Giải pháp về quảng bá và tiếp thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng (Trang 117)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3.6 Giải pháp về quảng bá và tiếp thị

Xây dựng tổ chức xúc tiến quảng bá du lịch nói chung và du lịch VQG BNB riêng với tính chuyên nghiệp cao. Tổ chức này có thể độc lập (nếu có điều kiện) hoặc trong cơ quan xúc tiến chung của tỉnh.

Đƣa kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch VQG BNB vào kế hoạch xúc tiến chung của tỉnh và dành nguồn ngân sách tƣơng xứng cho hoạt động quan trọng này;

- Tiến hành nghiên cứu đặc điểm thị trƣờng du lịch trọng điểm của du lịch

VQG BNB để có đƣợc phƣơng thức xúc tiến quảng bá du lịch VQG BNB thể và phù hợp (xây dựng Website du lịch; tờ rơi, tập gấp về du lịch VQG BNB; xây dựng phim quảng bá; tham gia hội chợ, các sự kiện; v.v.) đạt hiệu quả cao nhất.

- Tranh thủ các cơ hội hỗ trợ của Tổng cục Du lịch để tham gia các sự kiện,

các hội chợ du lịch, v.v. nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt với VQG BNB trong nƣớc và quốc tế.

- Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trƣờng trọng điểm (cả trong nƣớc và quốc tế); tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế, đặc biệt của UNESSCO, để xúc tiến quảng bá du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt nói chung và VQG BNB nói riêng có hiệu quả.

- Chú trọng tổ chức các điểm thông tin về du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt với

trọng tâm là du lịch VQG BNB tại các đầu mối giao thông, các địa điểm du lịch chính tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

3.3.7 Giải pháp về hợp tác đầu tư

Dự báo nhu cầu vốn đầu tư

Theo tính toán ngành du lịch sinh thái VQG sẽ cần tổng vốn đầu tƣ trong thời kỳ 2011 – 2015 là khoảng 8 triệu USD, tƣơng đƣơng 152 tỷ VND; và thời kỳ 2016 – 2020 là khoảng 87 triệu USD, tƣơng đƣơng 1.748 tỷ VND. Nhƣ vậy, suốt thời kỳ 2011 - 2020 ngành du lịch sinh thái VQG cần phải đầu tƣ khoảng 95 triệu USD hay 1.900 tỷ VND. Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng để thực hiện theo quy hoạch. Nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc chủ yếu chỉ tập trung đầu tƣ cho quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các điểm tham quan và hoạt động du lịch sinh thái, bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch sinh thái, tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch sinh thái của VQG và của địa phƣơng nói chung. Còn vốn đầu tƣ cho xây dựng sản phảm và dịch vụ du lịch sinh thái nhƣ các khách sạn và nhà nghỉ sinh thái cao cấp, nhà hàng, các khu du lịch sinh thái, các cơ sở dịch vụ du lịch sinh thái khác v.v... thì phải huy động từ các nguồn khác nhƣ vốn vay ngân hàng, vốn xã hội hóa, vốn liên doanh liên kết v.v...

3.3.8 Nâng cao nhận thức xã hội

Nâng cao nhận thức của các đối tượng quản lý

Thực tế cho thấy một bộ phận không nhỏ các nhà quản lý du lịch và các ngành có liên quan chƣa thực sự hiểu rõ lợi ích của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trọng việc thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần vào bảo tồn và phát triển bền vững. Để nâng cao nhận thức của các nhà quản lý cần:

- Tổ chức một số chuyến tham quan đến các khu du lịch, đặc biệt các khu

du lịch ở các VQG, khu BTTN trong nƣớc và khu vực có hoạt động du lịch phát triển để nhận biết lợi ích từ hoạt động du lịch và trao đổi kinh nghiệm về phát triển du lịch

- Tổ chức các lớp buổi tọa đàm về du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững với

sự tham gia của các chuyên gia, các nhà quản lý các địa phƣơng nơi có hoạt động du lịch phát triển;

- Tăng cƣờng thông tin về du lịch cho các nhà quản lý.

Nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch

Mặc dù là những ngƣời có lợi ích từ hoạt động kinh doanh du lịch, tuy nhiên do nhận thức chƣa đầy đủ về du lịch bền vững và đặt lợi ích trƣớc mắt lên trên, trong một số trƣờng hợp nhiều dự án đầu tƣ, nhiều hoạt động kinh doanh du lịch đã có những tác động không nhỏ tới tài nguyên, môi trƣờng, ảnh hƣởng đến phát triển du lịch bền vững. Những ảnh hƣởng này sẽ là không nhỏ đối với các khu vực nhạy cảm ở các khu rừng đặc dụng nhƣ VQG Bidoup – Núi Bà. Chính vì vậy cần thiết phải nâng cao nhận thức của các đối tƣợng này, theo đó:

- Tổ chức các buổi tạo đàm, hội thảo về mối quan hệ giữa phát triển bền

vững với lợi ích của các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Diễn giả tại các buổi thuyết trình này, ngoài các nhà khoa học là chính các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp đã thành công trong hoạt động

đầu tƣ, kinh doanh du lịch gắn với các nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững;

- Tổ chức các chuyến tham quan, trao đổi đến các khu du lịch thành công

trong phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm;

- Tăng cƣờng phổ biến, giải thích các quy định hiện hành liên quan đến đầu

tƣ và quản lý tác động của hoạt động du lịch tại các khu di sản thế giới, các VQG, khu BTTN

Nâng cao nhận thức của cộng đồng vùng đệm VQG về phát triển du lịch:

- VQG cần cung cấp thông tin 2 chiều một cách đầy đủ để cộng đồng hiểu

đƣợc những lợi ích mà du lịch đem lại, đồng thời cũng cảnh báo những tác động tiêu cực mà hoạt động du lịch có thể gây ra. Việc nâng cao nhận thức một cách đầy đủ và có trách nhiệm đối với cộng đồng là hết sức quan trọng để cộng đồng có đƣợc sự hợp tác và cởi mở hơn với các nhà quản lý, phát triển du lịch trong quá trình thực hiện các dự án nơi sinh sống của cộng đồng. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này cần:

- Xây dựng một số chƣơng trình tuyên truyền về du lịch trên các phƣơng

tiện thông tin đại chúng địa phƣơng để nâng cao nhận thức về du lịch trong cộng đồng.

- Công khai hoá các dự án phát triển du lịch trong cộng đồng và khuyến khích sự đóng góp ý kiến của cộng đồng đối với các phƣơng án phát triển du lịch dƣới mọi hình thức.

- Tăng cƣờng phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống đến cộng đồng. Kinh phí dành cho những hoạt động này cần đƣợc hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc hoặc một phần kinh phí trích trực tiếp từ thu nhập du lịch.

TIỂU KẾT

VQG BNB cũng nhƣng những VQG khác ở Việt Nam, đều có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình phát triển DLST. Nhận định đúng đắn những vấn đề này giúo chúng ta dễ dáng tháo gỡ những vƣớng mắc tồn tại, đồng thời phát huy đƣợc những lợi thế trên nhiều phƣơng diện để thúc đẩy phát triển DLST trong thời gian tới.

Tăng cƣờng các biện pháp nhằm bảo vệ các giá trị di sản, đặc biệt là các giá trị về cảnh quan, về đa dạng sinh học, về văn hoá truyền thống bản địa trên địa bàn VQG BNB. Không đƣợc ảnh hƣởng đến chức năng chính của VQG là bảo tồn môi trƣờng và đa dạng sinh học., có trách nhiệm đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn của vƣờn, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phƣơng.

