Định hƣớng phát triển ngành du lịch Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại Quảng Ninh (Trang 99)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.Định hƣớng phát triển ngành du lịch Quảng Ninh

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đưa ra quan điểm về phát triển du lịch: " Tạo bước phát triển nhanh, rõ nét về du lịch nhằm khai thác và phát huy tối đa lợi thế Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử

Long, khu di tích danh thắng Yên Tử và các khu di tích lịch sử văn hóa khác để du lịch thực sự là nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh" [3, Tr.119]. Phương hướng phát triển: "Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, hạ tầng cửa khẩu, cảng biển, tài chính... để dịch vụ thực sự là ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của tỉnh trong những năm tới. Phát triển tuyến du lịch Uông Bí, Hạ Long,Vân Đồn, Móng Cái. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ du lịch Vịnh Hạ Long, phát triển du lịch về phía Hòn Gai. Hình thành các khu du lịch sinh thái biển cao cấp, du lịch văn hóa và đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, Khu di tích danh thắng Yên Tử, Khu Di tích lịch sử Bạch Đằng. Phấn đấu tới năm 2015 đón 6,9 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 3,3 triệu lượt khách quốc tế" [3, Tr.119].

Nghị quyết 08- NQ/TU ngày 30/11/2001 về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 - 2010 và Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 3/3/2005 về đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 của Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh, du lịch Quảng Ninh đã được định hướng phát triển như sau:

Thứ nhất, Phát huy triệt để các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch

tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có, giữ vững và đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch lớn, hiện đại ở trong nước và khu vực vào năm 2015. Phát triển du lịch là nhiệm vụ, trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân. Cần huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch có sự quản lý thống nhất của nhà nước.

Thứ hai, Phát triển du lịch Quảng Ninh phải đặt trong mối quan hệ với

hỗ trợ, tác động nhau cùng phát triển, bảo vệ môi trường, bảo vệ giá trị di sản, tài nguyên sinh thái và phát triển bền vững.

Thứ ba, Phát triển du lịch phải đi đôi và gắn liền với đảm bảo an ninh trật

tự, an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Trên cơ sở những định hướng phát triển ngành du lịch nêu trên, giai đoạn tiếp theo đòi hỏi du lịch Quảng Ninh phải tiếp tục đổi mới không ngừng, cần có các giải pháp “đột phá” nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, chú trọng đầu tư phát triển sản phẩm có hàm lượng và nội dung văn hoá cao trong hoạt động du lịch. Bên cạnh việc duy trì thị trường khách du lịch truyền thống, cần quan tâm mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác quốc tế. Đặc biệt quan tâm tới quy hoạch và kế hoạch chiến lược phát triển sản phẩm du lịch để tạo ra sự gắn kết các tuyến, điểm du lịch. Chú trọng chất lượng đầu tư, khuyến khích các Tập đoàn du lịch lớn có thương hiệu quốc tế đầu tư và quản lý các hoạt động du lịch. Nâng cao năng lực cạnh tranh cả cấp độ nhà nước và cấp độ doanh nghiệp tương xứng với yêu cầu phát triển ngành trong tình hình mới. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong hoạt động quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và nhân dân về phát triển du lịch. Tích cực và chủ động hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2015 du lịch Quảng Ninh đón 6,9 triệu lượt khách, trong đó có 3,3 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu 6.800 tỷ, du lịch Quảng Ninh cần phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân hàng năm là 6,23%, trong đó khách quốc tế là 7,5%, doanh thu 13,8% và có những giải pháp mang tính “đột phá” để tạo ra sự phát triển du lịch.

Dự báo du lịch đến năm 2015 như sau: Các thị trường quốc tế mục tiêu gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, các nước Châu Âu, và khu

vực ASEAN. Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí: Cơ sở vui chơi giải trí, thể thao nước (đua thuyền, tàu lượn...) cao cấp tại Vân Đồn – Bái Tử Long, Móng Cái – Trà Cổ - Vĩnh Thực. Hệ thống sân golf: Sân golf tại Trà Cổ (sân golf Vĩnh Thuận), Vân Đồn (sân golf Ao Tiên), sân golf Yên Lập, sân gof Tuần Châu, sân golf đảo Vạn Cảnh, sân golf hồ Yên Trung, sân golf khu đô thị du lịch sinh thái, văn hóa Hạ Long. Đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng du lịch và hệ thống hậu cần phục vụ loại hình du lịch tàu biển ở các khu vực Hạ Long, Vân Đồn - Bái Tử Long, Móng Cái - Trà Cổ - Vĩnh Thực. Đầu tư, nâng cấp trung tâm thương mại, hội nghị hội thảo tại Hạ Long, Bãi Cháy, Tuần Châu, Móng Cái, Uông Bí, Vân Đồn. Nâng cấp chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đặc biệt khu vực Vân Đồn - Bái Tử Long (Dự án cấp điện trên các đảo, dự án cảng, đường giao thông du lịch,...). Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch đến năm 2015: Ngành du lịch Quảng Ninh cần 34.000 lao động trực tiếp, 75.000 lao động gián tiếp, tổng nhu cầu là 109.000 lao động. Tốc độ tăng trưởng bình quân 2011 – 2015 là 30,1%.

Một phần của tài liệu Hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại Quảng Ninh (Trang 99)