CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng (Trang 30)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI

1.2.1 Các Vườn quốc gia phát triển du lịch sinh thái trên thế giới

Vƣờn quốc gia YellowStone (Mỹ)

Địa hình nƣớc Mỹ rộng, dài bao gồm biển – núi – hồ - sông mênh mông tít tắp. Máy bay của Hãng American Airline chở hành khách đến Jacson Hole (bang Wyoming, bang rộng thứ 9 của nƣớc Mỹ)... thông thƣờng trên các chuyến bay nội địa, với cuộc hành trình khoảng 2 giờ bay thì phi công cho máy bay bay ở độ cao vừa phải, hành khách có thể quan sát đƣợc dƣới đất trong suốt chuyến bay.Khi máy bay hạ cánh, điều làm những du khách lần đầu đến Wyoming ngạc nhiên đến không ngờ là đƣờng băng đƣợc xây dựng song song với dãy núi trải dài. Sân bay nhƣ một nơi đậu dã chiến với dãy nhà ga làm bằng gỗ và thấp tè nhƣ nơi ở của những ngƣời Eskimo trong mùa đông mà thỉnh thoảng đƣợc mô tả trong những phim thế giới đó đây hoặc trong truyện...

Khách đến đây trong mùa hè thƣờng là trú chân qua đêm ở thị trấn để rồi sáng mai sẽ làm một tour du lịch tham quan Vƣờn quốc gia Grand Teton hay băng qua Teton để đến với Vƣờn quốc gia đầu tiên của thế giới là YellowStone, nơi mà cuối những năm 1990 đã bộc phát cháy rừng trên diện rộng và Tổng thống Bill Clinton lúc bấy giờ đã phải bay về thị sát và chỉ đạo chữa cháy cho rừng, nhƣng vết tích của cuộc cháy rừng vẫn còn, nhiều đám cây cháy và đổ ngả nghiêng trên diện rộng vẫn còn. Ngƣời ta không xê dịch, không tác động vào rừng nguyên sinh mà vẫn để nhƣ nó vốn có.

Hàng năm, du khách có hai dịp để đến với Jacson Hole-Wyoming. Đó là mùa đông để trƣợt tuyết và mùa hè để vào rừng câu cá hoặc xem thú, chứng kiến những mạch nƣớc nóng phun lên từng chặp nhƣ vòi rồng. Khu vực giữa Yellowstone trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai đều nằm dƣới sức mạnh của núi lửa. Cách đây 2 triệu năm rồi 1,3 triệu năm và mới nhất là 640.000 năm, những trận phun núi lửa dữ dội đã xảy ra tại đây. Phần trung tâm của Yellowstone bị sụp, tạo thành miệng núi lửa to khoảng 30 - 45 miles, hoặc những chỗ trũng. Nhiệt nóng của sự phun trào đó vẫn truyền năng lƣợng cho

những mạch nƣớc phun của công viên, những dòng suối nóng, những lỗ phun khí và những vùng lầy. Những thác nƣớc làm nổi bật các đƣờng ranh giới giữa những luồng dung nham và những khu vực ấm. Những ngọn núi lởm chởm đe dọa vùng đồng bằng núi lửa của công viên.

