Những quy ước về việc khuyến học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền Huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên (Trang 49)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.6.Những quy ước về việc khuyến học

Khuyến học cũng là một trong những nội dung hương ước đề cập đặc biệt là đối với các làng có truyền thống học hành, thi cử. Như bao làng quê khác, người Văn Lâm coi trọng việc học và khuyến khích những người theo con đường văn chương khoa cử. Họ có những chính sách ưu tiên, giúp đỡ, hỗ trợ như Tục lệ hai thôn Đồng Cầu, Đại Bi của xã Đại Đồng ghi danh sách những người góp tiền, ruộng chu cấp cho người đi học. Người có học, đỗ đạt trong các kì khoa cử được dân làng trọng vọng, “ai thi đỗ, văn võ cập đệ, ân tứ vinh quy và tạp giai văn võ quan viên đặc ân được ban cáo sắc, thì dân xã cắt cử trung nam vác cừ, gióng trống nghênh tiếp để thêm trọng sự”, thậm chí

có người sau khi mất được phụng thờ tại đền. (Tục lệ xã Hành Lạc thuộc tổng Như Quỳnh, AF a3/80; Tục lệ 1 giáp 3 thôn, 3 xã thuộc tổng Thái Lạc, AF a3/85).

Tục lệ thôn Lộng Thượng, xã Lộng Đình, tổng Đại Từ ghi rõ:

“- Lệ tiên chỉ thì hàng văn bậc tiến sĩ, hàng võ bậc quận công được dành cho 1 vị trí tại đình, cỗ 1 bàn, thủ lợn 1 miếng (không câu nệ lễ tiết nào, hễ có thịt lợn đen là làm theo lệ), cau 3 quả. Những người hàng văn đỗ khoa trường, hàng võ có phẩm trật và chánh tổng cũng được ngồi cùng lão bàn, được nhận 1 miếng thịt cổ lợn, 3 quả cau. Trong thôn có nhiều thân hào sắc mục thì bản thôn chiểu theo phẩm tước, người nào phẩm tước cao nhất sẽ được dự lệ này. Những người còn lại đều được kính biếu 1 khẩu trầu.

- Sau này, có người nào thi cử đỗ đạt hoặc tham dự công việc triều đình được ban thưởng sắc mệnh thì trước hết làm lễ kính thần, thứ đến sắm 1 cơi trầu cau, 100 tiền vàng, 5 thẻ hương dâng lên từ đường cáo yết quan hậu hiền khai khoa làm rạng rỡ đạo của thánh hiền và để người đời sau noi gương, chiêm ngưỡng, phát huy phong tục tốt đẹp.”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu văn bản hương ước cổ truyền Huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên (Trang 49)