Tuy nhiên việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng ở Lâm Đồng – Đà Lạt nói chung và ở khu vực VQG Bidoup – Núi Bà nói riêng không có nghĩa đơn thuần là cung cấp nguồn vật chất cho sự phát triển cộng đồng. Lợi ích quan trọng và có ý nghĩa lâu dài đối với cộng đồng là thông qua hoạt động phát triển du lịch, cộng đồng sẽ có đƣợc công ăn việc làm mới ổn định với thu nhập cao hơn và nhờ đó sẽ hạn chế đƣợc sức ép của cộng đồng đối với tài nguyên, môi trƣờng du lịch, góp phần tích cực vào phát triển du lịch bền vững. Thông qua những lợi ích cụ thể mà hoạt động phát triển du lịch đem lại, ý thức của mỗi thành viên trong cộng đồng đối với việc ủng hộ du lịch cũng sẽ đƣợc nâng lên, nhờ đó hoạt động phát triển du lịch sẽ thuận lợi và bền vững hơn.

KẾT LUẬN

Phát triển DLST là xu hƣớng chung của tất cả các khu BTTN, công viên quốc gia, vƣờn quốc gia trong nƣớc và trên thế giới. Việc này không những giúp giáo dục cộng đồng về vai trò, chức năng và những giá trị sinh thái, nhân văn mà VQG Bidoup - Núi Bà đang lƣu trữ mà còn đem lại nguồn tài chính không nhỏ để tái đầu tƣ cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại VQG này. Bên cạnh đó phát triển du lịch sinh thái cũng là cơ hội để chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng, nâng cao thu nhập cộng đồng địa phƣơng và giảm sức ép lên tài nguyên rừng. Đề án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái VQG Bidoup - Núi Bà tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đƣợc xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp lý của Nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trƣờng, chức năng và quyền hạn của VQG Bidoup - Núi Bà,… Và đặc biệt là quy chế quản lý các hoạt động

du lịch sinh thái tại các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiêntheo Quyết định

104/2007/QĐ- BNN ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng và tiềm năng, những hạn chế, cơ hội và thách thức trong việc phát triển DLST tại VQG Bidoup - Núi Bà cùng với những dự báo về nhu cầu phát triển du lịch trong tƣơng lai, đề án đã xây dựng nội dung quy hoạch bao gồm quy hoạch về đất rừng; các khu vực ƣu tiên phát triển DLST; các tuyến, điểm du lịch; quy hoạch phát triển hạ tầng; đào tạo nguồn nhân lực,… Để triển khai các nội dung này đề án đã đƣa ra 7 nhóm giải pháp thực hiện nhƣ giải pháp về tổ chức, giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp về vốn, giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực,…

Đề án cũng đã ƣớc tính tổng nguồn vốn để phát triển thành công DLST tại VQG Bidoup - Núi Bà trong giai đoạn 2011 - 2020 là 1.900 tỷ đồng và đƣợc huy động từ các nguồn vốn ngân sách, ODA, FDI và sự đóng góp của các doanh nghiệp và sự sớm thông qua và phê duyệt đề áncủacáccơ quan có thẩm quyền là Dự án

FLITCH, sở VHTT&DL, Sở NN&PTNT, UBND tỉnh Lâm Đồng,... Sau khi đề án đƣợc phê duyệt, kính đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,… có kế hoạch đầu tƣ vốn để triển khai thực hiện, đặc biệt là triển khai các hạng mục ƣu tiên của đề án. Nguồn vốn này sẽ đƣợc phân bổ 27% để xây dựng cơ sở hạ tầng; 52% để đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật; 17% cho phát triển sản phẩm du lịch; 3% cho xúc tiến quảng bá và 1% cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Để triển khai thành công đề án này thì vấn đề cơ sở hạ tầng và con ngƣời phải đi trƣớc một bƣớc, các hạng mục đầu tƣ xây dựng cơ bản, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cũng nhƣ nâng cấp, hoàn thiện tổ chức và nâng cao trình độ cho cán bộ VQG Bidoup - Núi Bà và Trung tâm DLST&GDMT trực thuộc VQG này. Trong giai đoạn đầu triển khai dự án, sự giúp đỡ của Tổng cục du lịch, sở VH- TT-Du lịch tỉnh Lâm Đồng trong việc quảng bá hình ảnh VQG cũng nhƣ giới thiệu du khách cho VQG sẽ đảm bảo sự thành công và tính bền vững trong việc triển khai, đề án cũng đã xây dựng phƣơng án theo dõi, giám sát và đánh giá phát triển DLST tại VQG để có những phân tích, điều chỉnh phù hợp trong thực tế.