Cuộc sống hoang dã ở Yellowstone rất đa dạng: bò rừng, nai sừng tấm, gấu xám - gấu đen, thiên nga kèn, cá hồi dữ... Các loại thực vật đƣợc sắp xếp từ thực vật gần-sa mạc đến thực vật cỏ núi cao và núi (trên dãy Washburn). Thông Lodgepole chiếm 60% diện tích vƣờn quốc gia và là thành phần chiếm 80% của rừng. Yellowstone trở thành vƣờn quốc gia hàng đầu quốc gia bởi phong cảnh hoặc đời sống hoang dã ở đây. Nhƣng lịch sử của nó lại có đầy ắp ở những câu chuyện cổ tích đầy màu sắc, hoặc những ngƣời thợ săn Jim Bridger và Osborne Russel và những nhà thám hiểm, những thợ chụp hình, những ngƣời vẽ bản đồ. Những bức ảnh của William Henory Jackson và những bức phác họa của Thomas Mora đã tác động đến Quốc hội Hoa Kỳ trong việc thành lập Yellowstone là vƣờn quốc gia đầu tiên trên thế giới vào năm 1872 - khoảng 65 năm sau khi cƣ dân ở vùng giáp ranh là John Colter trở thành ngƣời Mỹ da trắng đầu tiên "xâm nhập" vào vùng đất của ngƣời da đỏ, có nhiều mạch nƣớc nóng phun, có hồ và rừng mênh mông này. Ý tƣởng "vƣờn quốc gia" đã trở thành một mô hình sử dụng đất đai của nhiều quốc gia. Và Yellowstone đã phát triển từ một vùng đất đầy hấp dẫn và là nơi nƣơng náu của thú hoang dã thành nơi bảo tồn sinh quyển và di sản thế giới.

Ở Yellowstone, ngƣời ta chỉ cần bỏ ra 12USD/ngƣời - tiền mua vé ở cửa VQG, khách sẽ đƣợc phát cho bản đồ khu vực Yellowstone và vùng lân cận. Có bản đồ trong tay, khách muốn đi tìm đến khu vực nào thì cứ theo con đƣờng trải nhựa ngang dọc trong các cánh rừng. Nếu cần xem các khe núi nứt và đổ sụp xuống từ hàng vạn hay hàng triệu năm, tạo ra những vách núi lô nhô ăn sâu xuống lòng đất, khách cũng có thể đến đó bằng đƣờng chỉ dẫn và có cả bãi đậu xe ôtô cho khách. Hay nhƣ đến mục kích những đầm nƣớc nóng còn bốc khói, những nơi có đàn trâu rừng, hƣơu nai ra ăn cỏ; nơi có thể câu cá, cắm trại... Nhƣng điều thú vị nhất là du khách đƣợc chứng kiến tận mắt dòng nƣớc nóng phụt ra từ lòng

đất, cao gần 10m ở thung lũng có nhiều đầm nƣớc nóng của Yellowstone. Nơi có dòng nƣớc phụt ra cao nhất trong thung lũng này gọi là Old Faithful (Dòng suối chung thủy, vì cả trăm năm nay, ngày nào cũng vậy, cứ đúng theo giờ quy định thì dòng nƣớc lại phụt lên, một ngày 3 lần).

Gần 300 miles (dặm vuông, 1 miles bằng 1.609km) đƣờng công cộng trong những cánh rừng đã chào đón các loại xe đến đây từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, sau đó là nhƣờng lại cho tuyết phủ. Dù đƣờng mở ra vòng vèo khắp các cánh rừng nhƣng tuyệt đối không có những quán xá mọc lên theo đƣờng nhƣ ở xứ ta. Dân của xứ ngƣời đƣợc giáo dục cách ứng xử với thiên nhiên rất kỹ nên tuyệt đối không có những vụ chặt cây phá rừng hay dẫm đạp, xả rác tùy tiện. Họ vào rừng khi đƣợc phép và tự biết làm gì và không đƣợc phép làm gì. Hệ thống nhà vệ sinh đƣợc xây dựng trong các trạm dừng chân, nơi đó sẽ có cả quày bán đồ lƣu niệm hoặc thức ăn, nƣớc giải khát phục vụ du khách lỡ không đem thực phẩm và nƣớc uống. Những quán nhƣ vậy không nhiều và khách khi đi tham quan VQG đều chủ động mang theo thực phẩm cho mình và gia đình. Vớidu khách đến đây, dù ngƣời Mỹ hay Úc, Đài Loan hay Nhật Bản..., họ ứng xử với thiên nhiên rất đúng mực và trân trọng.

