GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLS TE RROR !B OOKMARK NOT DEFINED

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng (Trang 107)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLS TE RROR !B OOKMARK NOT DEFINED

3.3.1 Cải thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vậy chất kỹ thuật hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là những hấp dẫn thứ cấp bổ sung cho các hấp dẫn chính là tài nguyên thiên nhiên của các khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu không có các hấp dẫn thứ cấp này sẽ mất đi một số lƣợng không nhỏ những du khách cần đến chúng nhƣ một điều kiện cho chuyến đi của mình. Tuy nhiên hạ tầng cơ sở cũng nhƣ các phƣơng tiện phuc vụ nên sử dụng công nghệ hợp môi trƣờng và mang tính tự nhiên. Các phƣơng tiện phục vụ nên đƣợc xây dựng từ các nguyên liệu và sử dụng các kiến trúc địa phƣơng, nhƣng không đƣợc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của địa phƣơng. Sử dụng các phƣơng tiện phục vụ mang tính địa phƣơng, ngƣời dân sẽ không cảm thấy nền văn hoá của họ bị chà đạp, mặt khác họ còn có cảm giác nhƣ mình là ngƣời chủ thực sự của diểm du lịch sinh thái. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc tranh thủ sự ủng hộ đối với các hoạt động và dịch vụ du lịch .

Các ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm:

- Thiết kế và xây dựng nơi ăn nghỉ cho khách theo kiểu nhà nghỉ sinh thái.

- Xây dựng các tuyến đƣờng nội bộ, đƣờng mòn thiên nhiên với hệ thống

chỉ dẫn/chỉ báo đầy đủ cả về số lƣợng và nội dung .

- Xây dựng trung tâm đón khách, trung tâm giáo dục môi trƣờng . Hiện tại

vƣờn quốc gia Bạch mã, Cát bà, Cúc phƣơng đã và đang xây dựng trung tâm đón khách, trung tâm giáo dục môi trƣờng nhƣng nội dung trƣng bày còn nghèo nàn.

-

3.3.2 Tăng cường giáo dục môi trường, giải pháp phát triển DLST ở Việt Nam.

Để phát triển du lịch sinh thái ở nƣớc ta cần có những văn bản pháp quy tạo hành lang môi trƣờng pháp lý cho hoạt động DLST cơ hội phát triển, đồng thời nên có những cơ chế, chính sách ƣu đãi dành riêng cho loại hình DLST mới mẻ

mà tiềm năng của nó rất lớn chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả đồng thời cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý và du lịch với các bộ, các nghành, các địa phƣơng quản lý có hiệu quả. Việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên môi trƣờng sinh thái vào mục đích du lịch theo những mục tiêu, định hƣớng đã đề ra.

Giáo dục - đào tạo và tuyên truyền về du lịch sinh thái:

Bằng cách tuyên truyền, giáo dục các vấn đề khúc mắc khác có thể đƣợc dễ dàng tháo gỡ. Chẳng hạn nhƣ giáo dục tuyên truyền đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có thể làm cho họ quan tâm hơn đến việc quy hoạch cho DLST. Đối với họ cần phải không chỉ chú trọng tới lợi ích bảo tồn của DLST mà nên nhấn mạnh đến tiềm lực kinh tế mà DLST có thể mang lại cho bảo tồn. Cũng cần phải lƣu ý họ về tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào các hoạt động của khu bảo tồn.

Đào tạo hướng dẫn viên du lịch nên đƣợc tiến hành chính quy trong các trƣờng địa học, cao đẳng và trung cấp du lịch. Nên ƣu tiên đào tạo các hƣớng dẫn viên địa phƣơng. Tuy nhiên trƣớc mắt nếu ngƣời dân địa phƣơng chƣa có điều kiện tham dự khoá đào tạo chính quy thì các điểm DLST nên tổ chức đào tạo ngắn hạn tại địa phƣơng.

