7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.1.5. Những quy ước về khuyến nông
Quy ước về khuyến nông nhằm bảo vệ môi trường là những điều lệ mang tính đặc thù của mỗi làng xã. Khoán lệ làng Lạc Đạo quy định: "Nếu có tổ chức lễ hội ở xã Lạc Đạo thì ngày mồng 9 phải rẫy cỏ dọn đường trước, bài trí lễ vật ở các nơi. Ngày mồng 10 lễ hội thì đến sớm ngày 11 đương cai gõ 3 hồi trống ở đình Lỗi Trì. Trùm trưởng, quan viên, trung nam các giáp có mặt đầy đủ cùng bàn bạc về các chuyện giống má gieo cấy và chuyện thiên hạ. Trong ngày hôm ấy, mọi chuyện đều phải hoàn thành. Nếu giáp nào kéo dài đến ngày hôm sau sẽ tróc phạt 1 vò rượu để giữ nghiêm tục lệ".
Một điều lệ khác quy định: "Sớm ngày 12, đương cai quét dọn nội cung sạch sẽ, trải chiếu mới, đem tờ khải, lễ vật, văn cúng chuyển xuống phía dưới, chờ đương cai tẩy trần..." hay hương ước xã Hành Lạc cũng quy định “Phàm cây cối, hoa màu ở lăng miếu, đình đền, chùa quán, đường xá, chợ búa, cầu đò trong xã, nghiêm cấm không được chặt cành... ” Các điều lệ trên cho thấy người xưa đã nhận thức vấn đề bảo vệ môi trường rất quan trọng đối với đời sống con người.
Thủy lợi là một trong những yếu tố quan trọng của sản xuất nông nghiệp vì vậy bảo vệ mương máng là điều rất cần thiết. Điều này được phản ánh trong mục “Cấm phóng cừ khoán” của Tục lệ 2 xã thuộc tổng Thái Lạc hoặc “Nước ruộng trong xã, nếu ai phóng thủy thì tuần phiên đến xem xét cụ
thể, nếu quả đúng sự thực thì phạt người phá bờ tháo nước tiền 5 hào” (Hành
Lạc xã tân lệ, AF a3/80).
Nhằm bảo vệ mùa màng, tiêu diệt loài vật phá hoại, Cát Lư xã cổ lệ có
ghi: “Ngày 21 tháng 7 đương cai chỉnh biện 1 lao rượu khởi xướng việc thu đuổi chuột. Ngày 27 lại chỉnh biện 1 lao rượu cổ động mọi người đánh đuổi chuột, không để chuột phá hoại mùa màng. Ai làm trái sẽ bị phạt.”