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Lâm Đồng giới thiệu cho VQG các tổ chức phát triển du lịch, tổ chức bảo vệ môi trƣờng sinh thái, tổ chức bảo tồn thiên nhiên cũng nhƣ các nhà tài trợ tiềm năng khác để VQG hợp tác, phát triển đề án, các cơ quan có thẩm quyền (VQG, UBND tỉnh Lâm Đồng, UBND huyện) xớm thông qua và phê duyệt Quy chế quản lý du lịch sinh thái cộng đồng cho VQG Bidoup - Núi Bà và Quy chế quản lý du lịch sinh thái cộng đồng cho VQG Bidoup - Núi Bà để làm cơ sở triển khai trong thực tiễn.

Hy vọng rằng việc triển khai thực hiện đề án này trong thực tế sẽ là bƣớc đột phá mới trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng và phát triển du lịch, dịch vụ tại tỉnh Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên, một khu vực có nhiều tiềm năng nhƣng còn chƣa phát triển ở nƣớc ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thúy Anh (Chủ biên), Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa

(2004), Ứng xử trong văn hóa du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Lê Huy Bá (Chủ biên), Thái Lê Nguyên (2006), Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và kỹ thuật.

3. Bộ NN&PTNT (2007), “Báo cáo quy hoạch các khu, điểm du lịch trong

rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương, huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020”, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Dung (2009),Marketing du lịch, Nxb Giao thông Vận tải.

5. Thế Đạt (2003), Du lịch và DLST, Nxb Lao động, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch,

Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Thƣợng Hùng (1998), Phát triển du lịch sinh thái trên quan

điểm phát triển bền vững, Tuyển tập báo cáo Hội thảo về Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội, trang 70 – 76.

8. Đặng Huy Huỳnh (1998), Vai trò đa dạng sinh học trong phát triển du

lịch sinh thái ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo về Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội, trang 89 – 96.

9. Trần Thị Thúy Lan – Nguyễn Đình Quang (2005), Giáo trình Tổng quan

du lịch (Dùng trong các trƣờng THCN), Nxb Hà Nội.

10.Lê Văn Lanh(1998), Du lịch sinh thái và quản lý môi trường ở các vườn

quốc gia Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo về Du lịch sinh thái với phát triểm du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội, tr.96 – 106.

11.Hồ LýLong (2006), Giáo trình tâm lý khách du lịch, Nxb Lao động – Xã

hội, Hà Nội.

12.Nguyễn Văn Lƣu (2009), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà

13.Phạm Trung Lƣơng (Chủ biên), Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh,

Nguyễn Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông (2002),Tài nguyên và môi trường Du

lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục.

14.Phạm Trung Lƣơng (Chủ biên), Đặng Duy Lợi, Nguyễn Ngọc Khánh,

Nguyễn Văn Bình, Vũ Tuấn Cảnh (2000), Du lịch sinh thái – Những vấn

đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.

15.Vũ Đức Minh (1999), Tổng quan về du lịch, Nxb Giáo dục.

16.Nguyễn Trọng Nhân (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái Vườn

quốc gia Tràm chim tỉnh Đồng Tháp, Luận văn Thạc sĩ khoa học Địa lý, Hà Nội.

17.Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc

gia Hà Nội.

18.Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên), Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung,

Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tín, Trần Ngọc Điệp (2010), Địa lý du lịch

Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.

19.VQG Bidoup- Núi Bà (2011), “Nghị quyết chuyên đề số 29/NQ-CBVQG

về Phát triển DLST tại VQG Bidoup - Núi Bà giai đoạn 2011-2013”, Lâm Đồng.

20.UBND tỉnh Lâm Đồng (2011), “Quyết định 496/QĐ- UBND về việc

thành lập Trung tâm DLSTvà giáo dục môi trường trực thuộc VQG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng (Trang 117)