đỡ đồng bào về công tác sản xuất, văn hóa, vệ sinh phòng bệnh để cho đồng bào vùng cao cải thiện đời sống của mình.

Khi lên thăm đồng bào các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên, ngày 13 tháng 3 năm 1960, Người nói: “ Thái Nguyên là một trong những căn cứ cách mạng và kháng chiến. Trong những năm đấu tranh, đồng bào và cán bộ tỉnh ta có nhiều thành tích đánh giặc và sản xuất. Từ hòa bình lập lại, đồng bào và công nhân, cán bộ đã phát huy truyền thống đoàn kết phấn đấu, khắc phục khó khăn và đạt nhiều thành tích đáng khen” [28, tr.521], sau đó Bác chỉ ra nhiệm vụ trước mắt cho cán bộ và nhân dân trong tỉnh, trong đó có nêu “ Đồng bào Thái Nguyên gồm nhiều dân tộc và sẵn có truyền thống đoàn kết. Nay phải đoàn kết hơn nữa. đoàn kết giữa các dân tộc, giữa đồng bào và lương giáo. Đoàn kết là sức mạnh. Có sức mạnh đoàn kết thì làm việc gì cũng thành công” [28, tr.526].

Sức mạnh Đại đoàn kết, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải được biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất cách mạng dưới sự lãnh

đạo của Đảng Cộng sản kết thành một khối vững chắc trong cuộc đấu tranh cách mạng. Vì thế, Người đã kiên trì, dày công xây dựng, vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở các dân tộc phải được bình đẳng như nhau, sống có tình, có nghĩa với nhau, thương yêu, đùm bọc nhau và phải giúp đỡ nhau như anh em một nhà. Trong khối đoàn kết các dân tộc Việt Nam, Bác Hồ là người đặc biệt quan tâm vun đắp tình hữu ái giữa dân tộc đa số với các dân tộc thiểu số; tình đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số cũng như tình hữu ái, đoàn kết trong từng dân tộc thiểu số. Để đoàn kết và nâng cao đời sống đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm giáo dục và huấn luyện cán bộ từ Trung ương đến địa phương phải chăm lo công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện thật tốt chính sách dân tộc của Đảng. Nói chuyện tại hội nghị cán bộ miền núi năm 1962. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “ Miền núi đất rộng người thưa, tình hình vùng này không giống tình hình vùng khác. Vì vậy, áp dụng chủ trương, chính sách phải thật sát với tình hình thực tế của mỗi nơi. Tuyệt đối chớ rập khuôn, chớ máy móc, chớ nóng vội… Mỗi ngành, mỗi bộ ở Trung ương cần phải nhận rõ phần trách nhiệm của mình đối với miền núi và chú trọng hơn nữa công tác ở miền núi” [29, tr.461].

Người nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên là phải làm gương mẫu trong mọi công tác, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc và không ngừng nâng cao đời sống của đồng bào miền núi” [29, tr.462]. Bên cạnh đó Hồ Chủ tịch cũng thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm do chủ nghĩa cá nhân sinh ra của cán bộ đảng viên, đến nay có thể nói vẫn là bài học cần được quan tâm, suy nghĩ trong bối cảnh tình hình mới. Các khuyết điểm này cũng là nguyên nhân của mất đoàn kết, cần được nhận thức rõ và khắc phục để tiến tới đoàn kết thực sự. Người nói: “ Cán bộ và đảng viên dân tộc thiểu số thì hay tự ti, cho mình

là kém, do đó mà thiếu tinh thần tự động, tiến lên. Một số cán bộ đảng viên thì thiếu tinh thần dũng cảm, hay sợ khó sợ khổ, không muốn nhận những công tác nặng hoặc công tác ở những vùng rẻo cao. Cán bộ quê quán ở Lạng Sơn thì muốn về huyện mình, xã mình. Cán bộ tỉnh khác đến, thì muốn về địa phương mình, do đó mà không yên tâm công tác. Cách làm việc tản mạn, lạc hậu; ai làm việc gì thì chỉ biết việc ấy, không biết phối hợp công việc, giúp đỡ lẫn nhau. Một số cán bộ thì kèn cựa về địa vị, về hưởng thụ, có cán bộ thì lo lắng vớ vẩn về “ tiền đồ”. Các đồng chí ấy phải hiểu rằng: chủ nghĩa xã hội là tiền đề chung của cả dân tộc và trong đó có tiền đồ riêng của mỗi cá nhân. Và bất kỳ làm công việc gì, ở địa vị nào mà làm tròn nhiệm vụ đều là vẻ vang, đều là anh hùng. Để sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm, để trở nên người đày tớ trung thành của nhân dân, người con ưu tú của Đảng, từ nay về sau, các đảng viên và các cho bộ cần thường xuyên ôn lại và giữ cho đúng những tiêu chuẩn của đảng viên” [ 37, tr.135].