Vƣờn quốc gia Sagarmatha (Nepal)

Công viên quốc gia Sagarmatha của Nepal là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1979. Công viên quốc gia Sagarmatha bao gồm một phần dãy Himalayas và phía Nam của đỉnh Everest, có thể có nhiều ngƣời chƣa từng nghe đến công viên quốc gia Sagarmatha nhƣng không thể không biết đến đỉnh Everest – vốn là nóc nhà của thế giới. Công viên quốc gia Sagarmatha còn bao gồm những dòng sông băng, các thung lũng sâu và đây là nơi cƣ trú cua nhiều loài quý hiếm, nhƣ báo tuyết và gấu trúc…Ngoài ra sự hiện diện của ngƣời Sherpa với nền văn hóa độc đáo của họ càng làm tăng thêm nét độc đáo, đặc sắc của Di sản thiên nhiên này. Độ cao của Công viên quốc gia Sagarmatha là 6.000 m so với mặt nƣớc biển trong khi đỉnh Everest cao 8.848 m. Toàn bộ diện tích của công viên quốc gia Sagarmatha khoảng 124.400 ha gồm cả núi, sông băng và thung lũng.

Công viên nằm tại tỉnh Solu Khumbu của Nepal, nơi có sự hiện diện của tộc ngƣời Sherpa nổi tiếng. Kể từ năm 1976, công viên này đã đƣợc nhiều ngƣời biết đến đặc biệt là những ngƣời yêu thích thiên nhiên. Nhƣng kể từ khi cuộc sống của tộc ngƣời Sherpa đƣợc báo chí thế giới nói đến thì công viên này mới thực sự nổi tiếng. Hiện nay có khoảng 2.500 ngƣời Sherpa vẫn đang sinh sống tại Công viên Sagarmatha, tộc ngƣời này đã sinh sống tại đây đƣợc bốn thế kỷ. Những ngƣời dân Sherpa vẫn tiếp tục truyền thống săn bắn, nuôi trồng đúng với truyền thống sinh hoạt tự nhiên của họ trong suốt những thế kỷ vửa qua.

Nếu đứng từ trên cao sẽ thấy toàn cảnh Công viên quốc gia Sagarmatha vô cùng hùng vĩ. Mây trắng bao phủ, núi non chập chùng, cảnh quan thiên nhiên vô cùng ấn tƣợng. Công viên quốc gia Sagarmatha đƣợc Unesco công nhận Di sản theo các tiêu chí: Công viên quốc gia Sagarmatha có vẻ đẹp tự nhiên với những ngọn núi cao, dòng sông băng, thung lũng sâu và môi trƣờng tự nhiên tuyệt vời. Công viên là nơi cƣ trú của nhiều loài động vật quý hiếm nhƣ báo tuyết, gấu trúc. Bên cạnh đó khu vực này là minh chứng cho một giai đoạn quan trọng của lịch sử tiến hóa của trái đất và là một trong những khu vực địa chất thú vị nhất trên thế giới với núi cao, tầng địa chất trẻ kèm theo dòng chảy của sông băng. Một đặc điểm nữa góp phần làm phong phú cho công viên quốc gia đó là bên cạnh môi trƣờng tự nhiên, đời sống động thực vật phong phú, cảnh quan tuyệt đẹp thì nơi đây còn là nơi sinh sống của tộc ngƣời Sherpa.