Khách thăm quan là một đối tƣợng giáo dục hiển nhiên. Bản thân giáo dục tại hiện trƣờng cho du khách cũng nằm trong định nghĩa của DLST. Hay nói cách khác giáo dục về thiên nhiên là một phần tạo nên DLST. Những nội dung giáo dục phải phù hợp, giúp du khách liên hệ trực tiếp những điều họ đã từng nghe, từng đọc với những điều mắt thấy tai nghe khi họ đến thăm khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu làm đƣợc việc này du khách sẽ ý thức hơn trong khi tiếp xúc với động vật hoang dã, và họ sẽ thấy chuyến đi của mình bổ ích hơn và sẽ mong muốn trở lại hoặc đến một khu thiên nhiên khác để học những điều tƣơng tự.

Đối với cộng đồng địa phương, chƣơng trình giáo dục phải dựa trên nhiều hình thức, không thể tập trung họ lại, dạy cho họ một mớ lý thuyết về bảo tồn và sự cần thiết của bảo tồn. Nên sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ chẳng hạn nhƣ băng hình, slade, tranh, ảnh, các chƣơng trình biểu diễn văn nghệ, v.v. Giáo dục cộng đồng địa phƣơng trƣớc hết tập trung vào đối tƣợng chủ chốt là những nhà lãnh đạo địa phƣơng (huyên, xã ), những ngƣời có uy tín trong cộng đồng chẳn hạn nhƣ những ngƣời lớn tuổi, những ngƣời có trình độ học vấn nhƣ thầy giáo, những ngƣời đứng đầu các tổ chức đoàn thể quần chúng nhƣ đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân … Nếu có thể tuyên truyền giáo dục cho các đối tƣợng này thì việc giáo dục cho toàn thể cộng đồng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều bởi họ luôn đƣợc dân nghe theo. Nên lấy ngƣời địa phƣơng làm nhà quản lý khu DLST nếu có thể.

Không chỉ giáo dục đối với cộng đồng địa phƣơng nơi có khu bảo tồn thiên nhiên, mà nên có những chƣơng trình giáo dục đối với cộng đồng ngƣời Việt nam nói chung, vì họ là những du khách tương lai của các điểm du lịch sinh

thái. Chƣơng trình giáo dục phải khuyến khích họ và làm cho họ có mong muốn

đƣợc đi du lịch theo hình thức DLST. Đối tƣợng chủ yếu của Việt nam có lẽ là học sinh, sinh viên trong các nhà trƣờng. Họ là những ngƣời thƣờng xuyên tổ chức các chuyến đi thăm quan thiên nhiên, nhƣng nhiều khi chƣa ý thức hết đƣợc vai trò quan trọng của thiên nhiên. Hậu quả những chuyến đi dã ngoại của họ trong các khu thiên nhiên thƣờng là những bãi rác sau khi họ ăn trƣa và nhiều tác động tiêu cực khác. Tuy nhiên, thay đổi hành vi, thói quen của họ cũng không phải là việc dễ dàng làm trong ngày một ngày hai.

Đối với học sinh, sinh viên nên có những chƣơng trình giáo dục du lịch sinh thái kết hợp với giáo trình của nhà trƣờng. Vấn đề này sẽ liên quan đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nên có chƣơng trình giáo dục ngay từ cấp một vì càng nhỏ các em càng dễ tiếp thu hơn đối với những gì đƣợc dạy. Đối với những đối tƣợng lớn hơn nên chỉ lƣu ý họ, thuyết phục họ chứ không nên ra lệnh vì lớp trẻ thƣờng

thích làm trái lời để thể hiên sự trƣởng thành của mình, mặc dù đó không phải là cách tốt nhất để làm vậy.

Không chỉ tuyên truyền, giáo dục đối với ngƣời dân trong nƣớc, cần phải tuyên truyền du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên cho cả đối tƣợng khách nƣớc ngoài. Nên khuyến khích họ sử dụng dịch vụ và mua sản phẩm quà lƣu niêm địa phƣơng, góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng.

Tiếp thị du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên: Mặc dù với những sản phẩm tốt nhất mà không đƣợc đối tƣợng nó phục vụ biết đến thì không thể bán đƣợc sản phẩm đó. Điều này cũng đúng với sản phẩm du lịch sinh thái ở Việt nam. Tiềm năng là vây nhƣng nếu không tiếp thị quảng cáo du lịch sinh thái thì không ai có thể biết đƣợc rằng Việt nam có những địa điểm du lịch sinh thái lý tƣởng. Đó là đối với ngƣời nƣớc ngoài, còn đối với du lịch trong nƣớc những ngƣời đã biết quá rõ hoặc dã đƣợc nghe kể về các điểm thiên nhiên nổi tiếng của nƣớc mình, thì nên chú trọng hơn vào việc tiếp thị, quảng cáo mang tính giáo dục.