Người theo dõi và vui mừng trước những thành công của công cuộc xây dựng cuộc sống mới và phát triển ở các địa phương của đồng bào các dân tộc. Người đã trở lại Cao Bằng ngày 21 tháng 2 năm 1962, sau hai mươi năm kể từ khi Người về nước, năm 1941 và dừng chân đầu tiên ở đó. Người chúc mừng năm mới đồng bào các dân tộc, cán bộ và chiến sĩ thi đua, trong đó Người căn dặn: “ Tỉnh ta có nhiều dân tộc, trước kia bọn thực dân và phong kiến tìm mọi cách để chia rẽ các dân tộc. Chúng làm cho dân tộc này khinh rẽ và oán ghét dân tộc khác. Chúng dễ dàng áp bức bóc lột tất cả dân tộc ta. Ngày nay, chế độ ta là chế độ dân chủ, Đảng và Chính phủ ta chỉ lo phục vụ lợi ích của nhân dân. Đồng bào tất cả các dân tộc, không phân biệt lớn nhỏ, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà, để cùng nhau xây dựng Tổ quốc chung, xây dựng chủ nghĩa xã hội làm cho tất cả các dân tộc được hạnh phúc, ấm no” [29, tr.44]

Đối với đồng bào các dân tộc, sau khi là chủ nhân của một nước Việt Nam độc lập thì Hồ Chí Minh không quên nhắc nhở ý thức đoàn kết. Nếu trước kia, đoàn kết để đánh Nhật, đuổi Tây thì nay với tư cách là “ chủ nước nhà” lại phải tiếp tục đoàn kết để cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trước khi chia tay đồng bào các dân tộc tỉnh Cao Bằng, Hồ Chủ tịch nói:

“ Thưa đồng bào các dân tộc,

Trước đây 20 năm, chúng tôi cùng đồng bào tỉnh nhà hoạt động bí mật, đánh Nhật, đuổi Tây. Ngày nay chúng ta đã đánh đổ thực dân phong kiến, đã giành được độc lập tự do, xây dựng nên một chế độ dân chủ. Tức là tất cả nhân dân các dân tộc thiểu số có quyền làm chủ nước nhà. Tất cả mọi người, mọi dân tộc phải thấm nhuần điều đó. Đã làm chủ thì mọi người, mọi dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ, phải ra sức tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước để xây dựng Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho toàn dân ấm no, nước nhà giàu mạnh; mọi người phải tham gia giữ gìn trật tự, bỏ dần các hủ tục, xây dựng mỹ tục thuần phong” [29, tr.48] .

Bên cạnh đó, vấn đề phát triển của miền núi, của đồng bào các dân tộc luôn được Hồ Chí Minh quan tâm với một tình cảm đặc biệt, một thái độ khoa học khách quan trong nhận thức sự vận động phát triển của tình hình và chỉ đạo, uốn nắn kịp thời đối với cán bộ, Đảng viên, đoàn thanh niên và đồng bào các dân tộc. Ngoài việc chỉ đạo các nội dung hoạt động cụ thể về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, nếp sống vệ sinh, tác phong và phong cách lãnh đạo…có thể nói không lúc nào Hồ Chí Minh không quan tâm đến một nội dung quan trọng, là “ linh hồn” của mọi sự thắng lợi của cách mạng, đó là tư tưởng “đoàn kết” nói chung và “ đoàn kết dân tộc nói riêng”