Ngoài tiêu chí trên thì Công viên Sagarmatha còn đƣợc công nhận bởi tính toàn vẹn của nó. Ranh giới phía Bắc của di sản đƣợc xác định bởi sự chia cắt dãy Himalaya, chạy theo dãy giữa của khu vực tự trị Tây Tạng và Nepal. Công viên Sagarmatha còn có một vùng đệm bảo vệ để bảo vệ tính toàn vẹn của di sản. Hiện nay, Công viên Sagarmatha là điểm đến tại Nepal thu hút đƣợc khá đông khách thăm quan quốc tế. Năm 1979, số lƣợng khách du lịch đến với công viên chỉ có 3.600 ngƣời thì đến năm 2010 đã tăng lên 25.000 ngƣời. Nguồn thu từ du lịch đã góp phần tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng và nâng cao đời sống của ngƣời dân bản địa. Tuy nhiên việc tăng số lƣợng khách du lịch cũng ảnh hƣởng đến

môi trƣờng sinh thái chung và đe dọa hệ sinh thái, thảm thực vật nơi đây. Bên cạnh đó thấy đƣợc nguồn lợi từ việc kinh doanh du lịch, một số doanh nghiệp đã cho xây những đƣờng mòn dẫn lên núi một cách bất hợp pháp. Rác thải từ các hoạt động du lịch cũng đã và đang là mối đe dọa lớn đối với công viên Sagarmatha. Không chỉ có vậy, việc tăng số lƣợng khách du lịch tăng kéo theo việc nhà hàng, khách sạn cũng gia tăng theo. Nạn chặt phá gỗ trái phép trong rừng làm nhà hàng, khách sạn cũng từ đây mà ngày càng nghiêm trọng.

Ngoài ra, công viên quốc gia Sagarmatha nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế. Rất nhiều chuyên gia và các tình nguyện viên đến từ các tổ chức khác nhau trên thế giới đã đến đây để hỗ trợ Ban quản lý Di sản thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch bảo tồn và phát triển Di sản thiên nhiên này.

1.2.2 Vài nét phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có 30 Vƣờn quốc gia, 61 khu bảo tồn thiên nhiên và 45 khu rừng văn hoá, lịch sử nên Việt Nam có lợi thế hơn nhiều nƣớc trong khu vực trong việc phát triển DLST.

Chiều dài của tuyến du lịch khá thuận tiện về đƣờng bộ, những năm gần đây nhiều đƣờng xá đã đƣợc nâng cấp hoàn chỉnh nhƣ đƣờng quốc lộ mới, đƣờng 32 v.v... Về mặt lƣu trú của du khách cũng có các khách sạn với tiện nghi hiện đại. Nhiều tổ chức lữ hành , phục vụ thông tin liên lạc, quảng bá v.v... các Sở Du lịch, các công ty kinh doanh du lịch về các làng bản, nhân dân địa phƣơng trên tuyến điểm du lịch đã có kinh nghiệm tốt đảm bảo niềm tin gây cảm tình đối với du khách. Tuyến du lịch có thể tổ chức dài từ 4 – 5 ngày đối với toàn tuyến, tuy nhiên có thể tuỳ theo yêu cầu của du khách mà có thể phân thành một tuyến nhất định.

Việt Nam nằm trong vùng châu Á, nơi mà tổ chức du lịch thế giới và nhiều nhà chuyên môn du lịch có tên tuổi đã khẳng dịnh và dự báo rằng sẽ là nơi thu hút nhiều khách du lịch quốc tế nhất cà cũng có nhiều ngƣời đủ điều kiện đi du lịch nhất (500 triệu ngƣời) ở thế kỷ 21.

Hiện nay, số khách du lịch trong nƣớc đã tăng lên tới 35 triệu lƣợt khách.Trong đó có bao nhiêu khách thuộc đối tƣợng DLST? Chƣa có số liệu tin cậy bởi khái niệm DLST chƣa đƣợc quan tâm dẫn đến trong thống kê du lịch chƣa đƣợc thể hiện. Căn cứ vào số khách đến với các vùng thiên nhiên với động cơ hƣởng thụ vào sản phẩm thiên nhiên nhƣ: các vƣờn quốc gia và bảo tồn thiên nhiên, vãn cảnh sông nƣớc, hành trình xuyên Việt, thám không vùng vịnh hay đến các khu tự nhiên Hạ Long, TamCốc – Bích Động … thì tỷ lệ cũng không nhỏ có thể chiếm tới 30 – 40% tổng số khách hàng năm. Tuy nhiên với khái niệm đầy đủ về du DLST vế thứ hai là ý thức, trách nhiêm với việc bảo tồn phát triển DLSTthì chƣa có những tƣ duy, giáo dục tốt về vấn dề này. Với tốc độ đô thị hoá nhƣ hiện nay chất lƣợng cuộc sống ngày càng đƣợc nâng cao và cải thiện…Chắc chắn nhu cầu đi DLST sẽ tăng lên đáng kể, không còn giới hạn ở con số 4 – 5 triệu ngƣời/năm mà có thể lên đến hàng chục triệu ngƣời mỗi năm trong các năm tới đây.

