Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng (Trang 47)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.5 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Các giá trị đa dạng sinh học

Vƣờn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là một trong hai mƣơi tám vƣờn quốc gia nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Khu vực Bidoup – Núi Bà thuộc địa giới hành chính Huyện Lạc Dƣơng Tỉnh Lâm Đồng chiếm gần trọn cao nguyên Langbiang (còn gọi là cao nguyên Lâm Viên). Nơi đây đƣợc các nhà khoa học đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, khu vực rừng mƣa ở Bắc Trung Bộ và cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam). Trong chƣơng trình bảo tồn hệ sinh thái dãy Trƣờng Sơn, khu vực Bidoup - Núi Bà đƣợc xác định nằm trong khối núi chính thuộc Nam Trƣờng Sơn và là khu vực ƣu tiên số một trong công tác bảo tồn (khu vực SA3). 91% diện tích 64.800 ha của VQG BNB là rừng và đất rừng, trong đó, chủ yếu là rừng nguyên sinh với rất nhiều loài động - thực vật khác nhau. Có 1933 loài thực vật có mạch ở VQG BNB, trong đó: 62 loài quý hiếm phân bố trong 29 họ thực vật khác nhau, nằm trong cấp đánh giá về mức độ quý hiếm của sách đỏ Việt Nam năm 2000, Nghị định số 32-2006-NĐ-CP ngày 30.03.2006 của Chính phủ và Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (IUCN) nhƣ Thông đỏ (Taxus wallichiana), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Pơ mu (Fokienia hodginsii),Thông 5 lá Đà Lạt ( Pinus dalatensis), Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) . Riêng về đặc hữu hẹp, đã thống kê đƣợc 91 loài phân bố hẹp ở Lâm Đồng và các vùng phụ cận. Có 28 loài đƣợc la tinh hoá nhƣ mẫu chuẩn gồm: dalatensis có 9 loài, langbianensis có 14 loài, bidoupensis có 5 loài. Động vật có 56 loài (Chiếm 27% tổng số loài trong khu vực) đƣợc ghi trong danh mục các loài động vật quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/04/2003 của Chính phủ. Có 47 loài (chiếm 22.5 % tổng số loài trong khu vực) đƣợc ghi trong sách Đỏ Việt Nam

2007. Có 30 loài (chiếm 14,4% tổng số loài trong khu vực) đƣợc ghi trong danh mục sách Đỏ IUCN (2010) nhƣ Cu li nhỏ ( Nycticebus pygmaeus ), Voọc vá chân đen ( Pygathrix nigripes ), Vƣợn đen má hung ( Hylobates gabriellae ), Gấu chó ( Ursus malayanus ), Gấu ngựa ( Ursus thibetanus ), Báo lửa ( Catopuma temminckii ), Voi ( Elephas maximus ), Sói lửa ( Cuon alpinus ), Bò tót ( Bos gaurus ), Trâu rừng ( Bubalus arnee ), Sơn dƣơng ( Naemorhedus sumatraensis ), Hổ ( Panthera tigris ). Vƣờn quốc gia Bidoup Núi Bà còn đƣợc đánh giá là vƣơng quốc của các loài lan rừng Việt Nam với trên 250 loài.

Các dự án có liên quan: Hiện nay có một số dự án đang và sẽ triển khai các hoạt động trên địa bàn của VQG BNB nhƣ sau:

- Dự án Nâng cao năng lực VQG Bidoup-Núi Bà (VCF) từ nguồn vốn của

Ngân hàng thế giới (WB)

- Dự án Thí điểm Phƣơng pháp quản lý rừng đa mục đích tỉnh Lâm đồng tài

trợ từ Quỹ Hỗ trợ ngành lâm nghiệp (TFF)

- Dự án Đồng quản lý rừng và động vật hoang dã Vƣờn QG Bidoup-Núi Bà

từ nguồn vốn của Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã WWF

- Dƣ̣ án “Tăng cƣờng năng lƣ̣c quản lý dƣ̣a vào cô ̣ ng đồng cho vƣờn quốc gia Bidoup-Núi Bà”

2.1.5.1 Tài nguyên sinh vật

VQG Bidoup-Núi Bà có hệ sinh thái rừng rất điển hình đa dạng, bao gồm: • Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

Đây là kiểu rừng phổ biến của vùng núi Nam Trƣờng Sơn; có diện tích 22.634 ha, chiếm 34,7% tổng diện tích VQG. Rừng phân bố từ độ cao 1000m trở lên.

- Kiểu phụ rừng rêu: Từ độ cao 1.900m trở lên, đỉnh Bidoup, Chƣ Yên Du và giông núi Gia Rích hình thành một kiểu phụ đặc biệt “kiểu phụ rừng rêu”.

- Kiểu phụ rừng lùn: Kiểu rừng lùn chiếm một diện tích hẹp ở trên các đỉnh núi Gia rích, Hòn Giao, Núi Bà, có độ cao từ 2.100 m trở lên, độ dốc lớn, đất bị bào mòn, có đá lộ đầu và có gió mạnh.

Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá kim ẩm á nhiệt đới

Trạng thái này này có diện tích 14.782 ha chiếm 22,7% tổng diện tích VQG, xuất hiện ở độ cao trên 1.000 m trên các sƣờn dốc và phía Đông núi Gia Rích, Bidoup, Chƣ Yên Du và Cổng Trời.

Rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp

Rừng thông ở vùng Bidoup–Núi Bà chủ yếu là Thông ba lá (Pinus kesiya),

chúng chiếm ƣu thế tuyệt đối, hình thành nên những cánh rừng độc đáo nhất và rộng lớn nhất trong cả nƣớc. Kiểu rừng này trong VQG có diện tích là 20.580 ha, chiếm 31,6% diện tích tự nhiên.

Rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng và rừng tre nứa thuần loài

Trạng thái này chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ 1.427ha, chiếm 2,2%. Chúng phân bố trên đỉnh núi ở gần trạm Giang Ly và dọc theo nhánh sông Krông Kno và sông Đak Đom.

Rừng trồng

Rừng trồng trong VQG BNB có diện tích 1.697 ha, chiếm 2,9%, đƣợc trồng từ

chƣơng trình phục hồi sinh tháivới loài cây chính là Thông ba lá (Pinus kesiya).

Các giá trị đa dạng sinh học

Theo tài liệu điều tra đa dạng sinh học VQG BNBđƣợc thực hiện trong Chƣơng trình hỗ trợ đối tác ngành lâm nghiệp do Quỹ Bảo tồn Việt Nam tháng 11 năm 2009. Tài nguyên đa dạng sinh học của VQG BNBbƣớc đầu ghi nhận đƣợc: Hệ động, thực vật ở VQG BNB rất đa dạng, phong phú. Kết quả điều tra cho thấy các loài thú gồm: 10 bộ, 24 họ, 75 loài, lớp chim gồm: 15 bộ, 43 họ và 220 loài; có 76 loài lƣỡng cƣ và bò sát; 06 họ và 22 loài cá; 145 loài bƣớm thuộc 10 họ; Có 9 bộ, 43 họ, 71 giống côn trùng thủy sinh; VQG BNBcó 1.561 loài thực vật có mạch, thuộc 5 ngành, 161 họ và 681 chi,…

2.1.5.2 Địa hình, địa mạo

Trải rộng toàn bộ trên địa hình vùng núi trung bình và núi cao của cao nguyên Đà Lạt, thuộc phần cuối dãy Trƣờng Sơn Nam trên khu vực có độ cao biến động từ 700m tới trên 2.200m, độ cao trung bình 1.500m -1.800m, VQG BNBcó địa hình chia cắt phức tạp với nhiều đỉnh núi cao nhƣ Hòn Giao (2.060m), Lang Biang (2.167m), Chƣ Yên Du (2.051m), Cổng Trời (1.882m),… Đặc biệt, trong đó có đỉnh Bidoup (2.287m) là điểm cao nhất trong VQG, đồng thời cũng là một trong mƣời đỉnh núi cao nhất Việt Nam.Yếu tố địa hình góp phần tạo ra những phong cảnh hấp dẫn đối với hoạt động du lịch ở khu vực VQG BNB.

2.1.5.3 Khí hậu, thuỷ văn Khí hậu

Tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, nhƣng do các yếu tố vị trí địa lý và địa hình chi phối nên khu vực VQG BNB có chế độ khí hậu mang tính chất á nhiệt đới. Do tác động của độ cao nên nền nhiệt độ thấp, dao động từ 16,50C - 20,50C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tới - 10C, quanh năm mát, ẩm. Đây là khu vực có nền nhiệt rất thích hợp cho nghỉ mát, nghỉ dƣỡng.Số giờ nắng lớn, tập trung theo mùa là cơ sở thuận lợi cho việc quan sát vẻ đẹp của phong cảnh tự nhiên trong khu vực nghiên cứu.

Thủy văn

VQG Bidoup - Núi Bà là thƣợng nguồn của một số hệ thống sông lớn, gồm: Sông Đa Dung (Đạ Đờng): Bắt nguồn gần đỉnh núi Chƣ Yan Kao (2.006m) thuộc xã Đạ Long (huyện Lạc Dƣơng); Sông Đa Nhim: Bắt nguồn ở phía Bắc núi Gia Rích (1.923m) thuộc xã Đạ Chais (Lạc Dƣơng). Sông Đa Nhim đổ vào hồ Đơn Dƣơng; Sông Krong No nằm giữa tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Lâm Đồng. Mạng lƣới sông suối trong vùng đã tạo nên sự chia cắt của địa hình, hình thành những thác nƣớc, hẽm vực, tạo nên điều kiện rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch tham quan thắng cảnh thác, du lịch thể thao mạo hiểm,…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)