Đối với vật liệu xuất kho, Xí nghiệp sử dụng phương pháp tính giá trị vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Trị giá vốn của nguyên vật liệu xuất kho được tính căn cứ vào số xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền cả kỳ, số liệu được thể hiện trên Sổ theo dõi vật tư.
Trị giá vốn vật liệu xuất kho
Số lượng vật liệu xuất kho
Đơn giá bình quân gia quyền Đơn giá
bình quân
Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Ví dụ: Trong tháng 6/2009 có tình hình về nhập xuất của lò xo treo máy
phát điện 24V như sau:
Tồn đầu tháng: Số lượng 5 cái, đơn giá 81.500đ/cái Ngày 02/06 nhập số lượng 10 cái, đơn giá 80.500đ/cái Ngày 06/06 xuất số lượng 4 cái
Ngày 07/06 xuất số lượng 6 cái
Ngày 10/06 nhập số lượng 15 cái, đơn giá 82.000đ/cái Ngày 16/06 xuất số lượng 10 cái
Ngày 27/06 xuất số lượng 3 cái Theo tài liệu trên, ta có:
Đơn giá bình quân
5 x 81.500 + 10 x 80.500 + 15 x 82.000 30
Như vậy, trị giá vốn của lò xo máy phát điện 24V xuất kho cụ thể như sau - Ngày 06/06 là: 4 x 81.417 = 325.668 đồng - Ngày 07/06 là: 6 x 81.417 = 488.502 đồng = x = = = 81.417 đồng
- Ngày 16/06 là: 10 x 81.417 = 814.170 đồng - Ngày 07/06 là: 3 x 81.471 = 244.251 đồng
- Tổng giá trị lò xo máy phát điện trong tháng 06/2009 là: 23 x 81.417 = 1.872.591 đồng.
Nhận xét: Việc tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ có ưu điểm là phản ánh tương đối chính xác giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dựng, đồng thời giúp cho Xí nghiệp giảm nhẹ được khối lượng công việc kế toán ghi chép hàng ngày. Hơn nữa, với sự trợ giúp của kế toán máy, công việc ghi chép của kế toán không bị dồn về cuối tháng như trước kia. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm giảm tính kịp thời của thông tin kế toán.