Về tổ chức và sinh hoạt làng xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền Huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên (Trang 61)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.2. Về tổ chức và sinh hoạt làng xã

Tư liệu hương ước làng xã cho biết từ sau năm 1735 đến thế kỷ XIX việc bầu chọn Xã trưởng, Lý trưởng đều do ở dân. Quyền lợi của dân làng gắn với trách nhiệm của người đại diện cho mình, do đó, người dân trong làng hết sức quan tâm đến vấn đề này. Vì thế, trong suốt hai thế kỷ XVIII-XIX các làng xã Việt Nam đều thể hiện việc bầu chọn Xã trưởng, Lý trưởng ở trong

hương ước. Bên cạnh đó, hương ước còn có những quy định về việc bầu các thành viên khác trong bộ máy hành chính khác như: Xã sử, Xã tư, Xã giám, Xã khán, Trương tuần, Xã tuần, Thôn trưởng ..v.v… và những quy định khác về quyền hạn và nghĩa vụ của các thành viên trong bộ máy hành chính đó.

Cát Lư xã tân lệ ghi rõ: “- Lệ lập các chức sắc chánh phó lệ mục và cai

biện đều do dân giám sát mà bầu ra. Người nào mẫn cán thì thuận tình đồng ý bầu, không được vượt quá thứ vị.

- Nếu có chánh phó lệ mục và cai biện nào thôi việc cũng đều phải có sự thuận tình đồng ý của dân xã xác thực. Người nào cậy giàu có, ỷ thế làm trái lệ định, bản xã sẽ cho ra ngồi chiếu riêng. Còn các hương lệ thì không được phép hỏi đáp.

- Kẻ nào du thủ du thực, thông đồng nhiễu sự, khiến dân mệt mỏi, bản xã sẽ trình sự việc lên trên xin truất thứ vị của người đó, suốt đời không được dự tại đình.

- Chức chánh phó lý ở bản xã nếu khuyết thiếu, dân xã sẽ thuận tình bầu cử, không được tranh giành. Người nào làm trái lệ định thì bản xã không chấp thuận dù cho người đó đã được ứng dịch theo quy định quốc gia cũng phải từ chức. Nếu người nào sợ vất vả, chưa đủ lệ đã bỏ việc, lấy đó làm vinh, sẽ không được ngồi cùng với hội Tư văn và hạng đinh.”

Nội dung của hương ước có những điều khoản liên quan tới cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội trong xóm làng, phường hội. Nó phản ánh các mặt sinh hoạt trong đời sống của làng xã Văn Lâm xưa. Hương ước với các khoản mục về: chính trị, phong tục được dùng để điều chỉnh các quan hệ ứng xử, những quy ước về quan hệ xã hội ngôi thứ trong làng, phẩm hàm, chức tước, tuổi tác, tế lễ trong các dịp lễ tiết, những quy ước về trách nhiệm giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cá nhân với nhau trong làng xã ...Nhìn chung, hương ước

đề cao tinh thần thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng và bảo vệ làng xóm.

Văn bản hương ước phản ánh khá cụ thể các khía cạnh liên quan tới thiết chế tổ chức trong làng, chức năng, quyền hạn và lề lối làm việc của từng tổ chức cũng như các thành viên trong đó, như tổ chức bàn, giáp, ngõ xóm, quan viên chức sắc, những người có vai trò quan trọng nhất định trong sinh hoạt làng xã. Đồng thời cũng phản ánh các mối quan hệ xã hội hay thứ bậc xã hội. Đó là những quy ước về Lão quyền, tức là quyền của người già trong làng; Nam quyền - quyền của nam giới trong sinh hoạt làng xã (chỉ có nam giới mới được vào giáp, mới được ra đình, nam giới mới được coi trọng); Phụ quyền - quyền của người cha trong gia đình chịu trách nhiệm về mọi hành vi của các thành viên trong gia đình; trưởng quyền - quyền theo vị trí ngôi thứ, căn cứ vào phẩm hàm, chức tước, bằng cấp và tài sản. Có thể coi đây là những quan hệ xã hội làng xã theo trục dọc mà nét nổi bật là sự phân biệt giữa "quan viên" và "dân đinh", giữa già và trẻ, giữa trên và dưới, giữa nam và nữ, giữa chính cư và ngụ cư.