Xét về tiềm năng DLST của nƣớc ta với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đông với chiều dài trên 3200km bờ biển có nhiều, vịnh đảo và những quần thể núi đá vôi, sông, hồ, thác nƣớc, hang động, suối nƣớc nóng, và 3/4 diện tích núi rừng với độ dốc cao…đã tạo cho Việt nam rất phong phú và đa dạng về khí hậu và địa hình địa mạo nên rất giàu về tiềm năng sinh thái cũng nhƣ sự đa dạng sinh thái.

Theo đánh giá của quốc tế, nƣớc ta đứng thứ 16 về sự phong phú, tính đa dạng sinh học, đại diện cho vùng Đông nam Á về sự độc đáo và giàu có về thành phần loài. Mặc dù bị tổn thất về diện tích do nhiều nguyên nhân trong hai thập kỷ qua, nhƣng hệ thực vật vẫn còn khá phong phú về chủng loại.

Tiềm năng và thế mạnh về sự đa dạng sinh thái của Việt nam hấp dẫn du lịch ở các đặc trƣng sinh thái dƣới đây:

- Các vùng núi đá vôi với nhiều dạng hang động nhƣ là một kho tàng cảnh

quan thiên nhiên huyền bí mà trong đó Vịnh Hạ long – di sản thiên nhiên thế giới , động Phong Nha – Kẻ Bàng làm ví dụ.

- Nhiều đảo, vịnh và bãi tắm biển đẹp với các sinh thái dộng vật, thực vật biển phong phú và đa dạng.

- Hệ thống vƣờn bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú về hệ động thực

vật rừng xen kẽ với nhiều dân tộc có ngƣời sinh sống có những bản sắc văn hoá hết sức đa dạng.

- Các vùng sinh thái nông nghiệp đặc trƣng nền văn minh lúa nƣớc nhiều

sông lạch, miệt vƣờn.

Sự đặc hữu về động thực vật là một hấp dẫn đối với DLST mang tính chất nghiên cứu khoa học. Những nhà khoa học có thể đến đây để tìm hiểu những loài động thực vật chỉ có ở Việt nam.

Sự phong phú về hệ sinh thái ở Việt nam sở dĩ có đƣợc là nhờ sự đa dạng về địa hình của đất nƣớc. Sự đa dạng về địa hình kết hợp với sự phong phú về hệ sinh thái đã cho ra đời những sản phẩm, địa điểm DLST hấp dẫn. Hấp dẫn nhất phải kể đến rừng mƣa nhiệt đới Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng, Cát Bà, Ba Bể, Bạch Mã và khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoàng Liên Sơn .

Tuy có tiềm năng to lớn, nhƣng DLST trong phạm vi cả nƣớc nói chung và trong các khu bảo tồn nói riêng còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chƣa có sản phẩm và đối tƣợng phục vụ rõ ràng, chƣa có sự đầu tƣ quảng bá, nghiên cứu thị trƣờng và công nghệ phuc vụ cho DLST, chƣa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp các nghành do vậy mà thực tế là sự đa dạng sinh học đang bị de doạ.

Theo ƣớc tính ở Việt nam có hơn 12000 loài cây, 275 loài động vật có vú, 800

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)