3.3.3 Giải pháp về quản lýphát triển du lịch

Nhiệm vụ nâng cao hiệu lực quản lí nhà nƣớc về du lịch cần đƣợc thực hiện với việc thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại VQG BNB. Đối với các dự án phát triển các khu du lịch, công trình quan trọng cần thành lập ban chuẩn bị (kêu gọi, xúc tiến) đầu tƣ, và sau này trở thành các ban quản lí dự án có năng lực, hoạt động hiệu quả.

UBND tỉnh Lâm Đồng sớm chỉ đạo xây dựng và ban hành các văn bản pháp phạm pháp luật về quản lý du lịch (quy chế quản lý các khu du lịch trong tỉnh, quy chế quản lý quy hoạch, quy chế xây dựng các công trình du lịch v.v...) nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn VQG BNB nói riêng.

Tăng cƣờng phối hợp hành động liên ngành và liên vùng (đặc biệt với địa phƣơng trong tiểu vùng du lịch Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ với các trung tâm du lịch là Nha Trang và Buôn Mê Thuột; và với Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm phân phối khách lớn nhất của cả nƣớc) trong việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sinh thái VQG BNB dƣới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh Lâm Đồng để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch nhƣ đầu tƣ phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trƣờng tồn khai thác tài nguyên tự nhiên, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, v.v.

Tăng cƣờng các biện pháp nhằm bảo vệ các giá trị di sản, đặc biệt là các giá trị về cảnh quan, về đa dạng sinh học, về văn hoá truyền thống bản địa trên địa bàn VQG BNB.

Liên quan đến bảo vệ các giá trị tài nguyên tự nhiên cần có điều tra đánh giá “sức chứa” đối với các điểm tài nguyên cụ thể và hoạt động du lịch cần đƣợc quản lý không chỉ bằng các quy định chung mà còn bằng quy định về quản lý “sức chứa” của VQG BNB. Quy định riêng này cần tham khảo kinh nghiệm của một số nƣớc khác trên thế giới và trong khu vực về các chỉ tiêu “sức chứa”. Ví dụ nhƣ : một vài khuyến cáo của các chuyên gia du lịch sinh thái đã cho thấy, ở các điểm du lịch sinh thái, nhất là các điểm có giá trị đa dạng sinh học cao, nhạy cảm với môi trƣờng thì mỗi đoàn khách tham quan không đƣợc quá hai mƣơi ngƣời. Một giờ không đƣợc có quá ba đoàn khách đến dừng chân ở một điểm,... Việc xác định và ban hàng quy định quản lý “sức chứa” sẽ giúp hoạt động quản lý du lịch có hiệu quả hơn, góp phần tích cực giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến các giá trị di sản tự nhiên ở VQG BNB.

Tăng cƣờng hiệu lực quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng thông qua:

- Tổ chức thực hiện tốt trên phạm vi VQG “Quy chế bảo vệ môi trường

tháng 7 năm 2003 của Bộ trƣởng Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thừa uỷ quyền Thủ tƣớng Chính phủ ban hành.

- Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng vào các hoạt động đầu tƣ phát

triển du lịch trên địa bàn VQG, đặc biệt trong công tác quy hoạch phát triển các điểm du lịch, dịch vụ cụ thể với việc thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng. Tăng cƣờng công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên và xây dựng chƣơng trình giáo dục môi trƣờng. Chúng ta thƣờng nhắc đến sự phong phú về tài nguyên hay sự đa dạng sinh học cao của nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, nhƣng khi cần sƣu tầm các tài liệu, báo cáo khoa học thì quả là khó khăn . Các kết quả điều tra nghiên cứu tài nguyên ngoài việc phuc vụ cho công tác quản lý bảo tồn cồn đƣợc sử dụng để soạn thảo các văn bản thuyết minh du lịch. Hiện nay các chƣơng trình giáo dục, diễn giải môi trƣờng còn ngèo nàn vì còn thiếu nhiều thông tin khoa học chính xác của các khu bảo tồn thiên nhiên. Cần phải có chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia của các viên nghiên cứu, các trƣờng đại học vào công tác nghiên cứu diều tra