Khi đến thăm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ ở Yên Châu ( Sơn La), ngày 8 tháng 5 năm 1959, Bác cầm trong tay một bó que, ít người biết Bác định làm gì, Bác hỏi và nhắc lại việc bọn Tây và vua quan luôn có âm mưu chia rẽ đồng bào Kinh, Thái, Puộc, Xá vì muốn làm cho đồng bào yếu đi. Sau hòa bình, đồng bào các dân tộc Kinh, Thái, Mèo, Mán, Xá, Puộc…đều là anh em ruột thịt, một nhà…sau đó, Bác cầm bó que giơ cao cho mọi người cùng thấy rồi vừa lấy ra từng que một vừa nói: “ Đây là đồng bào Kinh, đây là Thái, đây là Mèo, là Xá, là Mán, Mường. Bẻ nó từng cái có gãy không” ( có tiếng trả lời: Dạ được). Bác lại bó nắm que lại, hỏi: “ Bây giờ đoàn kết lại thế này có ai bẻ gãy được không?” ( có tiếng trả lời vang lên: Không, không ạ). Bác vui vẻ gật đầu: “ Chẳng những không ai bẻ gãy được, mà ai bẻ, chúng ta đánh vào đầu nó. Đồng bào phải đoàn kết chặt chẽ như nắm tay này” [28, tr.211]

Trong từng bài nói, bài viết cũng như trong các giai đoạn cách mạng hay trong toàn bộ sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng đoàn kết như một mạch ngầm, xuyên suốt lúc trội lên, khi bình lặng nhưng bền bỉ, kiên trì như những nhịp đập của một cơ thể sống. Người đã lãnh đạo và đoàn kết được các dân tộc Việt Nam thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, kháng chiến thắng lợi và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh. Bên cạnh đó, toàn bộ cuộc đời của Bác còn là hiện thân, một tấm gương tiêu biểu nhất của khối đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết và giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số. Nổi bật nhất là suốt thời gian gần 30 năm, kể từ khi về nước chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam, năm 1941, cho đến khi từ biệt thế giới này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Trung ương Ðảng và Chính phủ luôn luôn quan tâm xây dựng và thực hiện các chính sách đối với đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế, văn hóa, từng bước nâng cao đời sống đồng bào.

Sau hòa bình, việc đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng chế độ mới ở vùng dân tộc được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Một trong những cơ sở đào tạo lúc đó là Trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa

Hòa Bình. Tháng 8 năm 1962, khi đến thăm nhà trường, thăm học sinh và giáo viên, thăm đồng bào các dân tộc, bộ đội, quân dân và cán bộ trong tỉnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ Tỉnh ủy và cán bộ phụ trách nhà trường về các vấn đề: kỷ luật nhà trường, phương pháp lãnh đạo quản lý coi trọng yếu tố dân chủ, nội dung chương trình đào tạo phải thiết thực, quán triệt các nghị quyết của Trung ương về công nghiệp, dạy học và cần quan tâm đến vấn đề nông nghiệp và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có một nội dung quan trọng được Người nêu lên đầu tiên đó vẫn là “ đoàn kết”.

Người nói: “ 1. Các cháu phải đoàn kết, đoàn kết giữa thầy giáo với thầy giáo, giữa thầy giáo với học trò, giữa học trò với học trò, giữa nhà trường, thầy giáo, học trò với đồng bào địa phương. Đoàn kết với đồng bào địa phương, phải tùy khả năng mà giúp đỡ, ví dụ khi mùa màng, khi chống hạn” [29, tr.436]

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người kêu gọi, nhắc nhở đoàn kết trong đồng bào, đồng chí mà còn là hiện thân của sự gần gũi ân cần, của việc thực hiện tư tưởng vĩ đại đó. Có thể nói, bằng nhiều loại “ kênh” khác nhau Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên những ấn tượng sâu sắc, những hiệu quả trong công việc và tình cảm giữa lãnh tụ và quần chúng. Qua những việc làm rất ân cần và tình cảm của Người giúp chúng ta học được từ Người phương pháp vận động, động viên quần chúng, đồng bào chiến sĩ, không phân biệt dân tộc, giai cấp, tôn giáo, đảng phái…

2.4. Vận dụng Tƣ Tƣởng đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh vào tỉnh Lâm Đồng hiện nay

2.4.1. Sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng đoàn kết dân tộc của Hồ Chí

Một phần của tài liệu Xây dựng khối đoàn kết các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)