7. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Khái niệm dân tộc
Khái niệm dân tộc thường được xác định với hai nghĩa cơ bản, dân tộc- tộc người và dân tộc- quốc gia. Tuy nhiên dân tộc ( nation) và tộc người ( ethnic) là những khái niệm có mối liên hệ mật thiết với nhau, tuy thống nhất mà không đồng nhất, giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt cần nhận rõ.
Khi chúng ta đề cập đến Việt Nam, một quốc đa dân tộc chính là đa tộc người. Kết cấu đa tộc người cũng là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Hoặc khi nói: “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, thì dân tộc ở đây nhằm chỉ một quốc gia- dân tộc, như dân tộc Việt Nam, dân tộc Pháp, Trung Quốc…
Một dân tộc hay một quốc gia – dân tộc thường bao gồm nhiều tộc người. Đó là một thực tế lịch sử trong sự hình thành và phát triển của dân tộc và quốc gia – dân tộc.
Khái niệm tộc người (ethnic) mới chỉ xuất hiện vào năm 1898, trong giới khoa học và chỉ sau Chiến tranh thế giới thứ hai mới được sử dụng một cách phổ biến, trên các sách, báo, tạp chí khoa học. Vào năm 1977, khái niệm tộc người mới được ghi trong Hiến pháp Liên bang Xôviết.
Mỗi một quốc gia thường bao gồm nhiều dân tộc – tộc người, trong đó có hai loại hình cộng đồng người cơ bản: loại hình cộng đồng thứ nhất là các dân tộc – tộc người chiếm đa số trong dân cư của một nước; loại hình cộng
đồng thứ hai là các dân tộc – tộc người chiếm thiểu số trong dân cư của một nước
Ở đây, khi nói đến vấn đề đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam là nhằm chỉ các dân tộc cụ thể như: Mạ, K’ ho, Tày, Nùng…và dân tộc mang nghĩa là tộc người.
Dưới góc độ dân tộc – tộc người ( ethnic), dân tộc là khái niệm chỉ một cộng đồng người được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa và nhất là ý thức tự giác tộc người. Cộng đồng người này có thể cùng chung sống trong một quốc gia, hoặc cũng có thể sinh sống ở nhiều quốc gia khác nhau.