3.3.4 Giải pháp về cơ chế chính sáchphát triển du lịch

Để đảm bảo việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sinh thái VQG BNB có hiệu quả, góp phần tích cực đối với phát triển du lịch không chỉ của địa phƣơng mà còn của du lịch cả nƣớc, UBND tỉnh Lâm Đồng cần chỉ đạo các ngành chức năng tập trung nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách cơ bản sau:

Cơ chế chính sách về thuế

Trên cơ sở các chính sách chung về thuế của Nhà nƣớc, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu xây dựng một số cơ chế đặc thù của địa phƣơng có thể áp dụng đƣợc đối với du lịch Lâm Đồng nói chung và du lịch VQG BNB nói riêng theo hƣớng ƣu tiên miễn giảm thuế (đặc biệt là thuế sử dụng đất ở những khu vực có điều kiện phát triển khó khăn, nơi mà hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém...); miễn giảm thuế hoặc không thu thuế trong những năm đầu đối với

một số lĩnh vực kinh doanh du lịch có trách nhiệm, gắn với bảo tồn nhƣ du lịch sinh thái, du lịch của cộng đồng.

Ngoài ra cũng cần nghiên cứu xây dựng và đề xuất Chính phủ cho phép áp dụng các cơ chế chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với một số loại tƣ liệu sản xuất trong lĩnh vực du lịch - khách sạn mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc (các thiết bị vui chơi giải trí, máy bảo quản và chế biến thực phẩm, các phƣơng tiện vận chuyển chuyên dùng v.v...) vì đây đƣợc coi là những tƣ liệu sản xuất trong ngành du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao phục vụ khách du lịch.

Cơ chế chính sách về huy động vốn đầu tư

Trên cơ sở Luật pháp của Nhà nƣớc và tình hình thực tế của địa phƣơng, Lâm Đồng có thể tạo mọi điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến với địa phƣơng nói chung và VQG BNB nói riêng. Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ vào các lĩnh vực ƣu tiên (du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa - làng nghề, du lịch sinh thái...);

Một trong những nội dung quan trọng cần nghiên cứu xây dựng của "cơ chế chính sách về huy động vốn đầu tư" là đảm bảo đƣợc sự công bằng và điều hòa lợi ích trong quá trình đầu tƣ khai thác kinh doanh giữa các chủ đầu tƣ (VQG BNB) chủ thể quản lý lãnh thổ hành chính (UBND huyện, xã), chủ thể có quyền sử dụng tài nguyên trong phạm vi VQG (các nhà đầu tƣ) và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng.

Cơ chế chính sách về thị trường

Trên cơ sở các nghiên cứu về thị trƣờng du lịch của Lâm Đồng – Đà Lạt nói chung và VQG Bidoup – Núi Bà nói riêng (nhƣ đã đề cập ở trên) bao gồm cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, các ngành chức năng cần nghiên cứu xây dựng các cơ chế và chính sách thích hợp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của các

thị trƣờng này. Kèm theo đó là các cơ chế chính sách về dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y tế, về các chƣơng trình khuyến mại giá cả (có giá cả ƣu đãi đối với các đoàn du lịch lớn; đối với khách lƣu trú dài ngày; đối với khách là các nhà khoa học, học sinh, sinh viên; đối với những đoàn khách đến vào mùa thấp điểm v.v...) nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi nhất đối với khách du lịch quốc tế khi đến Lâm Đồng – Đà Lạt và VQG Bidoup – Núi Bà.

Chính sách phát triển cộng đồng

Các chính sách đƣợc xây dựng cần tạo đƣợc những điều kiện thuận lợi để cộng đồng sống trong vùng lõi và vùng đệm VQG Bidoup – Núi Bà tham gia một cách tích cực nhất vào hoạt động phát triển du lịch, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cộng đồng địa phƣơng. Ngoài ra cũng cần có chính sách và quy định đối với các tổ chức kinh doanh du lịch để đảm bảo có sự chia sẻ lợi nhuận bằng vật chất cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng (Trang 107)