Hương ước đã cụ thể hoá những quy định tuổi lên lão, lệ vọng lão, quyền lợi của hạng lão liên quan tới vị thứ ở đình trung. Những quy ước về việc cưới xin, ma chay, bảo vệ an ninh làng xã, nghĩa vụ đối với nhà nước v.v... Vì vậy, hương ước là sự bổ sung, hỗ trợ rất cần thiết cho pháp luật của nhà nước phong kiến khi áp dụng vào thực tiễn. Chẳng hạn hai văn bản khoán lệ cổ của giáp Vân Trung và xã Nhạc Miếu có nhiều điều khoản quy định cụ thể về việc lên lão, khao vọng như điều 19 và 21 trong Cổ khoán xã Nhạc Miếu:

“19. Trong xã có ai đến 50 tuổi làm khao lão thì nộp 1 con lợn, 1 mâm xôi, cau trầu đủ dùng dâng lên đình hành lễ kính Thần.

21. Trong xã có ai trúng Tam trường làm lễ khao 1 con lợn, 1 mâm xôi, cau trầu 250 khẩu, 1 hũ rượu yết lễ Thần, khao dân để được nhập chiếu Tư văn”.

Các hoạt động văn hoá xã hội của tổ chức hành chính và các tổ chức xã hội trong làng có thể gọi là việc làng.Việc làng thường rất nhiều, mỗi làng xã lại có sổ đinh, sổ điền, dựa vào các sổ đó để phân bổ sưu thuế và suất lính để phục vụ nhà nước.

Khi nhà nước định một mức thu sưu thuế đối với làng xã, thường thông báo số lượng và thời hạn thu nạp. Đối tượng phải nộp thuế trong các làng xã là những tráng đinh tuổi từ 18 trở lên. Trừ các bậc lão làng tuổi từ 50 đến 60 tuổi trở lên.

Ruộng đất trong làng xã Bắc Bộ được coi là đối tượng trực tiếp, đầu tiên của quá trình canh tác nông nghiệp. Ruộng đất là vấn đề sống còn của người nông dân từ bao đời nay.Tình hình ruộng đất thời phong kiến trước đây đều được đo đạc, ghi chép cẩn thận trong sổ điền của làng xã. Nhà nước phong kiến nắm giữ sổ điền, hướng dẫn các làng xã phân chia ruộng đất thành 3 loại: Thượng đẳng điền, Trung đẳng điền và Hạ đẳng điền và ấn định 6 năm phân chia lại ruộng đất cho các xã viên để thực hiện việc thu thuế hàng năm.

Trong hương ước thường ghi chép những quy ước về thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và các biện pháp bảo vệ mùa màng mà ít đề cập đến vần đề ruộng công (trừ phần tự điền) ở làng.

Đối với những làng có nghề truyền thống, hương ước có quy định về việc lễ Thánh sư tổ nghề, cỗ bàn, nhập phường, hiếu, hỷ, các quy định về việc mua bán các sản phẩm của nghề đó.

Hương ước của làng xã nào cũng có những quy định về việc thờ tự, tế lễ ở đình, đền của địa phương. Nội dung này rất quan trọng có thể chiếm đa số trang trong hương ước. Bởi hầu hết các làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ đều thờ thần Thành hoàng làng. Người dân cho rằng, thần Thành hoàng làng

là vị thần bản cảnh, có thể che chở, ban phúc cho cả dân làng, nên được thờ phụng rất nghiêm cẩn.

Việc tổ chức lễ hội hàng năm của làng cũng gắn với thần Thành hoàng làng. Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc mùa thu tại đình, đền của địa phương. Lễ hội bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ tiến hành nghi thức tế thần Thành hoàng làng theo đúng tục lệ của làng. Người chủ tế điều hành buổi tế lễ. Các giáp trong làng phải cắt cử người bồi tế, lo giữ trật tự buổi lễ. Mọi người dân đều phải thực hiện quy định để buổi lễ thành công tốt đẹp.

Ngoài việc thờ thần Thành hoàng làng, nhiều làng xã thế kỷ XIX đều có tục thờ Hậu thần, Hậu Phật, Hậu hiền. Hàng năm hội tư văn thường làm lễ tế các vị tiên hiền vào hai dịp xuân tế và thu tế. Còn nhiều loại tế lễ khác diễn ra khắp 4 mùa trong năm như: Lễ Thượng nguyên, Thanh minh, Hạ điền, Đoan ngọ, Thượng điền, Trung nguyên (Tết Vu lan báo hiếu)...Tất cả đều được thể hiện trong hương ước. Thông qua các điều khoản của hương ước, những thuần phong mỹ tục, những tập quán tốt đẹp của làng xóm ngày một hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền Huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)